Câu hỏi

25/05/2013 09:58
Khi quan hệ trong ngày kinh thứ nhất....liệu em có thai không?
Danh sách câu trả lời (1)

Bạn thân mến,
Trong trường hợp nếu có QHTD vào ngày thứ 1 của chu kỳ khi đang có kinh sẽ không mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên việc có QHTD trong những ngày có kinh sẽ không an toàn bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương cho bạn gái do có nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục nếu bạn tình mắc các bệnh này (trong đó có cả HIV/AIDS)
Trong trường hợp vẫn muốn quan hệ tình dục thì cần chú ý đến nhiều vấn đề an toàn bằng cách sử dụng bao cao su hoặc chú ý đến vấn đề vệ sinh mỹ quan. Bởi vì trong quan hệ, máu kinh vẫn có thể chảy ra và có thể tạo ấn tượng xấu về quan hệ tình dục, làm mất cảm hứng tình dục cho những lần quan hệ sau. Do vậy trước khi quan hệ hai Bạn cũng cần phải chuẩn bị tâm lý cho nhau.
Quan hệ tình dục khi có kinh không an toàn bởi sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục, vì trong giai đoạn này cổ tử cung mở, nên vi khuẩn dễ đi thẳng từ ngoài vào trong tử cung. Hơn nữa trong khi có kinh thì lớp màng trong đường sinh dục (âm đạo) bị phù nề nên rất dễ bị tổn thương. Các cọ sát trong khi quan hệ làm tổn thương lớp màng này và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay cả với HIV/AIDS.
Đặc biệt nó liên quan đến vấn đề phòng tránh thai, rất nhiều người lầm tưởng rằng giai đoạn có kinh là tuyệt đối an toàn, quan hệ trong giai đoạn này sẽ không sợ bị có thai. Đây là một quan niệm sai lầm vì vẫn có sác xuất (tỷ lệ thấp) mang thai trong thời kỳ này (nếu QHTD vào những ngày cuối kinh). Do vậy khi quan hệ vẫn phải sử dụng các biện pháp tránh thai, tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) như bao cao su.
Khi đã có QHTD mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ( sử dụng bao cao su đúng cách) ngay từ trước khi có QHTD thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh (nếu một trong 2 người mắc các bệnh này). Các bệnh này có thể là do vi khuẩn (Lậu, Giang mai, Hạ cam, Liên cầu B, Lỵ trực trùng), vi rut (Viêm gan B, Viêm gan C, Herper, Papilloma), liên thể vi khuẩn và vi rut (Chlammydia, Ureaplasma, Mycoplasma) hoặc ký sinh trùng (trùng roi, rận mu, nấm men).
Để biết mình có bị lây nhiễm các bệnh STIs không, thì bạn cần chú ý một số triệu chứng thường thấy của một số bệnh STIs như sau:
* Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo.
* Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
* Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
* Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh.
* Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn…
* Đau nhiều khi giao hợp hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.
HÃY NHỚ: Nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu trên, hãy lập tức đến các cơ sở y tế khám xem bạn có mắc STIs không, bạn nhé!
Trên đây là một số thông tin mà Tuvantuoihoa muốn trao đổi với bạn, mong rằng qua đó bạn sẽ hiểu hơn về vấn đề liên quan đến tình dục. Bổ sung thêm cho vốn kiến thức Sức khoẻ sinh sản vị thành niên của mình, từ đó sẽ có những quyết định, lựa chọn sáng suốt để đảm bảo cho mình một SKSS tốt.
Trong trường hợp nếu có QHTD vào ngày thứ 1 của chu kỳ khi đang có kinh sẽ không mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên việc có QHTD trong những ngày có kinh sẽ không an toàn bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương cho bạn gái do có nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục nếu bạn tình mắc các bệnh này (trong đó có cả HIV/AIDS)
Trong trường hợp vẫn muốn quan hệ tình dục thì cần chú ý đến nhiều vấn đề an toàn bằng cách sử dụng bao cao su hoặc chú ý đến vấn đề vệ sinh mỹ quan. Bởi vì trong quan hệ, máu kinh vẫn có thể chảy ra và có thể tạo ấn tượng xấu về quan hệ tình dục, làm mất cảm hứng tình dục cho những lần quan hệ sau. Do vậy trước khi quan hệ hai Bạn cũng cần phải chuẩn bị tâm lý cho nhau.
Quan hệ tình dục khi có kinh không an toàn bởi sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục, vì trong giai đoạn này cổ tử cung mở, nên vi khuẩn dễ đi thẳng từ ngoài vào trong tử cung. Hơn nữa trong khi có kinh thì lớp màng trong đường sinh dục (âm đạo) bị phù nề nên rất dễ bị tổn thương. Các cọ sát trong khi quan hệ làm tổn thương lớp màng này và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay cả với HIV/AIDS.
Đặc biệt nó liên quan đến vấn đề phòng tránh thai, rất nhiều người lầm tưởng rằng giai đoạn có kinh là tuyệt đối an toàn, quan hệ trong giai đoạn này sẽ không sợ bị có thai. Đây là một quan niệm sai lầm vì vẫn có sác xuất (tỷ lệ thấp) mang thai trong thời kỳ này (nếu QHTD vào những ngày cuối kinh). Do vậy khi quan hệ vẫn phải sử dụng các biện pháp tránh thai, tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) như bao cao su.
Khi đã có QHTD mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ( sử dụng bao cao su đúng cách) ngay từ trước khi có QHTD thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh (nếu một trong 2 người mắc các bệnh này). Các bệnh này có thể là do vi khuẩn (Lậu, Giang mai, Hạ cam, Liên cầu B, Lỵ trực trùng), vi rut (Viêm gan B, Viêm gan C, Herper, Papilloma), liên thể vi khuẩn và vi rut (Chlammydia, Ureaplasma, Mycoplasma) hoặc ký sinh trùng (trùng roi, rận mu, nấm men).
Để biết mình có bị lây nhiễm các bệnh STIs không, thì bạn cần chú ý một số triệu chứng thường thấy của một số bệnh STIs như sau:
* Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo.
* Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
* Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
* Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh.
* Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn…
* Đau nhiều khi giao hợp hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.
HÃY NHỚ: Nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu trên, hãy lập tức đến các cơ sở y tế khám xem bạn có mắc STIs không, bạn nhé!
Trên đây là một số thông tin mà Tuvantuoihoa muốn trao đổi với bạn, mong rằng qua đó bạn sẽ hiểu hơn về vấn đề liên quan đến tình dục. Bổ sung thêm cho vốn kiến thức Sức khoẻ sinh sản vị thành niên của mình, từ đó sẽ có những quyết định, lựa chọn sáng suốt để đảm bảo cho mình một SKSS tốt.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Giáo dục giới tính
Rao vặt Siêu Vip