
Kinh nghiệm chữa bệnh lạc nội mạc tử cung ?

http://phongkhamkhuongtrung.com/phu-khoa/benh-ve-tu-cung/lac-noi-mac-tu-cung.html
Tham khảo nhé.
Nếu bạn muốn tư vấn về sức khỏe bạn hãy gọi điện tới đường dây nóng của phòng khám đa khoa 59 Khương Trung chúng tôi để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp: 0438 288 288

Mình mổ ở mức 3-4, bây giờ cũng đã có bé rồi nè, mình khám ở Từ Dũ, phát hiện và mổ tháng 11. BS bảo uống thuốc và chích thuốc, (mình chích 1tháng sau mổ, mua 2 tháng thuốc về uống tốn 4,5 tr) (BS bảo điều trị 6 tháng để tránh tái phát), 1 tháng sau mổ, tái khám mổ thì bên hiếm muộn BV TD bảo không chích thuốc ngừa tái phát nữa mà làm IUI luôn(như vậy mình còn dư 2 tháng thuốc), làm IUI lần 1 tại TD thất bại, IUI lần 2 tại VẠn Hạnh thành công.
Lời khuyên của mình là nếu bị LNMTC, mổ xong thì nên canh trứng hoặc làm IUI luôn, việc tái phát lại bệnh sớm hay muộn không ai dự đoán trước được, có thai sẽ hết, và tháng sau mổ thì tỷ lệ có thai là cao nhất.
Nếu vc 1 năm k có tin vui, thì nên đến BV Phụ sản có uy tín khám trước,phát hiện ra nguyên nhân sau đó sẽ tính tiếp.

Mình đi khám & chữa hiếm muộn cũng 2 năm muốn chia sẻ với các bạn.
BS đầu tiên mình đi khám là Ngọc Lan chẩn đoán mình bị buồng trứng đa nang, suốt ngày cho uống thuốc kích trứng rồi chích rụng trứng trong 2 CK, sau đó nói là vc mình muốn nhanh thì làm nuôi trứng non. Mình suy nghĩ là còn trẻ với lại chưa làm gì để gọi là điều trị hiếm muộn thực sự (chưa làm bất kỳ xét nghiệm nào cả mà chỉ chẩn đoán cái rẹt khi mình khai bệnh là KN không đều) nên không đi ở đó nữa. Sau đó có chuyển qua 1 bs nữa ở bv Từ Dũ do có người giới thiệu là mát tay. Bà này cũng chả khá hơn cũng vẫn bài cũ là uống thuốc Clomiphene kích trứng rồi canh chích thuốc rụng trứng. Do đọc nhiều tài liệu về bệnh này nên mình biết rằng người bị bệnh phải mập, lông nhiều & mỗi buồng trứng phải có hơn 10 nang mỗi tháng. Vì vậy mình cũng không tin bà này luôn & stop sau 5 tháng.
Thế rồi khi mình chuyển qua 1 bs khác mà mình đang theo hiện giờ thì sau khi làm 1 loạt xét nghiệm nội tiết tố thì nghi ngờ mình bị lạc nội mạc tử cung. Mình rất tin tưởng bs này vì cách làm rất khoa học, từng bước rõ ràng & tư vấn tận tình vì mình rất hay thắc mắc Rồi mình được chỉ định mổ nội soi vào tháng 6/08 thì KQ mổ cực kỳ tệ. Lạc nội mạc chắc chắc & tắc dính ống dẫn trứng, vòi trứng tùm lum nhưng cái vụ BT đa nang thì không nghiêm trọng như bị phán trước đó (đúng là 2 bs đầu tiên mình đi lang băm quá :mad
Sau đó chích 3 mũi thuốc (hơn 2 triệu/mũi) trong 3 tháng liên tiếp & 3 tháng này sẽ không có KN. Đến tháng 10 có KN lại nhưng mình đi công tác. CK tháng 11 đến gặp bs thì ông lại đi công tác. Đến CK tháng 12 mình đến thì bs cho canh trứng để làm IUI trong 3 CK nếu không được thì làm IVF (nghe đã thấy nản:Crying
, đang canh được 2 ngày trứng phát triển thì ngày thứ ba đến SA trứng rụng mất tích mặc dù chỉ mới 15-16mm :Crying: BS nói CK này hỏng rồi để đợi CK sau & 15 ngày nữa sẽ có KN. Lúc đó mình chán không thể tả, buồn & thất vọng nữa nhưng sau đó là Noel nên cũng quên nhanh. 15 ngày sau không thấy KN mình nghĩ là chắc trứng rụng lúc còn bé qua nên KN bị chậm nên không buồn nghĩ đến nữa. Cố gắng không nghĩ đến nhưng không ngờ CK đó lại được các bạn ạ. Hiện giờ em bé của mình đã được 5 tháng rồi đó
. Khi mình hỏi bs sao lại được điều kỳ diệu này trong khi theo khoa học thì trứng không đủ kích thước để thụ tinh & ko có gì thuận lợi cả, bs giải thích tác dụng cũng là do 3 mũi chích đó đã khống chế được các lạc nội mạc. Sau khi chích thì lạc nội mạc sẽ bị khống chế trong 12 tháng nên mọi biện pháp phải được tiến hành ngay trong thời gian này, tuỳ theo tuổi tác, điều kiện kinh tế & tình hình bệnh mà sẽ làm IUI or IVF. May là mình lại có em bé theo cách tự nhiên.
Vì vậy mình khuyên các bạn điều quan trọng nhất là tìm đúng bs có chuyên môn để tìm ra đúng bệnh & có hướng điều trị đúng, và sau đó là tinh thần lạc quan đừng lo lắng suy nghĩ quá nhiều. Chúc các bạn sớm có tin vui nhé

Đã nhiều lý thuyết về nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung (LNMTC), nhưng đều chưa được nhất trí hoàn toàn.
Chỉ có lý thuyết do bác sĩ John Sampson nêu ra từ thập kỷ 20 thế kỷ trước là được tán thành nhiều nhất. Đó là lý thuyết về sự trào ngược của máu kinh.
Như lạc vào cả rừng nguyên nhân
Đã nhiều lý thuyết về nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung (LNMTC), nhưng đều chưa được nhất trí hoàn toàn, chỉ có lý thuyết do bác sĩ John Sampson nêu ra từ thập kỷ 20 thế kỷ trước là được tán thành nhiều nhất. Đó là lý thuyết về sự trào ngược của máu kinh: Các mô bong ra của máu kinh trào ngược trở lại hai vòi trứng và tụ lại trên các cơ quan trong tiểu khung như những hạt mầm sau đó phát triển. Nhiều nghiên cứu đều có sự trào ngược máu kinh, nhưng chỉ có số ít bị LNMTC, cho nên trong nguyên nhân có lẽ còn có vai trò khởi động của hệ miễn dịch hay của hormone. Lý thuyết máu kinh trào ngược cũng không giải thích được vì sao LNMTC lại phát triển ở những phụ nữ đã bị cắt tử cung hay vòi trứng…
Lý thuyết gien học cho rằng mỗi phụ nữ có cấu trúc gien học thuận lợi để phát bệnh, đó là đối tượng có họ hàng gần với những phụ nữ đã bị LNMTC. Khi đã có mối liên hệ di truyền nguy cơ bệnh có xu hướng phát triển xấu hơn ở thế hệ sau.
Nhiều lý thuyết khác cho rằng các mảnh của nội mạc tử cung đã theo dòng máu hay theo hệ bạch huyết để đi tới các bộ phận khác của cơ thể, vì thế có nhiều trường hợp LNMTC đã phát triển ở phổi, não, da hay mắt. Chưa hết, nhiều người còn tin rằng có những tế bào phôi lạc chỗ đã gây ra LNMTC hoặc một số tế bào trưởng thành vẫn còn lưu giữ được khả năng của giai đoạn phôi để chuyển thành mô của giai đoạn sinh sản.
Trên thực tế, 79% số khỉ phơi nhiễm với chất dioxin đã phát triển LNMTC; những con khỉ bị phơi nhiễm nhiều nhất có tổn thương LNMTC rộng nhất. Chất dioxin là một thành phần của nhóm chlorine hữu cơ (organochlorine) và các nghiên cứu đã cho thấy nhóm này hoạt động như hormone trong cơ thể. Dioxin được tạo ra từ tiến trình đốt các chất thải có chlore, xăng pha chì và trong tiến trình sản xuất các chất dẻo PVC. Dioxin cũng có thể có trong các đồ tẩy trắng, đáng báo động nhất là có cả trong một số sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
Tần suất bị bệnh?
LNMTC được xem là bệnh “bình đẳng” về cơ hội, có nghĩa phụ nữ các nước có tỷ lệ mắc bệnh gần như giống nhau. Ước tính ở Mỹ có đến hơn 5 triệu phụ nữ bị bệnh và là nguyên nhân chính gây ra đau vùng tiểu khung, nhưng vẫn là một trong những bệnh chưa được hiểu rõ nhất trong thời đại hiện nay.
Các dấu hiệu báo động
Trước hết cần biết, LNMTC là bệnh rất khó nắm bắt, khó xác định, không theo quy luật và có biểu hiện rất đa dạng. Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí LNMTC, cho nên mỗi cá thể có bệnh cảnh khác nhau. Nói chung, một số triệu chứng chuẩn mực của LNMTC bao gồm đau vùng tiểu khung, đau trước và/hoặc sau khi hành kinh, những cơn đau quặn nặng đến mức phải dùng đến aspirin, đau khi quan hệ tình dục, đau khi có khoái cảm đỉnh điểm, ra máu kinh nhiều hay kinh nguyệt không đều, nhu động ruột đau (thường kèm với những chu kỳ kinh có tiêu chảy hay táo bón), hiếm muộn, suy yếu về đường ruột (thể hiện chướng bụng, nôn, buồn nôn), đau vùng thắt lưng và có thể lan xuống cẳng chân, đau vùng bàng quang và/hoặc đái nhiều, mỏi mệt. Tuy nhiên một số phụ nữ không hề có triệu chứng gì và thậm chí không biết mình bị bệnh cho tới khi phát hiện hiếm muộn. Điều ngạc nhiên là mức độ nghiêm trọng của LNMTC không hề liên quan đến mức độ đau mà người phụ nữ trải nghiệm.
Chuẩn đoán LNMTC bằng cách nào? Cho tới nay, cách thức duy nhất để chuẩn đoán LNMTC là soi ổ bụng (đưa ống soi qua những lỗ mở nhỏ ở thành bụng).
Vì chuẩn đoán bằng quan sát có thể nhầm lẫn, cho nên trường hợp nghi ngờ LNMTC vẫn thường được cắt bỏ để làm xét nghiệm. Thầy thuốc có thể cảm nhận được tổn thương LNMTC qua thăm khám tiểu khung và lịch sử các triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, soi ổ bụng cộng với sinh thiết thường đem lại bằng chứng quyết định về mức độ nghiêm trọng của bệnh và cũng thường có thể tiến hành điều trị đồng thời.
Điều trị LNMTC
Có nhiều cách nhưng cách nào cũng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Những loại thuốc dùng để điều trị LNMTC bao gồm những tân dược có thể làm cho người phụ nữ dễ bước vào mãn kinh sớm (thuốc chủ vận GnRH và danazol) và những thuốc làm cho tổn thương LNMTC co lại bằng cách ức chế rụng trứng (dùng các viên thuốc tránh thai và các viên thuốc hay thuốc tiêm chỉ có progesterone). Những tác dụng phụ có thể nghiêm trọng với nhiều loại thuốc trong số này và tái phát sau khi ngừng thuốc vẫn coi là vấn đề nan giải.
Can thiệp ngoại khoa bảo tồn là một lựa chọn khác, có mục tiêu là loại bỏ hay huỷ diệt tổn thương LNMTC và phục hồi cấu trúc giải phẫu đã biến đổi. Khi tổn thương LNMTC đã được loại bỏ cảm giác đau có thể giảm. Nếu tổn thương LNMTC ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì can thiệp phẫu thuật có thể giải quyết vấn đề. Ngày nay can thiệp phẫu thuật để loại bỏ LNMTC thường được thực hiện bằng phương pháp soi ổ bụng. Nhiều thầy thuốc có tay nghề cao đã có thể chuẩn đoán và điều trị LNMTC qua soi ổ bụng, nhưng với tổn thương LNMTC lớn (ví dụ cần phải cắt bỏ một đoạn ruột) thì vẫn có chỉ định phải mở ổ bụng, tất nhiên trong trường hợp này cần đường rạch rộng và thời gian hồi phục cũng lâu hơn. Đôi khi cần can thiệp ngoại khoa triệt để, bao gồm cắt bỏ tử cung, hai buồng trứng và cả tổn thương LNMTC và trường hợp này có lẽ là sự lựa chọn khó khăn nhất mà bệnh nhân phải đối mặt.
Nhiều lựa chọn điều trị khác chỉ là dùng thuốc giảm đau, phong bế thần kinh hay châm cứu. Vì các triệu chứng của LNMTC vẫn có thể còn tiếp diễn sau khi điều trị cho nên một số phụ nữ vẫn tìm đến các liệu pháp phi truyền thống khác để giảm đau như dùng thuốc nam (thảo mộc), thay đổi chế độ ăn, bổ sung vitamin, các kỹ thuật thư giãn, kiểm soát dị ứng và liệu pháp miễn dịch.
Khi nào cắt tử cung là lựa chọn duy nhất điều trị LNMTC?
Trước đây cắt tử cung được chỉ định rộng rãi hơn ngày nay, nhưng can thiệp này vẫn cần thiết khi các liệu pháp khác thất bại. Nhiều khi còn cắt bỏ cả hai buồng trứng khi cắt tử cung vì đem lại hiệu quả giảm đau lâu dài hơn.
Về phía người bệnh, có cả những phản hồi tích cực và tiêu cực với can thiệp cắt tử cung kèm hai buồng trứng. Có người bệnh cho rằng can thiệp này là cách duy nhất để có chất lượng sống, nhưng người khác lại cho rằng sẽ phải trả giá cao vì can thiệp này. Vì sau cắt tử cung, về mặt cảm xúc người phụ nữ cảm thấy như có sự mất mát, không chỉ là cơ quan sinh sản mà còn là một phần cơ thể. Nhiều phụ nữ còn cần đến liệu pháp hormone thay thế, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nên trì hoãn liệu pháp hormone thay thế một thời gian sau khi đã cắt tử cung và hai buồng trứng, để các tổn thương LNMTC “chết hẳn” vì estrogen vẫn thường cho là hormone có ảnh hưởng đến sự phát triển của LNMTC.
Có thể gây vô sinh?
Rõ ràng không ít trường hợp LNMTC ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, như gây dính vòi trứng hoặc cản trở sự phóng noãn của buồng trứng. Ngay cả khi tổn thương LNMTC rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Sự hiện diện của LNMTC dù ở giai đoạn nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ và hoạt động của hệ miễn dịch ở một số phụ nữ. Có nghiên cứu cho thấy can thiệp soi ổ bụng ở những phụ nữ hiếm muộn bị LNMTC nhẹ đã phát tác dụng cải thiện khả năng sinh sản. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy ở phụ nữ hiếm muộn bị LNMTC nguy cơ cao hơn bị tăng nồng độ APA (antiphospholipid antibodies – kháng thể chống phospholipid) – nồng độ cao của kháng thể này có liên quan đến nguy cơ sảy thai tái diễn, thai chậm phát triển trong tử cung và tiền sản giật.
Ngoài ra, LNMTC cũng có thể liên quan đến sự thiếu hụt beta – 3, hợp chất cần thiết cho tiến trình trứng đã thụ tinh làm tổ. LNMTC còn có thể làm tăng khả năng phát triển thực bào – thủ phạm tiêu diệt trinh trùng, trứng hay phôi. Một nghiên cứu khác cho thấy có mối liên hệ giữa LNMTC và tình trạng sản xuất trứng chất lượng kém.
Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ bị LNMTC đều bị những tác động tiêu cực đã kể, thực tế nhiều người vẫn có thai bình thường. Với một số người gặp khó khăn giải pháp can thiệp ngoại khoa thường tạo cơ hội gia tăng cơ may có thai. Nếu vẫn tiếp tục gặp khó khăn thì có thể tìm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong tử cung hay thụ tinh ống nghiệm.