VicoTas
Câu hỏi
avatar hahaha
19/05/2013 19:52

Khám sức khỏe kinh nguyệt như thế nào?

cho cháu hỏi là nếu đi khám rối loạn kinh nguyệt (rong kinh) thì cần khám những gì ạ, phụ nữ chưa có gia đình thì khám như thế nào ạ?



Danh sách câu trả lời (3)
avatar tybaby9 19/05/2013 19:52

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Ở những  người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Kinh nguyệt rối loạn do dâu?

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột  cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Những người bị rối loạn kinh nguyệt cần phải đến bệnh viện để khám. Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nhiều bệnh nhân muốn bác sĩ lập tức cho một loại thuốc điều kinh để mang về nhà uống với mong muốn kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Trên thực tế, nhiều khi mọi chuyện không đơn giản như vậy. Trước tiên, bác sĩ cần phải làm rõ xem bạn có mắc bệnh về kinh nguyệt hay không, rối loạn kinh nguyệt thuộc loại hình nào. Điều này đòi hỏi người bệnh phải cung cấp bệnh sử xuất huyết âm đạo một cách tường tận và chính xác cho bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kiểm tra phụ khoa, hóa nghiệm siêu âm, chiếu X-quang để phán đoán nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, xác định vị trí và tính chất vùng bệnh. Có những trường hợp phải tiến hành các kiểm tra đặc biệt như đo nhiệt độ cơ thể, nạo tử cung, soi ổ bụng; thường phải mất khoảng 1-2 tháng, thậm chí lâu hơn mới có kết luận chính xác.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Chúc bạn sức khỏe!

avatar haianh02 19/05/2013 19:52

Chào cháu!

Khi có rối loạn kinh nguyệt (dù đã có gia đình hay chưa, cụ thể là đã có quan hệ tình dục chưa?) nên đi khám ngay. Khi cháu chưa có quan hệ tình dục, bác sỹ sẽ có cách khám riêng không ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục (không ảnh hưởng đến màng trinh). Cháu có thể được siêu âm, xét nghiệm máu, khám xác định có khối u của tử cung và buồng trứng hay không bằng cách khám qua trực tràng. Cháu không phải lo lắng gì đâu, nên đi khám ngay nhé.

Chúc cháu sức khỏe!

avatar m0zjlla 19/05/2013 19:52

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

 

Những người bị rối loạn kinh nguyệt cần phải đến bệnh viện để khám. Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

 

Nhiều bệnh nhân muốn bác sĩ lập tức cho một loại thuốc điều kinh để mang về nhà uống với mong muốn kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Trên thực tế, nhiều khi mọi chuyện không đơn giản như vậy. Trước tiên, bác sĩ cần phải làm rõ xem bạn có mắc bệnh về kinh nguyệt hay không, rối loạn kinh nguyệt thuộc loại hình nào. Điều này đòi hỏi người bệnh phải cung cấp bệnh sử xuất huyết âm đạo một cách tường tận và chính xác cho bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kiểm tra phụ khoa, hóa nghiệm siêu âm, chiếu X-quang để phán đoán nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, xác định vị trí và tính chất vùng bệnh. Có những trường hợp phải tiến hành các kiểm tra đặc biệt như đo nhiệt độ cơ thể, nạo tử cung, soi ổ bụng; thường phải mất khoảng 1-2 tháng, thậm chí lâu hơn mới có kết luận chính xác.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Giáo dục giới tính
nophoto Tinh hoàn vẫn còn đau sau khi điều trị quai bị, liệu cháu có khả năng sinh con không BS?

Đăng lúc: 19:52 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Liệu bạn gái em có thai ko?

Đăng lúc: 19:52 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Điểm G của phụ nữ ở đâu?

Đăng lúc: 19:52 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Liệu dương vật em bị bệnh gì?

Đăng lúc: 19:52 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Phụ nữ cho con bú và thuốc tránh thai khẩn cấp

Đăng lúc: 19:52 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Hỏi về thuốc tránh thai khẩn cấp Mifestad ?

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Củ Chuối Dùng thuốc tránh thai hằng ngày là phải uống ntn mới đúng ?

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Liệu em có thai ko ?

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Hiện tượng trào nước sau khi quan hệ tình dục

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Âm đạo khô sau sinh ?

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Liệu bạn gái em có thai không?

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Thu Trang Liệu bạn gái có thai không?

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Xuất tinh ngoài có thai không nhỉ?

Đăng lúc: 19:51 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Cho hỏi chút nữa về chuyện "ấy"

Đăng lúc: 19:50 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Ngô Minh Tùng Phần môi nhỏ hơi thâm như vậy có phải là biểu hiện của đã QHTD ko?

Đăng lúc: 19:50 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Liệu có thai hay không? mọi người giúp mình với

Đăng lúc: 19:50 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Cho em hỏi uống thuốc tránh thai cấp tốc nhiều liệu có gây vô sinh không? uống như thế nào sau khi đã QHTD?

Đăng lúc: 19:50 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Hỏi về mộng tinh sao lại bị mộng tinh? có nguy hiểm gì không?

Đăng lúc: 19:50 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Tinh hoàn bị teo sau khi bị quai bị

Đăng lúc: 19:50 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Kich thước hai tinh hoàn không bằng nhau

Đăng lúc: 19:50 - 19/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Rao vặt Siêu Vip