Câu hỏi

21/06/2013 17:03
Hướng dẫn repair ubuntu ?
Tình hình thế này mình cài ubuntu vào 1 máy, giờ mang cái ổ cứng ấy cắm sang máy khác
nếu XP thì chỉ cần thả đĩa vào và cài đè lên, các chương trình vẫn không bị ảnh hưởng gì,
nhưng ubuntu thì mình không biết các làm như thế, nếu cứ mỗi lần đổi máy mà phải cài đặt lại toàn bộ những phần mềm đã cài thì quá lâu.
vậy mình hỏi với ubuntu thì phải làm thế nào nhỉ ?
gioi
21/06/2013 17:03
dohuongtra
21/06/2013 17:03
MyLove
21/06/2013 17:03
nếu XP thì chỉ cần thả đĩa vào và cài đè lên, các chương trình vẫn không bị ảnh hưởng gì,
nhưng ubuntu thì mình không biết các làm như thế, nếu cứ mỗi lần đổi máy mà phải cài đặt lại toàn bộ những phần mềm đã cài thì quá lâu.
vậy mình hỏi với ubuntu thì phải làm thế nào nhỉ ?
Danh sách câu trả lời (3)

Mình nghĩ do vấn đề Card màn hình rồi. Bạn thử vào chế độ recovery mode từ GRUB đi.

Máy bàn thì mình nghĩ cắm vào đâu cũng chạy thôi. Có chăng gặp trục trặc với card đồ họa (Không có enable compiz lên được, độ phân giải hông đúng) nhưng vẫn dùng bình thường vô tư. Nhiều máy có thể gặp trục trặc với card mạng (không enable lên được). Nhưng nói chung khi dùng Ubuntu nhiều gặp các lỗi ấy sẽ biết cách giải quyết. Còn với Windows 7 từ ổ cứng laptop gắn qua PC nó không chạy rồi. Nếu chạy được thì Microsoft chắc lỗ quá.

Không biết các bác thấy thế nào, chứ mình có một phát biểu chủ quan như sau...
Lợi thế của thằng Linux ( mới chỉ test dòng Debian bao gồm cả Ubuntu + LinuxMint) so với thằng win là nó tích hợp đa số các driver phổ biến rồi, do đó, cài máy này đưa sang máy khác thì đa số trường hợp là chạy ổn hết, không như win đưa sang máy khác, cấu hình khác tí là ngủm ... Cho nên nếu bạn dùng linux, một là dùng live cho nó nhẹ khi cần cho nhu cầu dùng nhiều chỗ, hai là cứ cài full đi, cắm máy khác chạy như thường ...
Cũng không phải tự dưng mình phát biểu mò, với các họ khác mình chưa test, nhưng họ Debian thì tớ đã sử dụng tẹt ga, cài full trên cái ổ cứng cắm ngoài rồi đi đâu cũng xách nó theo, nào máy bạn mình, rồi máy hàng nét ... chạy mượt hết, chưa gặp máy nào không chạy được ...
Với ý kiến của mình, thì câu trả lời cho vấn đề ở trên là không cần cài lại làm gì, cứ cắm ổ cứng vào rồi bật lên mà chạy ... :) ... Chủ quan là vậy, chứ mình cũng nghĩ là có thể được với những dòng máy đời sau này, chứ giả sử gặp con máy cùi, device cũ quá chắc cũng có thể xảy ra trục trặc ... :)
Lợi thế của thằng Linux ( mới chỉ test dòng Debian bao gồm cả Ubuntu + LinuxMint) so với thằng win là nó tích hợp đa số các driver phổ biến rồi, do đó, cài máy này đưa sang máy khác thì đa số trường hợp là chạy ổn hết, không như win đưa sang máy khác, cấu hình khác tí là ngủm ... Cho nên nếu bạn dùng linux, một là dùng live cho nó nhẹ khi cần cho nhu cầu dùng nhiều chỗ, hai là cứ cài full đi, cắm máy khác chạy như thường ...
Cũng không phải tự dưng mình phát biểu mò, với các họ khác mình chưa test, nhưng họ Debian thì tớ đã sử dụng tẹt ga, cài full trên cái ổ cứng cắm ngoài rồi đi đâu cũng xách nó theo, nào máy bạn mình, rồi máy hàng nét ... chạy mượt hết, chưa gặp máy nào không chạy được ...
Với ý kiến của mình, thì câu trả lời cho vấn đề ở trên là không cần cài lại làm gì, cứ cắm ổ cứng vào rồi bật lên mà chạy ... :) ... Chủ quan là vậy, chứ mình cũng nghĩ là có thể được với những dòng máy đời sau này, chứ giả sử gặp con máy cùi, device cũ quá chắc cũng có thể xảy ra trục trặc ... :)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Máy vi tính
Rao vặt Siêu Vip