
Không thấy ra kinh sau khi quan hệ .... giúp em với???
Giúp em với , Em với bạn gái em QH lần đầu QH thì chu kì Kinh của bạn gái em ra trễ gần 1 tuần lễ , và đến bây giờ QH thì thấy không ra kinh nữa ước tính là hơn 1 tháng 2 tuần Không thấy ra Kinh .
Em đả thử mua Que thử thai nhưng báo hiệu là 1 vạch .
bây giờ không thấy ra kinh em lo quá :( .

I. Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh
Khoảng một tuần trước khi hành kinh bạn gái thường thấy có một số biểu hiện khác thường. Ví dụ như người mệt mỏi, nặng nề, đau đầu, dễ cáu gắt, dễ xúc động… Các biểu hiện này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, hoặc hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh. Hội chứng này sẽ hết trong hoặc sau khi hành kinh.
Định nghĩa
Từ thế kỷ 16 đã có những ghi chép về những hiện tượng khó chịu xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt. Đến năm 1931, hiện tượng này được gọi là "Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh" hay “Hội chứng tiền kinh nguyệt”. Đây là một nhóm các triệu chứng gây khó chịu xảy ra lặp đi lặp lại vào trước mỗi kỳ kinh.
Theo một số điều tra, khoảng 90% phụ nữ có triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Trong đó, 30-40% có biểu hiện rõ ràng, và khoảng 3%-12% ở mức nghiêm trọng cần phải điều trị. Một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, do chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt, trên 10% phụ nữ không thể đảm nhiệm được công việc thường ngày trong một hoặc vài ngày trước kỳ kinh.
Như vậy, chứng căng thẳng trước kỳ kinh là hiện tượng tương đối phổ biến ở giới nữ, đa số ở mức nhẹ, không đủ để gây chú ý, quan tâm ở chị em. Tỷ lệ người bị bệnh nặng chỉ là thiểu số.
Đặc điểm của hội chứng căng thăng trước kỳ kinh là nó xảy ra theo chu kỳ, thường là từ một đến hai tuần trước ngày có kinh. Sau đó, các triệu chứng tạm thời suy giảm trong vòng một tuần. Chỉ được coi là hội chứng trước kỳ kinh nếu các triệu chứng diễn ra liên tục, qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt.
Biểu hiện thường thấy của hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh
Biểu hiện của hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh rất đa dạng, không giống nhau giữa người này với người khác. Trường hợp điển hình thì có thể có những biểu hiện như sau:
Về mặt thể chất: ngực bị cương tức, đau đầu vú, căng tức vùng bụng dưới, nhức đầu, chân tay mỏi dừ, có cảm giác tăng cân, thói quen đại, tiểu tiện bị thay đổi,…
Về mặt tâm lý: nôn nóng, sốt ruột, dễ nổi cáu, giảm tập trung, tình cảm không ổn định, toàn thân cảm thấy nặng nề,…
Biểu hiện khác: Thay đổi thói quen ăn uống như thích ăn đồ ngọt; thay đổi nhu cầu tình dục. Có người còn có triệu chứng giống như phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh: bốc hỏa, toát mồ hôi, tim đập mạnh và loạn nhịp, mất ngủ…
Những triệu chứng này thường mất sau khi có kinh. Tuy nhiên ở một số phụ nữ nó kéo dài đến hết ngày có kinh.
Không phải phụ nữ nào cũng có đầy đủ các triệu chứng nói trên và mức độ nặng nhẹ ở từng người cũng khác nhau.
Nguyên nhân
Thăm khám cơ thể hoặc thử máu không giúp chẩn đoán hội chứng trước kỳ kinh. Các bác sĩ đã đề nghị bệnh nhân của họ ghi lại các triệu chứng và quá trình biến chuyển của chúng trong ngày, qua nhiều kỳ kinh. Tuy vậy bác sĩ vẫn chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giả thiết về nguyên nhân của hội chứng này.
- Nguyên nhân nội tiết: Chất nội tiết tố estrogen và Progesteron có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể là do Progesteron (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên nẩy sinh chứng lo âu, mệt mỏi hay cãi vã. Do đó, rất có thể người phụ nữ bị hội chứng rối loạn là do cơ thể họ phản ứng với một số thay đổi ở hormone liên quan đến kỳ kinh
- Nguyên nhân di truyền: Một số nhà khoa học đã quan sát chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt của hai chị em gái song sinh hoặc của con gái và mẹ đẻ. Họ nhận thấy, khả năng phát bệnh có liên quan đến nhân tố di truyền.
- Thiếu hụt một số vitamin và chất khoáng.
Giải pháp
Ăn uống hợp lý và kiểm soát tốt hơn tình cảm:
Đầu tiên, hãy ăn uống một cách hợp lý. Tránh các thức ăn mặn, bởi muối bắt cơ thể trữ nước. Không nên uống nhiều cà phê và trà bởi những thức uống này dễ gây căng thẳng thần kinh. Đường và đồ uống ngọt cũng là những thứ nên tránh.
Bạn cũng nên bỏ thuốc và rượu vì những thứ này gây cảm giác nặng nề và những rối loạn tình cảm.
Thức ăn giàu can xi, magiê, măng gan và ka li (có nhiều trong thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật, hoa quả tươi như chuối, cam, quýt ..), uống nhiều nước cũng có tác dụng trong việc giảm thiểu các triệu chứng rối loạn trước kỳ kinh. Một số các chuyên gia khác còn khuyên nên dùng thêm kẽm và vitamin B6 cũng như axít béo chưa no.
Bạn cũng cần ngủ đủ giấc và chơi một số môn thể thao mà bạn ưa thích, ngoài ra bạn cũng cần chú ý quan sát về các thay đổi của bản thân để tự điều chỉnh, tự giải toả tâm lý. Bạn cũng có thể chia sẻ với bạn bè, người thân là bạn sắp đến “ngày” để mọi người thông cảm. Đó có thể là những phương thuốc hiệu nghiệm giúp bạn bớt được những triệu chứng căng thẳng trước kỳ kinh
Dùng thuốc hỗ trợ:
Thường thì bạn gái có thể chịu đựng được các rối loạn này và không cần phải tới gặp bác sĩ. Nhưng đôi khi các khó chịu trước kỳ kinh gây trở ngại tới công việc và cuộc sống của họ. Trong trường hợp này, các bác sĩ khuyên dùng thuốc. Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Paradol… cao ích mấu… hoặc dùng thuốc tránh thai để ngăn ngừa các rối loạn trước kỳ kinh. Hiệu quả của thuốc này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Và các nhà khoa học Mỹ đang chuẩn bị đưa ra thị trường một loại thuốc tránh thai dành riêng cho những phụ nữ có vấn đề khi chuẩn bị hành kinh. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
II. Kinh thưa
Thông thường, vòng kinh của bạn gái nằm trong khoảng từ 21 đến 35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn có vòng kinh dài hơn 35 ngày, thậm chí, vài ba tháng mới có kinh một lần. Người ta gọi hiện tượng này là kinh thưa. Phần lớn mọi người khi rơi vào tình trạng này thường băn khoăn không biết liệu vòng kinh thưa như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản sau này không và có cần thiết phải điều trị hay không?
Đối với những bạn mới có kinh được 1-2 năm thì kinh thưa không đáng ngại, dần dần, kinh nguyệt sẽ trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh đã lâu (trên hai năm) thì đây là một dạng rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng kinh thưa?
Vùng dưới đồi và tuyến yên ở trong não chi phối sự bài tiết của buồng trứng (tiết ra oestrogen và progesterone). Hai hoóc môn này làm cho niêm mạc tử cung có những biến đổi để tạo ra kinh nguyệt hay để đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai. Vì vậy, những bất thường ở trục tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng đều có thể dẫn đến hiện tượng kinh thưa.
Bên cạnh đó, hiện tượng kinh thưa có thể do nhiều nguyên nhân khác, như: ít rụng trứng (do noãn bào chậm phát dục, do đó kéo dài giai đoạn noãn chín). Ở một số người cách hơn bốn mươi ngày hoặc hai đến ba tháng mới rụng trứng một lần, dù lượng máu kinh và thời gian hành kinh vẫn bình thường.
Một nguyên nhân nữa là sự phát triển của noãn bào gặp trở ngại, trước khi đạt tới giai đoạn chín thì đã bị thoái hóa, dẫn đến hành kinh không có rụng trứng. Lượng máu ra có thể nhiều mà cũng có thể ít hơn mức bình thường.
Ngoài ra, hiện tượng buồng trứng đa nang cũng có thể làm cho kinh nguyệt thưa. Đó là trường hợp buồng trứng có rất nhiều nang cùng phát triển, nhưng chẳng có nang nào chín và thường là không phóng noãn (không có trứng rụng). Nếu không điều trị buồng trứng đa nang có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh. Hiện nay việc điều trị buồng trứng đa nang không hề phức tạp, sau khi được điều trị bạn gái có thể mang thai trở lại.
Kinh nguyệt thưa ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của bạn gái?
Hiện tượng kinh thưa không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn gái, tuy nhiên, ít nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con.
Kinh nguyệt thưa do ít rụng trứng thường

Hiện tượng trễ kinh nguyệt hàng tháng ở phụ nữ ( Ngoại trừ mang thai)...có thể nói là một hiện tượng khá phổ biến. Bất kỳ người phụ nữ bình thường nào, trong cuộc đời của mình cũng có vài lần như vậy. Có một số người, hiện tượng ấy còn xảy ra thường xuyên "Như cơm bữa"...
Vậy nên, bạn không nên lo lắng quá mức không cần thiết bạn nhé!!
Ngoại trừ mang thai, hiện tượng này thường do 2 nhóm nguyên nhân :
Nhóm 1: Do rối loạn nội tiết tố ( trong đó có yếu tố Di truyền)
Nhóm 2 : Do sinh hoạt. Trong đó bao gồm :
*/ sinh hoạt vật chất, do ăn uống, nghỉ ngơi... thất thường gây nên.
*/ Sinh hoạt do yếu tố tinh thần mang lại... Như suy nghĩ nhiều, có nhiều chuyện bức xúc...
*/ Do ảnh hưởng bởi Sinh hoạt tình dục không hợp lý....
Vậy bạn nên tự xem mình nằm trong nhóm nguyên nhân nào, để xác định đúng hướng khắc phục, bạn nhé!
Nếu tự mình không thể xác định được một cách khách quan, thì tốt nhất bạn nên nhờ đến các Bác sĩ Phụ sản là ổn hơn cả bạn ạ !!!
Chúc bạn may mắn !!!