
Làm sao để không còn vị đau nửa đầu nữa?....hix
Em năm nay 24 tuổi, cách đây vài năm em đã có triệu chứng thường xuyên bị đau nửa đầu. Bệnh hình như ko bao giờ khỏi dù em có dùng thuốc gì đi nữa, mỗi khi thời tiết thay đổi hay căng thẳng về vấn đề gì đó là em lại bị đau. Ai có kinh nghiệm điều trị bệnh này xin giúp em với...hixhix!

Cho đến nay người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của hiện tượng một bên đầu đau dữ dội là gì nhưng có nhiều khả năng là do sự thiếu hụt của chất serotonin trong máu. Và điều này cũng có nghĩa không thể hy vọng rằng sẽ điều trị dứt được bệnh này.
Chứng đau nửa đầu là gì?
Như đã nói ở trên, đau nửa đầu là hiện tượng một bên đầu đau dữ dội và thường kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác chẳng hạn như buồn nôn hay chóng mặt. Các chuyên gia y tế chia chứng đau nửa đầu thành 2 dạng: Đau nửa đầu "cổ điển" và đau nửa đầu thông thường.
Đau nửa đầu “cổ điển" là dạng đau nửa đầu thường bắt đầu bằng hiện tượng thoáng qua với những triệu chứng có thể xuất hiện như hoa mắt, tê tay, tê mặt, hoặc cảm thấy khó khăn khi giao tiếp.
Đau nửa đầu thông thường là dạng đau nửa đầu không bắt đầu bằng hiện tượng thoáng qua như ở dạng "cổ điển".
Điều gì xảy ra khi bạn bị chứng đau nửa đầu hành hạ?
Khi mắc phải bất cứ dạng đau nửa đầu nào trong 2 dạng trên, trước tiên sẽ có một số thay đổi về trạng thái tâm lý và xuất hiện cảm giác đói hay thèm ăn. Sau đó một bên đầu sẽ đau dữ dội và thường kéo dài từ 4 tiếng đến khoảng 3 ngày.
Lúc này người bị đau đầu sẽ cần một nơi yên tĩnh và có ít ánh sáng để nghỉ ngơi. Nếu di chuyển hoặc tiếp xúc với tiếng động hay ánh sáng nhiều sẽ làm cho đầu đau hơn.
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân của hiện tượng đau nửa đầu, như đã nói ở trên, chủ yếu là do sự sụt giảm lượng chất serotonin (một chất có chức năng truyền tải các tín hiệu thần kinh lên não) trong thành phần của máu. Khi lượng chất này sụt giảm, mạch máu sẽ bị giãn ra và gây nên hiện tượng đau nửa đầu rất khó chịu.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể làm cho chứng đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn như:
- Cơ thể yếu
- Stress
- Mất nước
- Không ăn uống đầy đủ hoặc đúng bữa.
- Sử dụng một số đồ ăn và thức uống như phó- mát, sôcôla, cà-phê, trà hay rượu.
Có thể điều trị hoàn toàn chứng đau nửa đầu hay không?
Thông thường thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được nó bằng cách hạn chế sử dụng những đồ ăn hoặc thức uống như đã nêu ở trên hoặc duy trì chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể không rơi vào trạng thái mệt mỏi. Theo kinh nghiệm của một số người thì uống thuốc ngay trong giai đoạn đầu cũng có thể giảm được phần nào.
Có cần phải đi khám mỗi khi bị chứng đau nửa đầu?
Sẽ là rất cần thiết nếu:
- Sau khi đã uống thuốc mà không thấy tình hình tiến triển hoặc hiện tượng đau đầu xảy ra thường xuyên hơn.
- Thấy xuất hiện nhiều triệu chứng khác thường với những triệu trứng của hiện tượng đau nửa đầu thông thường.
Một số biện pháp điều trị giúp hạn chế ảnh hưởng của chứng đau nửa đầu.
- Tránh sử dụng nhiều các đồ ăn như đã liệt kê ở phần trên.
- Khi hiện tượng này xuất hiện có thể mua thuốc giảm đau ở các hiệu thuốc để uống.
- Sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với các thuốc khác phòng ngừa bị ốm, tuy nhiên phải có toa thuốc rõ ràng.
- Sử dụng thuốc giúp duy trì lượng serotonin ở mức bình thường, cũng phải có toa thuốc cụ thể.
- Ngoài uống thuốc có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp khác như châm cứu, tập yoga, hoặc thư giãn.
Theo N.H
VTV/ Reuters
Thông tin mới
Các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch tại Trung tâm Y học Trường Đại học Rush – Mỹ, đã nghiên cứu và kết luận rằng hoạt động của tim là chìa khóa giải tỏa chứng đau nửa đầu.
Họ đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh tim bẩm sinh, lỗ hổng Ovale (PFO) và chứng đau nửa đầu. PFO là khoảng trống giữa các mô giao nhau tạo ra các khoang trong tim, giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Thường thì PFO được đóng kín như một chiếc van, nhưng khi có những hoạt động nào đó của cơ thể gây nên áp lực ở ngực thì van lại mở ra. Lúc này một lượng máu chưa được lọc qua phổi sẽ chạy thẳng từ tâm nhĩ phải sang tâm nhĩ trái, có thể mang một số thành phần gây nên chứng đau nửa đầu.
Để xử lý vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cấy mô bắt chéo qua các khoang giữa hai tâm nhĩ để đóng PFO nhằm lấp kín lỗ hổng này lại.
Sau thử nghiệm trên 42 bệnh nhân thì có khoảng 50% giảm thời gian đau nửa đầu và 37% số bệnh nhân giảm tần số đau cũng như thời gian đau.

Do nỗi lo lắng đang đè nặng tâm trí nên tôi không hề ngạc nhiên khi anh bị căng thẳng. Đau nửa đầu là căn bệnh gây suy yếu từ từ, đặc biệt là khi chúng dường như không có dấu hiệu chấm dứt.
Đau nửa đầu là một căn bệnh của não bộ. Nó ảnh hưởng tới khoảng 10% dân số và thường gây đau đớn khổ sở.
Có 2 loại đau nửa đầu: đau nửa đầu kinh niên và đau nửa đầu phổ biến. Đau nửa đầu kinh niên là khi đau đầu gồm các triệu chứng với các biểu hiện: đau thoáng qua, thấy chớp lóe, khó tập trung và thậm chí có thể là xuất hiện tình trạng “ruồi bay” trong mắt.
Trong cả 2 trường hợp, đau thường đi kèm buồn nôn, nhạy cảm quá mức với tiếng ồn và ánh sáng. Điều khủng khiếp là nó kéo dài tới vài ngày.
Đau nửa đầu là do sự thay đổi hóa học trong các tế bào thần kinh não bộ. Nhưng có nhiều yếu cố có thể kích thích đau đầu, chẳng hạn như thực phẩm, rượu hoặc do sự thay đổi hormone do đến chu kỳ kinh. Thỉnh thoảng, nó có thể do yếu tố stress - chẳng hạn như trong giai đoạn công việc căng thẳng.
Ở nhiều bệnh nhân, chứng bệnh này nặng nề hơn bởi các loại thuốc chỉ giúp giảm đau đầu giai đoạn đầu.
Uống codein có trong thuốc giảm đau (như Solpadeine và Nurofen Plus) nhiều hơn 4 lần/tuần có thể dẫn tới lờn thuốc, uống mà vẫn đau nhức.
Thậm chí ngay cả những thuốc điều trị nhức đầu tốt nhất như dòng triptans, nếu uống nhiều hơn 2 lần/tuần cũng sẽ gây lờn thuốc.
Trong những trường hợp này, dùng thuốc phòng ngừa có lẽ là tốt hơn cả. Thuốc này cần uống mỗi ngày và không được uống cùng với thuốc trị đau đầu. Có nhiều loại thuốc phòng ngừa đau đầu nhưng để dùng thuốc này, cần phải làm các xét nghiệm để dùng liều thích hợp và trong thời gian bao lâu bởi vì tác dụng của thuốc đối với mỗi người là khác nhau. Những thuốc này bao gồm beta blockers, chống trầm cảm tricyclic và thuốc chống động kinh.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thường xuyên uống nhóm thuốc triptans thì thuốc sẽ không có tác dụng. Và phải sau uống 2-3 tuần thuốc mới có tác dụng. Các loại viên uống bổ sung chứa vitamin B cũng có tác dụng.
Cần nhớ là không thể chữa dứt điểm đau nửa đầu, chỉ là kiểm soát. Vì thế nếu 2 tuần liên tục tình trạng đau đầu thuyên giảm thì cũng có thể coi là một chiến thắng.


Lao động mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá… thường gây nên những cơn đau nửa đầu.
Ngoài ra, nếu bệnh đã có từ trước thì cũng hay tái phát, người ta cũng cho rằng trong gia đình nếu cha mẹ hay có chứng đau nửa đầu thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa được chứng bệnh này, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu sau:

Xin chào bạn!
Mình ko có kinh nghiệm gì nhiều, nhưng mình nghe nói tập Yoga rất tốt cho sức khỏe và có thể làm thuyên giảm rất hiệu quả chứng đau nửa đầu của bạn. bạn tham khảo bài này nhé!
Yoga và chứng đau nửa đầu
Tôi 27 tuổi, làm văn phòng, vào các buổi chiều nhất là các thời tiết chuyển mùa thường hay đau nửa đầu. Tôi đi khám bác sĩ nhưng toàn được cho uống thuốc giảm đau. Xin chuyên mục tư vấn giúp cách khác. (Hạ Trang)
Đau nửa đầu là loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ các thể đặc biệt như biến chứng thần kinh. Mặc dủ vậy, những cơn đau nửa đầu dữ dội kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện và điều trị kịp thời là cần thiết vì hạn chế được các cơn đau gây khó chịu, lo lắng và hoảng hốt.
Bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ do sự thay đổi nội tiết tố nhiều lần trong đời. Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính (thường gọi là đau đầu Migraine). Về cơ chế, bệnh được xếp vào nhóm đau đầu do nguyên nhân mạch máu não như có sự co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não một bên.
Bệnh này biểu hiện trên lâm sàng thường xảy ra từng cơn với tính chất: Cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4 đến 72h, có thể lần lượt đổi bên (không cố định bên nào), có hiện tượng mạch đập mạnh ở vùng thái dương. Mức độ đau có thể vừa hoặc dữ dội tùy theo từng bệnh nhân và đau tăng lên khi gắng sức và có triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
Tập yoga có thể làm giảm tần số và mức độ của bệnh đau nửa đầu xuống khoảng 70%. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rajasthan (Ấn Độ) trên 72 bệnh nhân bị bệnh đau nửa đầu. Một nhóm được hướng dẫn tập yoga (gồm các tư thế ngồi, cách thở, thư giãn và thiền) với 5 ngày một tuần (một giờ mỗi ngày). Nhóm còn lại được hướng dẫn tránh các nguyên nhân gây đau đầu và thay đổi bữa ăn cũng như thói quen sống. Sau 3 tháng, nhóm tập yoga thấy ít bị đau đầu và cơn đau khi xuất hiện thường nhẹ hơn so với nhóm không tập, trong khi ở nhóm còn lại bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn xấu hơn.
Để việc luyện tập đạt kết quả tốt, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các khóa học chuyên biệt, với số lượng học viên trong một lớp giới hạn không quá 10 học viên để giáo viên có thể tập trung hướng dẫn cho từng cá nhân theo thể trạng của mỗi người.
Tại trung tâm Placencare Spa & Yoga ở địa chỉ số 5 ngõ 117, Thái Hà, Hà Nội, bạn sẽ có cơ hội tham dự khóa học Yoga: cơ bản, phòng và điều trị bệnh đau nửa đầu do Placencare kết hợp với trung tâm Unesco tổ chức. Trung tâm có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, hướng dẫn tận tình, cùng với đó là lớp yoga số lượng ít học viên nên các giáo viên sẽ có thời gian chỉ dẫn cho từng người trong quá trình tập luyện. Mức phí hợp lý với nhiều đối tượng có thể lựa chọn với: 1.900.000 đồng cho 20 buổi tập.
Ngoài ra, còn có rất nhiều phần quà hấp dẫn dành cho dịp tháng 4: Tặng thẻ giảm giá 30% cho dịch vụ chăm sóc da tại Placencare; Giảm giá 15% khóa học cho các khách hàng có mối quan hệ gia đình: vợ chồng, mẹ con, chị em và giảm giá 10% khóa học khi khách hàng đăng ký 2 khóa học liền.
Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp hoặc gọi điện thoại để được tư vấn miễn phí về các phương pháp tập yoga cũng như tác dụng của nó đối với cơ thể.
Trung tâm Placencare & Yoga
Số 5 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3537.7855 /56
Website: http://www.placencarespa.vn
Email: contact@placencarespa.vn.