Câu hỏi

21/05/2013 11:14
Hỏi về BHYT? Trước đây công ty không đóng bảo hiểm giờ làm sao đóng lại những năm trước đó
Tôi làm việc cho doanh nghiệp tư nhân từ năm 1990, nhưng đến năm 2005 công ty mới mua bảo hiểm cho tôi ( từ trước 2005 doanh nghiệp là cơ sở, sau năm 2005 doanh nghiệp thành lập công ty tnhh), Bây giờ tôi muốn mua bảo hiểm từ năm 2005 trở về 1990, thì tôi cần những thủ tục gì? và cách thực hiện như thế nào? và nếu mua được thì tôi tự mua hay tôi có quyền yêu cầu công ty mua bảo hiểm bổ sung cho tôi từ 2005 trở về trước được không?
XIn giúp tôi câu hỏi này, tôi xin chân thành cảm ơn!
bombeo113
21/05/2013 11:14
XIn giúp tôi câu hỏi này, tôi xin chân thành cảm ơn!
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 22.6.2007 của BHXH Việt Nam thì trường hợp của bạn công ty phải truy đóng BHXH cho người lao động. Cụ thể
1. Các trường hợp phải truy đóng, bao gồm:
1.1. Không đóng BHXH.
1.2. Đóng không đúng thời gian quy định.
1.3. Đóng không đúng mức quy định tại mục I phần này.
1.4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
2. Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.
- Điều kiện truy đóng: Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến thời gian truy đóng BHXH.
-Thủ tục truy đóng.
1. Người sử dụng lao động: Lập "Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc" (Mẫu số 04-TBH) và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH.
.2. Cơ quan BHXH: Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng; mức truy đóng là 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có) tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.
3. Trong thời gian phải truy đóng nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động.
4. Số tiền BHXH, BHYT phải truy đóng được nộp vào quỹ BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1. Các trường hợp phải truy đóng, bao gồm:
1.1. Không đóng BHXH.
1.2. Đóng không đúng thời gian quy định.
1.3. Đóng không đúng mức quy định tại mục I phần này.
1.4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
2. Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.
- Điều kiện truy đóng: Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến thời gian truy đóng BHXH.
-Thủ tục truy đóng.
1. Người sử dụng lao động: Lập "Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc" (Mẫu số 04-TBH) và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH.
.2. Cơ quan BHXH: Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng; mức truy đóng là 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có) tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.
3. Trong thời gian phải truy đóng nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động.
4. Số tiền BHXH, BHYT phải truy đóng được nộp vào quỹ BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip