
Khi đang có kinh nguyệt QHTD có mang thai được không?

Bạn thân mến!
Bạn đang băn khoăn không biết mình có thai hay không khi bạn quan hệ trong khi đang có kinh và lại xuất tinh ngoài nữa. Tư vấn az xin chia sẻ về vấn đề của bạn như sau:
Trước hết, xét về trường hợp bạn quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt.Thông thường người ta nhận thấy có một mối liên quan giữa khả năng mang thai với thời điểm quan hệ tình dục theo chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái có một thời điểm trứng rụng (thường cách ngày dự kiến có kinh của chu kỳ tiếp theo 14 ngày). Và như bạn cũng biết, khi trứng rụng kết hợp với tinh trùng ở 1/3 loa vòi trứng, cùng với điều kiện thuận lợi chúng sẽ được kết hợp với nhau và khả năng thụ thai sẽ xảy ra. Người ta thường căn cứ vào thời điểm trứng rụng trong chu kỳ kinh của bạn gái để xác định khoảng thời gian dễ thụ thai và khoảng thời gian mà khả năng thụ thai không cao. Đối với bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt ngắn 21 ngày mà kỳ kinh lại kéo dài 7 ngày thì theo cách tính này thời điểm trứng rụng lại gần trùng với những ngày đang có kinh. Như vậy, bạn gái vẫn có khả năng có thai khi quan hệ tình dục không an toàn vào kì kinh, bạn ạ. Bạn cần lưu ý, cách tính thời điểm an toàn hay không an toàn chỉ có thể áp dụng với một số trường hợp bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, không chênh lệch vượt quá 2 ngày. Trên thực tế, ngay cả với những bạn gái có kinh nguyệt đều thì trứng vẫn có thể rụng bất thường do ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, tâm lý, môi trường… Những bạn gái không thường xuyên quan hệ tình dục, khi hưng phấn lên cao cũng có thể kích thích trứng rụng.
Do đó, có thể thấy bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái trứng cũng có thể rụng vì vậy khả năng thụ thai đều có thể xảy ra. Đó là lý do tính ngày để tránh thai được xếp vào nhóm những biện pháp không an toàn. Ngoài ra, ở thời điểm bạn gái có kinh nguyệt, cổ tử cung hơi mở để máu kinh thoát ra ngoài. Do đó, việc giao hợp trong thời gian này sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương cơ quan sinh dục và dẫn đến khả năng viêm nhiễm đường sinh dục.
Ngoài ra, bạn còn băn khoăn về việc các bạn quan hệ nhưng xuất tinh ngoài.Bạn có thể thấy rằng, hiện tượng thụ thai có thể xảy ra nếu như tinh dịch (hoặc dịch tiết ở đầu dương vật khi chưa xuất tinh) tiếp xúc gần với âm đạo phụ nữ vào thời kỳ dễ thụ thai. Khi đó, dù không có giao hợp thực sự (dương vật không đưa vào âm đạo), tinh trùng vẫn có thể di chuyển qua âm đạo để đi gặp trứng và thụ tinh cho trứng.
Bạn ngạc nhiên vì dịch tiết ra ở đầu dương vật trước khi xuất tinh vẫn có thể gây thụ thai? Dịch trong suốt này do 2 tuyến nhỏ ở niệu đạo gọi là tuyến cowper tiết ra, có thể đã chứa một ít tinh trùng. Vai trò của chất dịch này chưa rõ và lượng bài tiết ra cũng khác nhau tùy từng người, tùy mỗi lần quan hệ tình dục. Vì có chứa tinh trùng (dù ít) nên nó vẫn có thể gây thụ thai và lây truyền cả bệnh tình dục.
Mọi nam giới khi có hưng phấn tình dục đều tiết ra chất dịch trên. Vì vậy, nếu muốn an toàn (tránh có thai và bị lây nhiễm bệnh tình dục), người nam cần mang bao cao su ngay từ đầu; không để tay mình dính dịch rồi lại đưa vào âm đạo bạn gái. Nếu không, dù bạn có áp dụng xuất tinh ngoài thì vẫn có khả năng mang thai .
Chúc bạn sức khỏe!

Điều này thật sai lầm. Bởi lẽ, thông thường phụ nữ có khả năng thụ thai cao nhất là vào giữa chu kỳ kinh (chu kỳ kinh 28 ngày). Tuy nhiên, nhiều minh chứng cho thấy, vẫn có thể mang thai khi quan hệ tình dục vào đúng thời kỳ kinh nguyệt diễn ra. Nguyên nhân là do tinh trùng có "tuổi thọ" lâu hơn bạn tưởng (tinh trùng có thể tồn tại 5 ngày trong môi trường âm đạo).Trong trường hợp của em thì lại xuất tinh vào trong âm đạo nên cũng ko loại trừ khả năng em mang thai đâu.
Quan hệ tình dục khi có kinh không an toàn bởi sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục, vì trong giai đoạn này cổ tử cung mở, nên vi khuẩn dễ đi thẳng từ ngoài vào trong tử cung. Hơn nữa trong khi có kinh thì lớp màng trong đường sinh dục (âm đạo) bị phù nề nên rất dễ bị tổn thương. Các cọ sát trong khi quan hệ làm tổn thương lớp màng này và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay cả với HIV/AIDS.
Đặc biệt nó liên quan đến vấn đề phòng tránh thai, rất nhiều người lầm tưởng rằng giai đoạn có kinh là tuyệt đối an toàn, quan hệ trong giai đoạn này sẽ không sợ bị có thai. Đây là một quan niệm sai lầm vì vẫn có sác xuất (tỷ lệ thấp) mang thai trong thời kỳ này (nếu QHTD vào những ngày cuối kinh). Do vậy khi quan hệ vẫn phải sử dụng các biện pháp tránh thai, tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) như bao cao su.
Khi đã có QHTD mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ( sử dụng bao cao su đúng cách) ngay từ trước khi có QHTD thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh (nếu một trong 2 người mắc các bệnh này). Các bệnh này có thể là do vi khuẩn (Lậu, Giang mai, Hạ cam, Liên cầu B, Lỵ trực trùng), vi rut (Viêm gan B, Viêm gan C, Herper, Papilloma), liên thể vi khuẩn và vi rut (Chlammydia, Ureaplasma, Mycoplasma) hoặc ký sinh trùng (trùng roi, rận mu, nấm men). Do đó khi đã bị lây nhiễm bệnh thì với một số bệnh không có cách nào để "tránh" hoặc "xử lý" sau khi đã quan hệ.
Để biết mình có bị lây nhiễm các bệnh STIs không, thì bạn cần chú ý hoặc làm theo hướng dẫn sau:
Có một số bệnh chỉ cho thấy dấu hiệu của bệnh sau khi đã nhiễm bệnh được hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm trí hàng năm.Ví như bệnh do Chlamydia tới 70% trường hợp không có triệu trứng hoặc người nhiễm vi rút viêm gan B, C hoặc nhiễm vi rút HIV, thường không thấy bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh này trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm - chỉ có làm xét nghiệm (thử máu) mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không mà thôi!
Tuy nhiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh.
Sau đây là một số triệu chứng thường thấy của một số bệnh STIs:
* Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật.
* Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
* Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
* Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh.
* Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn…
* Đau nhiều khi giao hợp ở các thiếu nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.
HÃY NHỚ: Nếu bạn có bất kỳ một trong những dấu hiệu trên, hãy lập tức đến các cơ sở y tế khám xem bạn có mắc STIs không, bạn nhé!
Trên đây là một số thông tin muốn trao đổi với bạn, mong rằng qua đó bạn sẽ hiểu hơn về