Câu hỏi

21/05/2013 13:30
Hỏi về việc đòi quyền nuôi con với gia đình chồng cũ?
“Chúng tôi kết hôn khi cô ấy đã có con riêng, cháu bé do bên nội nuôi. Nay vợ tôi muốn đón bé về sống cùng nhưng gia đình bên nội cháu bé không đồng ý. Xin hỏi vợ tôi có quyền đòi nuôi con không?”.
loveyou
21/05/2013 13:30
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình thì: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Theo quy định này thì vợ bạn có quyền và cũng có nghĩa vụ chăm sóc con nên hoàn toàn có quyền đón con về nuôi cùng với mình. Gia đình bên nội cháu bé không có quyền ngăn cản việc cháu bé về sống cùng với mẹ đẻ.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về quyền nuôi con với cha cháu bé và hai bên không thỏa thuận được thì vợ bạn có quyền khởi kiện ra tòa án đề nghị xem xét, quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Khi xét xử, tòa án sẽ xem xét lợi ích của cháu bé để quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên. Gia đình bên nội cháu bé đưa ra lý do đã nuôi cháu từ bé thì cũng không thể phủ nhận được quyền nuôi con của người mẹ.
Đơn đề nghị tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được gửi đến tòa án cấp quận, huyện nơi cha cháu bé đang cư trú để giải quyết.
Theo VnExpress.net
Theo quy định này thì vợ bạn có quyền và cũng có nghĩa vụ chăm sóc con nên hoàn toàn có quyền đón con về nuôi cùng với mình. Gia đình bên nội cháu bé không có quyền ngăn cản việc cháu bé về sống cùng với mẹ đẻ.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về quyền nuôi con với cha cháu bé và hai bên không thỏa thuận được thì vợ bạn có quyền khởi kiện ra tòa án đề nghị xem xét, quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Khi xét xử, tòa án sẽ xem xét lợi ích của cháu bé để quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên. Gia đình bên nội cháu bé đưa ra lý do đã nuôi cháu từ bé thì cũng không thể phủ nhận được quyền nuôi con của người mẹ.
Đơn đề nghị tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được gửi đến tòa án cấp quận, huyện nơi cha cháu bé đang cư trú để giải quyết.
Theo VnExpress.net
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip