Câu hỏi

28/05/2013 08:16
Hướng Dẫn Sử Dụng Laptop -Máy Tính Để Bàn
Ai có hướng dẫn sử dụng cho người mới bắt đầu thì cho em xin với nhé!
01668686303
28/05/2013 08:16
Danh sách câu trả lời (1)

SỬ DỤNG LAP TOP:
- Sử dụng đúng mục đích. Sử dụng máy ở những nới khô ráo, không bụi bẩn, đặt máy trên bề mặt cứng, phẳng.
Không đặt máy lên gối, chăn (mền), hoặc nệm. Nên gắn thêm thiết bị tản nhiệt khi sử dụng máy liên tục trong thời
gian dài.
- Không sử dụng máy trong khi di chuyển
- Không dùng laptop sạc điện cho các thiết bị khác
- Không tháo pin ra khỏi máy trong khi sử dụng, Sạc pin đúng cách (xem thêm phần 2.)
- Tắt các thiết bị ngoại vi (bluetooth, wifi, USB…) khi không sử dụng
- Điều chỉnh độ sáng màn hình hợp lý.
- Không dùng tay, bút, vật nhọn chạm vào màn hình
- Luôn chỉnh laptop ở chế độ tiết kiệm điện.
- Tắt máy khi không sử dụng
- Dùng túi xách chuyên dụng khi di chuyển.
- Khi máy bị treo (không tắt được máy) phải liên hệ với Trung tâm bảo hành để xử lý. Khi máy bị treo: nhấn và giữ nút Power trong khoản 10 giây, nếu máy không tắt được, có thể tháo pin ra một cách cẩn thận rồi gắn lại để khởi động lại máy. Quy trình tháo pin khi máy bị treo như sau: rút adapter ra, để máy ngửa trên bàn, pin hướng vào trong người, đẩy chốt mở pin, lấy pin ra, gắn lại pin đến khi nghe tiếng “tách” chứng tỏ pin đã gắn đúng vào khớp. Quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, nếu quá cứng chứng tỏ pin chưa gắn đúng khớp, cẩn thận gắn lại cho đúng khớp. Nếu không gắn lại được thì mang đến nhờ kỹ thuật viên gắn giúp.
-Tuyệt đối không bỏ máy trong tình trạng bị treo (hoặc chưa tắt máy) vào túi xách vì bất kỳ nguyên nhân nào; việc này chắc chắn gây ra những hư hỏng trầm trọng cho laptop do máy quá nóng.
- Đối với máy có cài sẵn hệ điều hành cần chú ý các việc sau: không phân chia lại ổ đĩa, không tự ý cài lại hệ điề hành (chi phí phục hồi hệ điều hành nguyên máy là 1 triệu đồng)
- Khi muốn cài lại hệ điều hành bạn phải ghi phần source của hệ điều hành ra đĩa DVD hoặc CD và phải chắc rằng bạn là chuyên gia trong việc cài đặt hệ điều hành cho máy tính.
- Sử dụng phần mềm có bản quyền luôn là giải pháp tốt nhất giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian.
- Chúng tôi chỉ bảo hành phần cứng. Đối với phần mềm, sẽ tính phí khi phục vụ quý khách.
- Trong trường hợp cần thay thế adapter hay pin, vui lòng chọn sản phẩm chính hãng hoặc sản phẩm thay thế chất lượng tốt.
- Khi cần nâng cấp (ram hoặc ổ cứng) vui lòng nhờ chuyên gia.
- Dán máy tính: máy tính xách tay giải nhiệt như sau: quạt thổi hơi bên cạnh hoặc phía dưới laptop, các khe giữa các nút bàn phím (giải nhiệt cho main board); phía sau màn hình (giải nhiệt cho màn hình); bên cạnh bản rê chuột (giải nhiệt cho ổ cứng). Việc dán máy tính không đúng phương pháp sẽ gây ra những hư hỏng trầm trọng lên máy tính ảnh hưởng đến sự hoạt động và tuổi thọ của máy tính. Do đó khi dán máy tính vì mục đích chống trầy hoặc tăng thẩm mỹ cần chú ý: chỉ dán bằng tấm dán chuyên dụng (có khả năng tỏa nhiệt, không bị chảy keo khi gặp nhiệt độ), tuyệt đối không dán bằng nilon keo thông thường, không dán bàn phím, không dán các khe tản nhiệt, không dán lên bề mặt (phía trước và phía sau) của màn hình. Tốt nhất là không dán gì cả, sử dụng cẩn thận nhẹ nhàng là biện pháp chống trầy xướt hiệu quả nhất. Không dán hoặc vẽ máy tính trong vòng 7 ngày kể từ ngày mua.
- Vệ sinh máy đúng cách (xem thêm phần 3).
1. SỬ DỤNG PIN: Để sử dụng Pin có hiệu quả quý khách phải thực hiện theo một số quy tắc như sau:
- Trong những lần sử dụng đầu khi mới mua về nên nạp đầy điện cho Pin (Mỗi lần sạc từ 8 đến 10 tiếng, rút adapter
ra, sử dụng cho đến khi hết pin, rồi cắm adapter lại, Lặp lại quá trình này 3 lần).
- Sử dụng laptop với Pin nằm trong máy và adapter cắm vào máy. Khi nào cần di chuyển thì rút adapter ra, sử dụng
pin.
- Mỗi tháng 1 lần, sử dụng laptop với pin mà không cắm adapter. Khi máy báo hết gần hết pin, bạn hãy cắm adapter
vào để sạc. Không để máy sử dụng cạn kiệt pin rồi mới sạc. Không sạc đi sạc lại nhiều lần.
- Khi sạc, cắm adapter vào nguồn điện trước, sau đó mới cắm vào laptop. Việc làm này giúp tránh hiện tượng hồ
quang điện gây ra những dòng tĩnh điện tác động nên pin hoặc thậm chí lên mainboard của laptop.
- Khi sạc, sử dụng máy bình thường vì khi đó máy hoàn toàn sử dụng năng lượng từ nguồn điện AC.
- Khi Pin sạc đầy , vẫn có thể dùng máy bình thường mà không cần rút Adapter vì khi Pin đầy máy tự động không
sạc nữa
Tuyệt đối không:
• Tháo pin ra khỏi máy, có thể gây ra làm hỏng pin khi tháo lắp.
• Sử dụng máy mà không có pin trong máy.
• Sử dụng adapter của loại máy khác, điều đó sẽ phá hủy pin của bạn do điện áp và cường độ dòng điện không
phù hợp.
• Nạp pin bằng nguồn nạp ngoài (mà chỉ nạp bằng máy tính.)
• Để chập pin.
• Để pin phơi nắng hay chịu nóng hoặc va đập mạnh hoặc bị rơi
• Sử dụng pin của máy này dùng cho máy khác.
• Đấu nối pin.
2. VỆ SINH MÁY: hàng tuần hoặc khi máy bẩn
- Tắt máy, rút adapter ra khỏi máy
- Dùng cọ mềm quét sạch bụi bám trên bề mặt laptop.
- Dùng thiết bị thổi/ hút sạch bụi tại các khe, đầu cắm
- Chắc rằng máy đã không còn bụi, cát hoặc hạt cứng
- Dùng khăn mềm (đã tẩm hóa chất chuyên dụng cho việc vệ sinh laptop) lau sạch.
- Lau nhẹ nhàng, đều tay, không dùng lực quá mạnh (nhất là khi lau màn hình)
- Không xịt chất hóa chất trực tiếp lên laptop.
- Không sử dụng hóa chất lau chùi, tẩy rửa phổ thông.
- Không dùng khăn cứng, hoặc khăn không sạch, khăn có dính bụi, cát…
- Trình tự vệ sinh như sau: lau màn hình => bàn phím => bảng rê chuột => đóng máy lại => lau phía dưới laptop
(chú ý các tem bảo hành) => lau các cạnh máy => lau mặt trên laptop. Để máy khô và sử dụng bình thường
- 03 tháng 1 lần mang máy đến Chuyên gia để vệ sinh máy bằng các thiết bị chuyên dụng (chi phí khoảng 50.000
đồng/lần).
SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐỂ BÀN:
1. Vệ sinh chung: Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng máy tính trở nên nóng hừng hực như lò lửa là do bụi bặm, cáu bẩn bám bên trong máy. Do đó cần giữ cho máy tính luôn sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. Nên dùng một cây cọ mềm để quét sạch các lớp bụi, cáu bẩn. Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.
2. Sử dụng ổn áp điện: Máy tính vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện, chỉ cần một sự cố về điện đột ngột như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch… Do đó nên trang bị cho máy tính một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện - UPS càng tốt.
3. Tắt nguồn màn hình: Hầu hết các loại màn hình hiện nay đều có tính năng tắt tự động khi thoát khỏi hệ điều hành, nhưng như thế không có nghĩa là chúng không sử dụng điện, bằng chứng là công tắc màn hình vẫn sáng hoặc nhấp nháy. Thật ra màn hình chỉ đang “ngủ” và vẫn đang hoạt động (sử dụng điện để “ngủ”).
Nếu để tình trạng này xảy ra một thời gian dài, đèn hình sẽ bị yếu (đối với màn hình CRT) hoặc xuất hiện các điểm ảnh hỏng (đối với màn hình LCD). Do đó hãy chịu khó tắt nguồn màn hình mỗi khi không làm việc với máy tính nữa, để máy có thời gian nghỉ ngơi hồi phục “sức khỏe”.
4. Để hệ thống luôn hoạt động: Không giống như màn hình nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Rất nhiều người đã không nhận ra rằng khởi động máy tính từ tình trạng “lạnh ngắt” của các bộ phận như: bộ nguồn, bo mạch, ổ cứng… sẽ làm suy giảm rất nhiều tuổi thọ của chúng. Bạn hãy tưởng tượng một cầu thủ ra sân thi đấu mà không khởi động thì liệu anh ta sẽ đá bóng được trong bao lâu?! Cách giải quyết ở đây là nên cho máy tính ngủ ở chế độ Hibernation thay vì Shutdown hoàn toàn khi không làm việc với nó nữa.
5. Khám sức khỏe cho ổ cứng: Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.
6. Phòng chống virus: Có thể sử dụng các chương trình thuộc hàng VN chất lượng cao như Bkav 2006, D32 (dung lượng nhỏ, hỗ trợ tiếng Việt) hay hàng ngoại như Norton Antivirus 2006, Panda Titanium 2006, Symantec Antivirus…
7. Kiểm tra pin CMOS: Cục pin bé tí này còn được gọi là pin nuôi vì dùng năng lượng của mình để “nuôi” các thông tin thiết lập trong Bios đảm bảo cho hệ thống có thể khởi động được. Để kiểm tra tình trạng pin nuôi, chỉ việc để ý đồng hồ hệ thống, nếu thấy nó bắt đầu chạy chậm thì pin nuôi cũng sắp “tiêu” và nhanh chóng thay pin mới đi là vừa.
8. Cẩn thận khi mở thùng máy: Bất cứ khi nào bạn định mở thùng máy, hãy nhớ tắt nguồn và rút hẳn phích cắm điện ra khỏi ổ điện. Khi chạm vào các bộ phận bên trong thùng máy, bạn hãy để cơ thể mình trực tiếp nối đất hoặc thông qua một vật có khả năng dẫn điện nào đó hoặc đeo vòng khử tĩnh điện nhằm tránh làm hỏng các bo mạch do tương tác tĩnh điện.
9. Bảo trì chuột: Sau một thời gian sử dụng, chuột sẽ bị bám đầy bụi và cáu bẩn. Đối với chuột bi, sẽ thấy sự di chuyển của nó không còn trơn tru như lúc mới mua mà bắt đầu “cà rịch cà tang” lúc đi lúc không, có khi nhảy lung tung. Để vệ sinh nó,sử dụng một cái cạo nhỏ cạo cáu bẩn bám trên các thanh nhựa cuộn (phần tiếp xúc với bi), bánh xe cuộn, đồng thời dùng khăn lau chùi cả viên bi nữa. Đối với chuột quang, bạn chỉ việc cạo sạch bụi đất bám theo bánh xe cuộn là được.
10. Dọn dẹp Registry: thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này nên dùng những phần mềm chuyên nghiệp như: Registry Mechanic, Tuneup Utilities 2006...
SỬ DỤNG MÀN HÌNH LCD:
Không như CRT, màn hình LCD dễ hư hỏng hơn nếu sử dụng không đúng cách.
1. Sử dụng:
Khi sử dụng màn hình LCD, bạn phải thật cẩn thận, do cấu tạo của LCD là một lớp tinh thể lỏng. Ngoại trừ những màn hình cảm ứng có thể viết hay chạm trực tiếp, đa số màn hình LCD khá mềm và dễ hỏng, dù có lớp gương hay hay không. Do đó không được dùng vật cứng chạm trực tiếp lên màn hình.
Cần lưu ý vị trí đặt LCD, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nơi ẩm ướt, nơi có quá nhiều bụi: những yếu tố làm giảm tuổi thọ của LCD. Tránh làm văng chất lỏng vào LCD. Khi không sử dụng hãy tắt LCD và đừng để LCD hiển thị quá lâu một hình ảnh. Nếu không có kiến thức về màn hình LCD, hay điện tử thì đừng bao giờ mở màn hình ra để “khám phá”, vì có thể làm mất chế độ bảo hành và khi lắp lại màn hình thì sẽ hiện lên một màu đen “chết chóc”. Điều chỉnh LCD hiển thị đúng độ phân giải mặc định để hình ảnh sắc nét hơn.
2. Bảo quản
Sau một thời gian sử dụng, màn hình LCD sẽ bị bụi bám, hay dính các dấu tay do vô tình chạm vào. Không như CRT có thể dễ dàng lau sạch bằng vải, hay chổi quét. Với LCD phải thật cẩn thận khi lau chùi, nên sử dụng vải mềm và sạch (vì chỉ một ít bụi hay cát cũng có thể làm xước LCD), tốt nhất là dùng vải cotton mềm (không nên dùng các loại vải không thấm nước và thô). Không được dùng giấy vệ sinh hay khăn giấy, vì chúng có thể làm trầy màn hình hay để lại bụi sau khi lau.
Tránh dùng các dung dịch có chất tẩy rửa mạnh, nước lau kính, hay tự pha chế dung dịch để lau màn hình. Tốt nhất nên mua dung dịch chuyên dùng lau chùi màn hình LCD để sử dụng. Để đảm bảo an toàn, trước khi lau chùi, bạn nên tắt LCD và mua bộ công cụ tẩy rửa màn hình LCD có bán sẵn ở các cửa hàng tin học, gồm một bình xịt, một chổi quét mềm, một bình dung dịch chùi rửa LCD, một khăn mềm...
Để lau chùi LCD, trước tiên dùng bình xịt khí nén xịt sạch lớp bụi trên bề mặt LCD, sau đó dùng cọ mềm quét lại cho thật sạch, thấm một ít dung dịch lau LCD lên miếng vải, rồi nhẹ nhàng lau lên LCD.
Với các vết xướt trên màn hình LCD, bạn hãy dùng mỡ Vaseline (mua tại các nhà thuốc) bôi vào vết xướt, sau đó nhẹ nhàng lau sạch hết Vaseline.
Với các điểm chết trên màn hình LCD thì rất khó khắc phục được. Đừng dùng taym hay vật cứng chạm vào màn hình để “mát-xa” với hi vọng loại bỏ được điểm chết này, nếu làm không khéo thì sẽ có thêm vài điểm chết xung quanh điểm chết cũ, hay nơi mà bạn vừa “mát-xa” sẽ đổi màu.
Để chống trầy xước cho LCD, bạn hãy mua thêm miếng dán bảo vệ màn hình, hay thêm miếng dán màn hình gương cho LCD. Ngoài công dụng chống trầy xước, miếng dán có thể biến một màn hình LCD thường, đẹp long lanh và bóng loáng như màn hình gương.
Với các lỗi của LCD, bạn cần nhờ các nơi chuyên sửa chữa LCD để kiểm tra và khắc phục lỗi. Do mỗi nơi sửa chữa có mức phí khác nhau, nên bạn tham khảo giá thật kỹ trước khi sửa.
Các khắc phục lỗi thường gặp của LCD
Lỗi: LCD bị sọc (đứng hay ngang)
Nguyên nhân : Lỗi panel của LCD, hay cáp bị gãy
Khắc phục: Thay cáp
Lỗi: LCD bị ố
Nguyên nhân : Tấm chắn kém chất lượng nên đã bị chuyển màu, màn hình không hiển thị đúng màu sắc
Khắc phục: Thay tấm chắn khác
Lỗi: LCD bị mất màu và chỉ hiển thị một màu duy nhất
Nguyên nhân : Có thể cáp nối bị lỏng hay bị gãy, hoặc bụi bám làm cáp tiếp xúc không tốt
Khắc phục: Kiểm tra, hay thay cáp màn hình, vệ sinh lại màn hình
Lỗi: LCD bị mờ
Nguyên nhân : Có thể do hư bo cao áp, đèn cao áp, hay chip ma trận bị lỗi
Khắc phục: Thay thế linh kiện hư
- Sử dụng đúng mục đích. Sử dụng máy ở những nới khô ráo, không bụi bẩn, đặt máy trên bề mặt cứng, phẳng.
Không đặt máy lên gối, chăn (mền), hoặc nệm. Nên gắn thêm thiết bị tản nhiệt khi sử dụng máy liên tục trong thời
gian dài.
- Không sử dụng máy trong khi di chuyển
- Không dùng laptop sạc điện cho các thiết bị khác
- Không tháo pin ra khỏi máy trong khi sử dụng, Sạc pin đúng cách (xem thêm phần 2.)
- Tắt các thiết bị ngoại vi (bluetooth, wifi, USB…) khi không sử dụng
- Điều chỉnh độ sáng màn hình hợp lý.
- Không dùng tay, bút, vật nhọn chạm vào màn hình
- Luôn chỉnh laptop ở chế độ tiết kiệm điện.
- Tắt máy khi không sử dụng
- Dùng túi xách chuyên dụng khi di chuyển.
- Khi máy bị treo (không tắt được máy) phải liên hệ với Trung tâm bảo hành để xử lý. Khi máy bị treo: nhấn và giữ nút Power trong khoản 10 giây, nếu máy không tắt được, có thể tháo pin ra một cách cẩn thận rồi gắn lại để khởi động lại máy. Quy trình tháo pin khi máy bị treo như sau: rút adapter ra, để máy ngửa trên bàn, pin hướng vào trong người, đẩy chốt mở pin, lấy pin ra, gắn lại pin đến khi nghe tiếng “tách” chứng tỏ pin đã gắn đúng vào khớp. Quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, nếu quá cứng chứng tỏ pin chưa gắn đúng khớp, cẩn thận gắn lại cho đúng khớp. Nếu không gắn lại được thì mang đến nhờ kỹ thuật viên gắn giúp.
-Tuyệt đối không bỏ máy trong tình trạng bị treo (hoặc chưa tắt máy) vào túi xách vì bất kỳ nguyên nhân nào; việc này chắc chắn gây ra những hư hỏng trầm trọng cho laptop do máy quá nóng.
- Đối với máy có cài sẵn hệ điều hành cần chú ý các việc sau: không phân chia lại ổ đĩa, không tự ý cài lại hệ điề hành (chi phí phục hồi hệ điều hành nguyên máy là 1 triệu đồng)
- Khi muốn cài lại hệ điều hành bạn phải ghi phần source của hệ điều hành ra đĩa DVD hoặc CD và phải chắc rằng bạn là chuyên gia trong việc cài đặt hệ điều hành cho máy tính.
- Sử dụng phần mềm có bản quyền luôn là giải pháp tốt nhất giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian.
- Chúng tôi chỉ bảo hành phần cứng. Đối với phần mềm, sẽ tính phí khi phục vụ quý khách.
- Trong trường hợp cần thay thế adapter hay pin, vui lòng chọn sản phẩm chính hãng hoặc sản phẩm thay thế chất lượng tốt.
- Khi cần nâng cấp (ram hoặc ổ cứng) vui lòng nhờ chuyên gia.
- Dán máy tính: máy tính xách tay giải nhiệt như sau: quạt thổi hơi bên cạnh hoặc phía dưới laptop, các khe giữa các nút bàn phím (giải nhiệt cho main board); phía sau màn hình (giải nhiệt cho màn hình); bên cạnh bản rê chuột (giải nhiệt cho ổ cứng). Việc dán máy tính không đúng phương pháp sẽ gây ra những hư hỏng trầm trọng lên máy tính ảnh hưởng đến sự hoạt động và tuổi thọ của máy tính. Do đó khi dán máy tính vì mục đích chống trầy hoặc tăng thẩm mỹ cần chú ý: chỉ dán bằng tấm dán chuyên dụng (có khả năng tỏa nhiệt, không bị chảy keo khi gặp nhiệt độ), tuyệt đối không dán bằng nilon keo thông thường, không dán bàn phím, không dán các khe tản nhiệt, không dán lên bề mặt (phía trước và phía sau) của màn hình. Tốt nhất là không dán gì cả, sử dụng cẩn thận nhẹ nhàng là biện pháp chống trầy xướt hiệu quả nhất. Không dán hoặc vẽ máy tính trong vòng 7 ngày kể từ ngày mua.
- Vệ sinh máy đúng cách (xem thêm phần 3).
1. SỬ DỤNG PIN: Để sử dụng Pin có hiệu quả quý khách phải thực hiện theo một số quy tắc như sau:
- Trong những lần sử dụng đầu khi mới mua về nên nạp đầy điện cho Pin (Mỗi lần sạc từ 8 đến 10 tiếng, rút adapter
ra, sử dụng cho đến khi hết pin, rồi cắm adapter lại, Lặp lại quá trình này 3 lần).
- Sử dụng laptop với Pin nằm trong máy và adapter cắm vào máy. Khi nào cần di chuyển thì rút adapter ra, sử dụng
pin.
- Mỗi tháng 1 lần, sử dụng laptop với pin mà không cắm adapter. Khi máy báo hết gần hết pin, bạn hãy cắm adapter
vào để sạc. Không để máy sử dụng cạn kiệt pin rồi mới sạc. Không sạc đi sạc lại nhiều lần.
- Khi sạc, cắm adapter vào nguồn điện trước, sau đó mới cắm vào laptop. Việc làm này giúp tránh hiện tượng hồ
quang điện gây ra những dòng tĩnh điện tác động nên pin hoặc thậm chí lên mainboard của laptop.
- Khi sạc, sử dụng máy bình thường vì khi đó máy hoàn toàn sử dụng năng lượng từ nguồn điện AC.
- Khi Pin sạc đầy , vẫn có thể dùng máy bình thường mà không cần rút Adapter vì khi Pin đầy máy tự động không
sạc nữa
Tuyệt đối không:
• Tháo pin ra khỏi máy, có thể gây ra làm hỏng pin khi tháo lắp.
• Sử dụng máy mà không có pin trong máy.
• Sử dụng adapter của loại máy khác, điều đó sẽ phá hủy pin của bạn do điện áp và cường độ dòng điện không
phù hợp.
• Nạp pin bằng nguồn nạp ngoài (mà chỉ nạp bằng máy tính.)
• Để chập pin.
• Để pin phơi nắng hay chịu nóng hoặc va đập mạnh hoặc bị rơi
• Sử dụng pin của máy này dùng cho máy khác.
• Đấu nối pin.
2. VỆ SINH MÁY: hàng tuần hoặc khi máy bẩn
- Tắt máy, rút adapter ra khỏi máy
- Dùng cọ mềm quét sạch bụi bám trên bề mặt laptop.
- Dùng thiết bị thổi/ hút sạch bụi tại các khe, đầu cắm
- Chắc rằng máy đã không còn bụi, cát hoặc hạt cứng
- Dùng khăn mềm (đã tẩm hóa chất chuyên dụng cho việc vệ sinh laptop) lau sạch.
- Lau nhẹ nhàng, đều tay, không dùng lực quá mạnh (nhất là khi lau màn hình)
- Không xịt chất hóa chất trực tiếp lên laptop.
- Không sử dụng hóa chất lau chùi, tẩy rửa phổ thông.
- Không dùng khăn cứng, hoặc khăn không sạch, khăn có dính bụi, cát…
- Trình tự vệ sinh như sau: lau màn hình => bàn phím => bảng rê chuột => đóng máy lại => lau phía dưới laptop
(chú ý các tem bảo hành) => lau các cạnh máy => lau mặt trên laptop. Để máy khô và sử dụng bình thường
- 03 tháng 1 lần mang máy đến Chuyên gia để vệ sinh máy bằng các thiết bị chuyên dụng (chi phí khoảng 50.000
đồng/lần).
SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐỂ BÀN:
1. Vệ sinh chung: Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng máy tính trở nên nóng hừng hực như lò lửa là do bụi bặm, cáu bẩn bám bên trong máy. Do đó cần giữ cho máy tính luôn sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. Nên dùng một cây cọ mềm để quét sạch các lớp bụi, cáu bẩn. Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.
2. Sử dụng ổn áp điện: Máy tính vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện, chỉ cần một sự cố về điện đột ngột như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch… Do đó nên trang bị cho máy tính một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện - UPS càng tốt.
3. Tắt nguồn màn hình: Hầu hết các loại màn hình hiện nay đều có tính năng tắt tự động khi thoát khỏi hệ điều hành, nhưng như thế không có nghĩa là chúng không sử dụng điện, bằng chứng là công tắc màn hình vẫn sáng hoặc nhấp nháy. Thật ra màn hình chỉ đang “ngủ” và vẫn đang hoạt động (sử dụng điện để “ngủ”).
Nếu để tình trạng này xảy ra một thời gian dài, đèn hình sẽ bị yếu (đối với màn hình CRT) hoặc xuất hiện các điểm ảnh hỏng (đối với màn hình LCD). Do đó hãy chịu khó tắt nguồn màn hình mỗi khi không làm việc với máy tính nữa, để máy có thời gian nghỉ ngơi hồi phục “sức khỏe”.
4. Để hệ thống luôn hoạt động: Không giống như màn hình nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Rất nhiều người đã không nhận ra rằng khởi động máy tính từ tình trạng “lạnh ngắt” của các bộ phận như: bộ nguồn, bo mạch, ổ cứng… sẽ làm suy giảm rất nhiều tuổi thọ của chúng. Bạn hãy tưởng tượng một cầu thủ ra sân thi đấu mà không khởi động thì liệu anh ta sẽ đá bóng được trong bao lâu?! Cách giải quyết ở đây là nên cho máy tính ngủ ở chế độ Hibernation thay vì Shutdown hoàn toàn khi không làm việc với nó nữa.
5. Khám sức khỏe cho ổ cứng: Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.
6. Phòng chống virus: Có thể sử dụng các chương trình thuộc hàng VN chất lượng cao như Bkav 2006, D32 (dung lượng nhỏ, hỗ trợ tiếng Việt) hay hàng ngoại như Norton Antivirus 2006, Panda Titanium 2006, Symantec Antivirus…
7. Kiểm tra pin CMOS: Cục pin bé tí này còn được gọi là pin nuôi vì dùng năng lượng của mình để “nuôi” các thông tin thiết lập trong Bios đảm bảo cho hệ thống có thể khởi động được. Để kiểm tra tình trạng pin nuôi, chỉ việc để ý đồng hồ hệ thống, nếu thấy nó bắt đầu chạy chậm thì pin nuôi cũng sắp “tiêu” và nhanh chóng thay pin mới đi là vừa.
8. Cẩn thận khi mở thùng máy: Bất cứ khi nào bạn định mở thùng máy, hãy nhớ tắt nguồn và rút hẳn phích cắm điện ra khỏi ổ điện. Khi chạm vào các bộ phận bên trong thùng máy, bạn hãy để cơ thể mình trực tiếp nối đất hoặc thông qua một vật có khả năng dẫn điện nào đó hoặc đeo vòng khử tĩnh điện nhằm tránh làm hỏng các bo mạch do tương tác tĩnh điện.
9. Bảo trì chuột: Sau một thời gian sử dụng, chuột sẽ bị bám đầy bụi và cáu bẩn. Đối với chuột bi, sẽ thấy sự di chuyển của nó không còn trơn tru như lúc mới mua mà bắt đầu “cà rịch cà tang” lúc đi lúc không, có khi nhảy lung tung. Để vệ sinh nó,sử dụng một cái cạo nhỏ cạo cáu bẩn bám trên các thanh nhựa cuộn (phần tiếp xúc với bi), bánh xe cuộn, đồng thời dùng khăn lau chùi cả viên bi nữa. Đối với chuột quang, bạn chỉ việc cạo sạch bụi đất bám theo bánh xe cuộn là được.
10. Dọn dẹp Registry: thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này nên dùng những phần mềm chuyên nghiệp như: Registry Mechanic, Tuneup Utilities 2006...
SỬ DỤNG MÀN HÌNH LCD:
Không như CRT, màn hình LCD dễ hư hỏng hơn nếu sử dụng không đúng cách.
1. Sử dụng:
Khi sử dụng màn hình LCD, bạn phải thật cẩn thận, do cấu tạo của LCD là một lớp tinh thể lỏng. Ngoại trừ những màn hình cảm ứng có thể viết hay chạm trực tiếp, đa số màn hình LCD khá mềm và dễ hỏng, dù có lớp gương hay hay không. Do đó không được dùng vật cứng chạm trực tiếp lên màn hình.
Cần lưu ý vị trí đặt LCD, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nơi ẩm ướt, nơi có quá nhiều bụi: những yếu tố làm giảm tuổi thọ của LCD. Tránh làm văng chất lỏng vào LCD. Khi không sử dụng hãy tắt LCD và đừng để LCD hiển thị quá lâu một hình ảnh. Nếu không có kiến thức về màn hình LCD, hay điện tử thì đừng bao giờ mở màn hình ra để “khám phá”, vì có thể làm mất chế độ bảo hành và khi lắp lại màn hình thì sẽ hiện lên một màu đen “chết chóc”. Điều chỉnh LCD hiển thị đúng độ phân giải mặc định để hình ảnh sắc nét hơn.
2. Bảo quản
Sau một thời gian sử dụng, màn hình LCD sẽ bị bụi bám, hay dính các dấu tay do vô tình chạm vào. Không như CRT có thể dễ dàng lau sạch bằng vải, hay chổi quét. Với LCD phải thật cẩn thận khi lau chùi, nên sử dụng vải mềm và sạch (vì chỉ một ít bụi hay cát cũng có thể làm xước LCD), tốt nhất là dùng vải cotton mềm (không nên dùng các loại vải không thấm nước và thô). Không được dùng giấy vệ sinh hay khăn giấy, vì chúng có thể làm trầy màn hình hay để lại bụi sau khi lau.
Tránh dùng các dung dịch có chất tẩy rửa mạnh, nước lau kính, hay tự pha chế dung dịch để lau màn hình. Tốt nhất nên mua dung dịch chuyên dùng lau chùi màn hình LCD để sử dụng. Để đảm bảo an toàn, trước khi lau chùi, bạn nên tắt LCD và mua bộ công cụ tẩy rửa màn hình LCD có bán sẵn ở các cửa hàng tin học, gồm một bình xịt, một chổi quét mềm, một bình dung dịch chùi rửa LCD, một khăn mềm...
Để lau chùi LCD, trước tiên dùng bình xịt khí nén xịt sạch lớp bụi trên bề mặt LCD, sau đó dùng cọ mềm quét lại cho thật sạch, thấm một ít dung dịch lau LCD lên miếng vải, rồi nhẹ nhàng lau lên LCD.
Với các vết xướt trên màn hình LCD, bạn hãy dùng mỡ Vaseline (mua tại các nhà thuốc) bôi vào vết xướt, sau đó nhẹ nhàng lau sạch hết Vaseline.
Với các điểm chết trên màn hình LCD thì rất khó khắc phục được. Đừng dùng taym hay vật cứng chạm vào màn hình để “mát-xa” với hi vọng loại bỏ được điểm chết này, nếu làm không khéo thì sẽ có thêm vài điểm chết xung quanh điểm chết cũ, hay nơi mà bạn vừa “mát-xa” sẽ đổi màu.
Để chống trầy xước cho LCD, bạn hãy mua thêm miếng dán bảo vệ màn hình, hay thêm miếng dán màn hình gương cho LCD. Ngoài công dụng chống trầy xước, miếng dán có thể biến một màn hình LCD thường, đẹp long lanh và bóng loáng như màn hình gương.
Với các lỗi của LCD, bạn cần nhờ các nơi chuyên sửa chữa LCD để kiểm tra và khắc phục lỗi. Do mỗi nơi sửa chữa có mức phí khác nhau, nên bạn tham khảo giá thật kỹ trước khi sửa.
Các khắc phục lỗi thường gặp của LCD
Lỗi: LCD bị sọc (đứng hay ngang)
Nguyên nhân : Lỗi panel của LCD, hay cáp bị gãy
Khắc phục: Thay cáp
Lỗi: LCD bị ố
Nguyên nhân : Tấm chắn kém chất lượng nên đã bị chuyển màu, màn hình không hiển thị đúng màu sắc
Khắc phục: Thay tấm chắn khác
Lỗi: LCD bị mất màu và chỉ hiển thị một màu duy nhất
Nguyên nhân : Có thể cáp nối bị lỏng hay bị gãy, hoặc bụi bám làm cáp tiếp xúc không tốt
Khắc phục: Kiểm tra, hay thay cáp màn hình, vệ sinh lại màn hình
Lỗi: LCD bị mờ
Nguyên nhân : Có thể do hư bo cao áp, đèn cao áp, hay chip ma trận bị lỗi
Khắc phục: Thay thế linh kiện hư
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip