
Làm lại giấy khai sinh như thế nào?
Xin Chào luật sư!
Hiện tại giấy khai sinh của chị gái em tên Nguyễn Thị Loan sinh tại Hà Nam Ninh Vào năm 1979.
Nhưng do sai sót giấy tờ tùy thân, bằng cấp, hộ khẩu và bảo hiểm đều mang tên Nguyễn Thị Phương Loan.
Em có về lại Hà Nam Ninh để làm lại, nhưng do tỉnh này nay đã tách làm 3 tỉnh Ninh Bình, hà Nam và Nam định.Hơn thế nữa huyện Kim Thanh trước kia nay đã thành 2 huyện, huyện Kim Bảng và Thanh Liêm.
Em có về lại 2 huyện trên để xin làm lại giấy khai sinh nhưng được trả lời là ở đây không còn lưu giữ hồ sơ gốc từ năm 1987 trở về trước nữa và yêu cầu em trở về địa phương nơi đang thường trú và làm lại ở đó (xã hố nai 3 huyện trảng bom, tỉnh đồng nai)theo thông tư mới nhất của chính phủ.
Nhưng khi vào lại Đồng Nai, ở đây sở tư pháp không chấp nhận làm lại và yêu cầu phải có công văn xác nhận là giấy khai sinh chưa vào sổ gốc, em lại ra lại tỉnh hà nam thì bên cơ quan xã không chịu xác nhận về việc không còn lưu giữ hồ sơ gốc.
vậy làm sao để em có thể làm lại giấy khai sinh.Chị em không đi cư trú nước ngoài, do năm nay tốt nghiệp đại học và liên quan đến bên bảo hiểm nên phải làm lại giấy khai sinh.
Mong luận sư giúp.
Cảm ơn!

Theo khoản 1 Điều 62 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “Trong trường hợp bản chính giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được thì được cấp lại bản chính giấy khai sinh”.
Điều 63 của Nghị định này quy định thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh như sau:
- Người yêu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính giấy khai sinh cũ (nếu có).
- Sau khi nhận tờ khai, cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính giấy khai sinh và ghi rõ “cấp lại” dưới tiêu đề của bản chính giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính giấy khai sinh mới, thu hồi lại giấy khai sinh cũ (nếu có). Trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “đã cấp lại bản chính giấy khai sinh ngày…tháng...năm...”.
- Sau khi cấp lại bản chính giấy khai sinh, UBND cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú tiếp vào sổ đăng ký khai sinh lưu tại UBND cấp xã.
Theo Pháp Luật Việt Nam

Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn... được quy định như sau: Người đăng ký lại phải nộp đơn và xuất trình các loại giấy tờ sau: 1/. Sổ hộ khẩu gia đình; 2/. Chứng minh nhân dân; các giấy tờ cần thiết khác để chứng minh sự kiện hộ tịch được đăng ký lại là đúng sự thật. Trong trường hợp không có đủ các giấy tờ theo quy định trên đây thì phải có giấy tờ hợp lệ thay thế. Đơn xin đăng ký lại phải có xác nhận của hai người làm chứng. Trong trường hợp xin đăng ký lại tại UBND không phải là nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch về việc đã đăng ký. Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn là do UBND cấp xã nơi đương sự cư trú hoặc nơi đương sự đã đăng ký hộ tịch đảm trách. Như vậy, trước hết bạn phải về Sở Tư pháp - nơi địa phương trước đây bạn đã thực hiện việc đăng ký khai sinh để xin sao lục. Nếu còn sổ bộ, nơi đây sẽ cấp bản sao cho bạn. Nếu không còn, bạn sẽ được hướng dẫn các thủ tục tiếp theo hoặc cấp một giấy chứng nhận đã mất sổ bộ và giới thiệu cho bạn về địa phương nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay để đăng ký lại việc khai sinh.