Câu hỏi

08/05/2013 10:17
Làm thế nào để nhanh chóng thoát khỏi nhiệt miệng?
Có khoảng 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng. Đặc biệt, vào mùa hè, khi thời tiết trở nên nóng bức thì số lượng người mắc phải căn bệnh này có xu hướng tăng lên. Làm cách nào để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này?
sinhnv
08/05/2013 10:17
Danh sách câu trả lời (6)

Căn bệnh lành tính
Nhiệt miệng là một căn bệnh lành tính nhưng các vết loét ở trong miệng người bệnh ban đầu nhỏ như đầu mụn sau đó có thể bị bội nhiễm làm vết loét rộng ra, có thể có mủ. Từ đó gây ra đau rát miệng, ăn uống không ngon, thậm chí còn làm cho bệnh nhân bị mất ăn mất ngủ hoặc làm rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng thường do chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, 12, kẽm và acid folic, hoặc do rối loạn nội tiết ở phụ nữ khi mang thai, ở độ tuổi mãn kinh, các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn ở răng miệng, amindan, hoặc chấn thương ở niêm mạc miệng.
Tập trung vào việc làm giảm đau
Phương pháp chữa trị nhiệt miệng thường chủ yếu tập trung vào việc làm giảm đau vì các vết loét sẽ tự lành. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ, nước súc miệng và một số thuốc có tác dụng toàn thân. Ngoài ra, mật ong cũng là một loại thuốc ngậm rất tốt để nhanh chóng chữa lành vết thương, bạn nên ngậm mật ong từ 3-4 lần một ngày và mỗi lần khoảng 5 phút.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Phương pháp chữa bệnh của đông y thường chú trọng đến với việc thanh nhiệt giải độc, bồi bổ phần âm của cơ thể bị tổn thương do nhiệt tích đọng lại. Bạn nên uống các vị thuốc nam có tính năng giải nhiệt. Một số cây rất dễ kiếm như rau má, râu ngô, mã đề….
Đồng thời bạn cũng nên chú trọng tới chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, nên ăn đa dạng các loại thức ăn để cơ thể không bị thiếu chất, đặc biệt là một số món có tác dụng thanh nhiệt như: canh rau sam, bột sắn và cần có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
(Theo ANTĐ)
Nhiệt miệng là một căn bệnh lành tính nhưng các vết loét ở trong miệng người bệnh ban đầu nhỏ như đầu mụn sau đó có thể bị bội nhiễm làm vết loét rộng ra, có thể có mủ. Từ đó gây ra đau rát miệng, ăn uống không ngon, thậm chí còn làm cho bệnh nhân bị mất ăn mất ngủ hoặc làm rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng thường do chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, 12, kẽm và acid folic, hoặc do rối loạn nội tiết ở phụ nữ khi mang thai, ở độ tuổi mãn kinh, các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn ở răng miệng, amindan, hoặc chấn thương ở niêm mạc miệng.
Tập trung vào việc làm giảm đau
Phương pháp chữa trị nhiệt miệng thường chủ yếu tập trung vào việc làm giảm đau vì các vết loét sẽ tự lành. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ, nước súc miệng và một số thuốc có tác dụng toàn thân. Ngoài ra, mật ong cũng là một loại thuốc ngậm rất tốt để nhanh chóng chữa lành vết thương, bạn nên ngậm mật ong từ 3-4 lần một ngày và mỗi lần khoảng 5 phút.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Phương pháp chữa bệnh của đông y thường chú trọng đến với việc thanh nhiệt giải độc, bồi bổ phần âm của cơ thể bị tổn thương do nhiệt tích đọng lại. Bạn nên uống các vị thuốc nam có tính năng giải nhiệt. Một số cây rất dễ kiếm như rau má, râu ngô, mã đề….
Đồng thời bạn cũng nên chú trọng tới chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, nên ăn đa dạng các loại thức ăn để cơ thể không bị thiếu chất, đặc biệt là một số món có tác dụng thanh nhiệt như: canh rau sam, bột sắn và cần có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
(Theo ANTĐ)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip