
Kiêng khi mang thai. Tôi rất thích các món ăn chế từ sắn dây, nhất là mùa hè có phải kiêng hay không?

Chào bạn,
Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn nên chọn những nơi đã có uy tín rồi, vì nhiều nơi sản xuất hàng giả, hàng pha trộn.
Còn về câu hỏi của bạn, không những không phải kiêng mà bột sắn dây còn rất tốt cho thai kì bạn nhé, bạn có thể tham khảo bài báo sau: Nước bột sắn dây bổ dưỡng cho thai kỳ
Có rất nhiều món ăn ngon chế từ bột sắn dây, bạn có thể tham khảo tại: Ẩm thực từ bột sắn dây

Sắn dây rất mát nên không phải kiêng đâu bạn ạ. Bạn chỉ cần để ý là không nên ăn quá nhiều như bữa nào cũng phải ăn, hay phải ăn chín thay vì pha nước uống sống thôi bạn nhé. Điều quan trọng nhất của bạn lúc này là ăn uống đầy đủ dưỡng chất để em bé và bạn cùng mạnh khỏe, không bị thiếu cân, bạn cũng để ý là không nên ăn quá nhiều đồ béo, các món ăn nhiều dầu mỡ, vì như vậy vừa dễ sinh béo, mà lại không có lợi cho bé, khiến cho công cuộc giảm béo sau khi sinh cũng mệt hơn bạn ạ.

(Ảnh minh họa)
Theo Đông y, trong thời gian mang thai, âm huyết trong cơ thể thai phụ phải tâp trung vào việc nuôi thai. Khi đó âm huyết rất dễ bị hao tổn và dẫn tới trạng thái mất cân bằng, mà Đông y gọi là "âm suy dương cang". Vì vậy, trong ăn uống cần kiêng kỵ những thức ăn cay nóng táo nhiệt, như ớt, hạt tiêu, đinh hương, hành, tỏi, gừng,... dễ khiến cho âm huyết bị thương tổn nặng, âm dương mất cân bằng, dẫn tới động thai, thai lậu hạ huyết, thai nhiệt, thai độc... Ngoài ra, còn cần giảm bớt những thức ăn quá béo, quá ngọt - khó tiêu; thức ăn quá mặn - tạo gánh nặng cho tim và thận, gây tích nước, dẫn tới phù thũng; Thức ăn sống lạnh như nem chua, gỏi, tiết canh, ốc, hến, ngao, sò,... dễ làm tỳ vị bị tổn thương, ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Đối với thuốc Đông dược, việc kiêng kỵ còn nghiêm ngặt hơn. Từ xưa, y gia đã phát hiện thấy rằng: Một số vị thuốc có thê gây tac hại đối với cơ thể mẹ hoặc vơi thai nhi; khiến cho hoạt động sinh lý trong thời gian mang thai bị rối loạn; dẫn tới rong huyết, động thai, sảy thai, teo thai, thai chết lưu trong bụng mẹ, thai dị dạng,... nên cần thận trong hoặc cấm dùng trong khi mang thai. Các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm về cấm kỵ trong khi mang thai, được bắt đầu tiến hành từ thập niên 40 của thế kỷ trước, kết quả thu được cho thấy, phần lớn nhận định của y gia thời xưa là có cơ sở.
Hiện tại, việc cấm kỵ trong dùng thuốc đối với thai phụ thường được phân chia thành 2 loại như sau:
1- Thuốc cấm sử dụng, bao gồm những vị thuốc có độc tính cao và tác dụng quá mạnh, có thể khiến cơ thể người mẹ và bào thai bị tổn thương nặng, như "phụ tử", "ô đầu", "ba đậu", "khiên ngưu tử" (hạt bìm bìm), "đại kích", "thương lục", "lê lô", "phê thạch", "địa đam ", "diên phấn", "lang độc",...
2- Thuốc sử dụng thận trọng, cần tham vấn ý kiến thầy thuốc, bao gồm một số vị thuốc thuộc các nhóm thuốc : "Thuốc hoạt huyết thông kinh" - thông huyết mạnh, như "tam lăng", "nga truật" (nghệ đen), "hồng hoa", "ích mẫu"...; "thuốc phá khí hành trệ" - hành khí mạnh, như "thanh bì", "chỉ thưc ", "tân lang", "đàn hương"...; "thuốc nhuyễn kiên tán kết" - làm mềm, tan khối u, như "miết giáp" (mai ba ba), "bối mẫu", "hạ khô thảo", "bán hạ"...; "thuốc công trục hoạt lợi" - thông đại tiểu tiên , tiêu nươc mạnh, như "đại hoàng", "ý dĩ nhân" (hạt bo bo), "hoạt thạch", "mộc thông", "xa tiền tử" (hạt mã đề),...
Sắn dây (cát căn) không phải là vị thuốc thuộc loại cấm dùng hoặc sử dụng thận trọng kể trên. Vì vậy, trong thời gian mang thai, bạn có thể an tâm sử dụng.