VicoTas
Câu hỏi
avatar ngyenvanminh
31/05/2013 18:58

Hỏi về bệnh mề đay - Nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị?

Cháu đi khám và được chuẩn đoán "mề đay vô căn mãn tính" bác sĩ cho cháu hỏi có thuốc trị dứt điểm bệnh nay không?

Danh sách câu trả lời (4)
avatar topdaica000 31/05/2013 18:58

bạn dùng mật và da con kỳ đà uống sẻ khỏi

avatar hoanganh 31/05/2013 18:58
Mề đay là một biểu hiện dị ứng xảy ra ở da, thường gặp ở người trẻ. Triệu chứng của bệnh mề đay là sẩn hoặc mảng phù màu hồng hoặc đỏ nhô cao trên mặt da kèm theo ngứa nhiều, bệnh phát ra và kéo dài từ vài phút đến vài giờ rồi tự biến mất đi, nhưng ngày sau đó thường phát lại, nhất là vào ban đêm. Số lượng tổn thương thay đổi khác nhau, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, khi biến mất thường không để lại dấu vết. Tuy nhiên, trong dạng mề đay xuất huyết thì sau khi mề đay lặn đi còn để lại vết đen lâu dài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra mề đay: do yếu tố vật lý như cọ xát, chấn thương, do lạnh, nắng, do vận động thể lực. Do tiếp xúc: như tiếp xúc một chất nào đó ở da, do hít qua đường hô hấp, do côn trùng, vi trùng. Do thuốc men, ký sinh trùng bên trong cơ thể. Do bệnh hệ thống như bệnh luput đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng. Có nhiều trường hợp khó xác định nguyên nhân.
Chữa trị: Tìm ra và loại trừ nguyên nhân gây ra mề đay. Uống thuốc kháng dị ứng theo hướng dẫn của dược sĩ bán thuốc. Uống thuốc trước khi nổi mề đay khoảng 1-2 giờ mới có thể ngăn chặn cơn mề đay tiếp theo. Trường hợp bị mề đay kéo dài thì đi khám bệnh. Trường hợp bị mề đay nặng kèm theo phù mặt, mắt, môi, khó thở, đau bụng thì nhập viện để xử trí cấp cứu.
avatar trinh9240 31/05/2013 18:58
Bạn vào blog này nha.Có nhiều thông tin cho bạn tham khảo đấy
http://vn.myblog.yahoo.com/benhmeday
Chúc bạn vui vẻ
avatar gioi 31/05/2013 18:58
Bệnh nổi mề đay xảy ra trên 20% dân số, nghĩa là trong đời họ có một lần nổi mề đay. Bệnh mề đay xảy ra thường ở bệnh nhân có thể tạng dị ứng (atopic patients). Đa số trường hợp xảy ra cấp tính kéo dài vài giờ đến vài tuần. Một số cá nhân có thể chẩn đoán được bệnh và nhận thức rằng bệnh tự giới hạn (self – limited condition). Người bệnh không tìm đến sự chăm sóc về y tế.

Nguyên nhân: trong bệnh mề đay, sự dãn mạch máu, gia tăng tính thấm thành mạch, sự thoát dịch của mạch và protein là do histamin. Histamin làm trung gian trong nhiều loại đáp ứng ở mô và tế bào. Nó cũng là một chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong bệnh mề đay. Ngoài ra một số chất vận mạch như leucotrienes, prostaglandins, kinins và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng có một số vai trò, đang được đầu tư nghiên cứu tích cực. Còn một loại mề đay do cơ chế không miễn dịch. Cơ chế của mề đay này gồm rối loạn bổ thể, biến đổi chuyển hóa acid arachidonic và các tác nhân tác động trực tiếp trên dưỡng bào (tế bào mast).

Mè đay cấp do miễn dịch IgE được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh huyết thanh, sốc phản vệ hay dị ứng phản ứng lại nhiễm trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiễm ký sinh trùng và thuốc qua nhiều đường như tiêu hóa, hô hấp, truyền dịch, chích ngừa hay phẫu thuật.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn bao gồm viêm gan siêu vi B và C, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm da, áp xe răng và viêm xoang. Ngoài ra mề đay còn nguyên nhân vật lý: mề đay do lạnh, nước, nắng, vận động gắng sức...

Trong 70% trường hợp mà nguyên nhân không rõ, mặc dù với những phương pháp chẩn đoán toàn diện ta cũng không xác định được nguyên nhân. Vì thế bệnh này gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn.

Triệu chứng: thương tổn căn bản sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng chung quanh, giới hạn rõ, tròn, cong queo hình đa cung. Sang thương phù nhiều thì có trung tâm màu trắng. Ngứa dữ dội ở sang thương là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Những cảm giác về châm, chích cũng được bệnh nhân diễn tả. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, cùng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. Khi lành bệnh không để lại sắc tố trên da (sạm da).Mỗi khi sẩn phù ăn vào chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao qui đầu, các niêm mạc thì lan nhanh chóng và rất nguy hiểm, đôi khi có bọng nước. Mề đay nổi trong vòng sáu tuần được gọi là mề đay (Acute urticaria).

Nếu mề đay nổi hơn sáu tuần được gọi là mề đay mãn, nguyên nhân thường không được biết.

Mề đay mãn tính nhiều năm, gây ngứa ngáy và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Ngườ lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính.

Cách chữa trị:

- Chẩn đoán bệnh: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh sử và làm xét nghiệm trong trường hợp mề đay mãn tính bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo (collagen), huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil.

- Điều trị mề đay: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh (cá biển, phấn hoa, thuốc sulphamide...) phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin (là một phương pháp được chấp thuận rộng rãi với các chuyên gia ngoài da) cho tới khi bệnh tự khỏi. Khi có triệu chứng phù họng, thanh quản đi kèm tiêm adrenalin dưới da (0.03mg – 0.05 mg trong dung dịch pha loãng 1/1000). Khi có thắt phế quản kéo dài thì phả truyền tĩnh mạch aminophyllin và dùng thuốc dạn phế quản dạng khí dung.

Điều trị bằng corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục 30mg prednisolone/ngày và giảm liều dần trong 3 – 7 ngày.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Link Thực phẩm tốt cho người bị đau cột sống lưng

Đăng lúc: 18:58 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Nguyễn Văn Siêu Cứ ăn no là bụng to ra?

Đăng lúc: 18:58 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mình mún mua 1 chiếc máy đo huyết áp dùng ở nhà, bác nào bít thì chỉ giùm mua loại nào với

Đăng lúc: 18:58 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Các cách đơn giản chữa đau lưng?

Đăng lúc: 18:58 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho mình hỏi về bệnh não bộ..xin cho mình ý kiến nha

Đăng lúc: 18:58 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Điều trị bệnh Huyết trắng như thế nào?

Đăng lúc: 18:58 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đau thắt ngực do đâu?

Đăng lúc: 18:58 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Em bị rong kinh khoảng 10ngay kinh có màu đen, ra ít . em có bị sao không. em 21 tuổi?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi 32 tuổi, cao 1m65, nặng 68kg, bị chứng đau lưng hơn tháng nay, khi đau nhiều không khom xuống được.Xin chỉ cho tôi cách chữa trị hiệu quả với??

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm sao để Phòng chống bệnh tim và tai biến ở người cao tuổi?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách loại bỏ chứng ợ nóng?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Quan hệ bên ngoài có lây bệnh sùi mào gà không ?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Kinh nguyệt không đều ở bạn gái tuổi dậy thì

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm sao để phân biệt bệnh lậu và giang mai bây giờ nhỉ ?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mình hay bị ợ chua thì nguyên nhân do đâu?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nổi mề đay vao mùa hè?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Đức Việt MÌNH THƯỜNG HAY NỔI NHỮNG HỘT NHỎ LI TI RẤT NGỨA VÀ KHÓ CHỊU

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non là gì?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm sao biết trẻ em bị tiểu đường?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Củ Chuối Đau bụng dưới bên phải và đau lưng là bệnh gì?

Đăng lúc: 18:57 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip