
Làm thế nào để pha chế sinh tố ngon ?

Bí quyết pha chế Sinh tố & nước ép trái cây
SINH TỐ CHUỐI-CÀ CHUA
Giá trị dinh dưỡng: Chuối giàu vitamin A, C và khoáng chất. Chất pectin trong chuối là một liều thuốc nhuận trường nhẹ giúp điều hòa tiêu hoá. Chuối cũng giúp làm giảm chứng khó tiêu và bệnh viêm dạ dày.
Chỉ lột vỏ và cắt chuối ngay trước khi ăn hay chế biến để tránh bị nhũn và ngả màu.
+ 450 - 500 gr chuối cắt mỏng
+ 300 gr cà chua lớn xắt nhỏ
+ 2 muỗng canh nước cốt cam (1 muỗng canh = 3-4 muỗng cà phê)
+ 1 muổng canh nước cốt chanh
+ 1/2 chén đá bào.
=> Cho hỗn hộp trên vào máy xay nhuyễn, đổ ra ly uống liền.
SINH TỐ KIWI
Kiwi, xuất xứ từ Trung Quốc và được biết đến như một loài lý gai, chỉ trở nên phổ biến khi có tên Kiwi ở New Zealand. Ngày nay, trái kiwi được coi là loại trái cây tiêu biểu của New Zealand. Kiwi có hình bầu dục giống quả trứng, vỏ nâu rất mỏng và có lớp lông bao phủ. Phần thịt có màu xanh tươi và mọng nước, điểm nhiều hạt đen như hạt mè, có vị chua chua, ngọt ngọt và rất mát. Tên khoa học của Kiwi là Actinidia chinensis.
Giá trị dinh dưỡng: giàu vitamin A, C, E và chất xơ. Có tác dụng chống táo bón.
+ 150 gr kiwi cắt nhỏ
+ 1/2 chén nước cốt cam
+ 1 muỗng canh nước cốt chanh
+ 1 muỗng canh đường
+ 1/8 muỗng cà phê muối.
=> Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn, đổ ra ly rồi trang trí thêm 1 nhánh bạc hà trước khi dùng.
NƯỚC KIWI ƯỚP LẠNH
+ 225 gr kiwi cắt nhỏ
+ 1 muỗng canh nước cốt chanh
+ 2 muỗng canh nước sôi để nguội
+ 1.1/2 chén đá bào.
=> Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn. Đổ ra ly và uống ngay.

Những bí quyết đơn giản giúp ly sinh tố trở nên hoàn hảo chưa? Sau đây là những kinh nghiệm nho nhỏ để bạn tham khảo:
1. Cho đá khi nào?: Luôn luôn để sau. Nếu bạn cho đá ngay từ đầu thì đá có thể bị xay nhỏ quá, nó sẽ tan rất nhanh và biến cốc sinh tố của bạn thành một ly nước. Hãy nhớ là cho đá vào lúc cuối và định lượng đá vừa đủ để sinh tố vừa lạnh mà vẫn sánh.
2. Tươi mới là tốt nhất: Hãy chọn những loại hoa quả tươi và những loại nước ép trái cây tươi. Các loại hương liệu và chất tạo dinh dưỡng tổng hợp là lựa chọn sau cùng.
3. Làm lạnh một vài loại trái cây: Khi cho chuối vào sinh tố thì tốt nhất là nên để lạnh chuối từ trước. Hãy tạo thói quen cho chuối vào tủ lạnh để lúc nào bạn cũng sẵn sàng có một ly sinh tố với trái chuối thơm ngon. Lưu ý trước khi xay phải bóc vỏ và thái nhỏ chuối.
4. Quy trình thực hiện: Khi cho các nguyên liệu thì đây là quy trình thực hiện tốt nhất: Nước (nước ép trái cây), trái cây để lạnh, các loại bột hoặc phụ gia kèm theo (bột quế, cà phê, vỏ quýt...), đá, và hoa quả tươi cuối cùng.
5. Những nguyên liệu tươi thì cho sau: Ví dụ cho quả dâu vào cùng với các thứ nguyên liệu đông lạnh khác sẽ làm mất mùi vị của nó vì thế bạn nên cho đồ tươi vào sau cùng rồi xay thêm một chút xíu là được.
6. Cam và đậu nành không hợp nhau: Khi dùng sữa đậu nành làm sinh tố thì tốt nhất là không nên dùng chung với các trái cây chua và các loại quả thuộc họ cam quít, chanh. Cam có thể làm sữa đậu nành kết tủa, vón cục lại và vị của nó thì không ngon lắm. Tuy nhiên sữa đậu nành kết hợp rất tuyệt vời với một số loại quả như: các loại dâu, chuối và trái cây có vị ngọt như xoài, mãng cầu…
7. Đá từ nước dừa: Bạn có thể làm nước dừa đông cứng lại thành đá, và dùng những viên đá nước dừa này thay cho đá nước lọc bình thường. Đây là cách bạn có được thêm nhiều dưỡng chất như kali, magie và tất nhiên là hương vị ly sinh tố thì rất tuyệt.
8. Thêm vị chua: Khi để lạnh hoa quả sẽ ngon hơn và tốt cho sức khỏe hơn nhưng tính chua tự nhiên trong nó lại bị giảm. Vì vậy khi làm món sinh tố với dâu để tủ lạnh bạn có thể kết hợp thêm với các nước quả có vị chua dịu như nước cam, nước quả lựu hay nước chanh.
9. Vị ngọt tự nhiên: Đừng cho đường vào sinh tố, trong hoa quả cũng đã có nhiều đường tự nhiên và vị ngọt sẵn có. Hãy chọn các loại trái cây có vị ngọt đậm như: Lê, chuối, nho, táo, lựu… hoặc nếu thích ngọt hơn nữa thì hãy lựa chọn đường nước dạng siro (sirup
10. Một vài ý tưởng kết hợp: - Dâu tây và nước chanh - Chuối và xoài - Dâu tây, kiwi và cam - Chuối và dứa - Đu đủ, chuối và sữa đậu nành - Cam, chuối và nho - Chuối, táo và dâu tây
11. Thêm các dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa: Thêm vào ly sinh tố một ít sữa chua từ đậu nành để tăng hương vị và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa chua thường cũng rất thơm ngon, sữa chua vị hoa quả càng tăng thêm hương vị.
12. Chiếc máy xay: Không cần là chiếc máy đắt tiền và nhiều chức năng, hãy chọn máy nào vừa tiền, không quá nhiều nút bấm, ít chi tiết, dễ sử dụng và dễ làm vệ sinh. Và nhớ là không dùng máy sinh tố này để xay các thức ăn sống như thịt cá…

Một số cách làm sinh tố mách nhỏ với bạn nè: |

1. Cho đá khi nào?
Luôn luôn cho đá vào sau.
Nếu bạn cho đá ngay từ đầu thì đá có thể bị xay nhỏ quá, nó sẽ tan rất nhanh và biến cốc sinh tố của bạn thành một ly nước.
Hãy nhớ là cho đá vào lúc cuối và định lượng đá vừa đủ để sinh tố vừa lạnh mà vẫn sánh.
2. Chọn quả
Hãy chọn những loại hoa quả tươi và những loại nước ép trái cây tươi.
Hãy chọn những loại hoa quả tươi và những loại nước ép trái cây tươi.
Các loại hương liệu và chất tạo dinh dưỡng tổng hợp là lựa chọn sau cùng.
3. Làm lạnh trái cây
Khi cho chuối vào sinh tố thì tốt nhất là nên để lạnh chuối từ trước.
Hãy tạo thói quên cho chuối vào tủ lạnh để lúc nào bạn cũng sẵn sàng có một ly sinh tố với trái chuối thơm ngon.
Lưu ý trước khi xay phải bóc vỏ và thái nhỏ chuối.
4. Quy trình thực hiện
Khi cho các nguyên liệu thì đây là quy trình thực hiện tốt nhất:
- Nước (nước ép trái cây).
- Trái cây để lạnh, các loại bột hoặc phụ gia kèm theo (bột quế, cà phê, vỏ quýt...), đá, và hoa quả tươi cuối cùng.
- Phần trái cây tươi này thậm chí có thể cho sau khi xay trước các nguyên liệu kia một chút.
Khi dùng sữa đậu nành làm sinh tố thì tốt nhất là không nên dùng chung với các trái cây chua và các loại quả thuộc họ cam quít, chanh. (Ảnh minh họa)
5. Những nguyên liệu tươi
Ví dụ cho quả dâu vào cùng với các thứ nguyên liệu đông lạnh khác sẽ làm mất mùi vị của nó vì thế bạn nên cho đồ tươi vào sau cùng rồi xay thêm một chút là được.
Khi dùng sữa đậu nành làm sinh tố thì tốt nhất là không nên dùng chung với các trái cây chua và các loại quả thuộc họ cam quít, chanh.
Cam có thể làm sữa đậu nành kết tủa, vón cục lại và vị của nó thì không ngon lắm.
Tuy nhiên sữa đậu nành kết hợp rất tuyệt vời với một số loại quả như: các loại dâu, chuối và trái cây có vị ngọt như xoài, mãng cầu…
6. Đá từ nước dừa
Bạn có thể làm nước dừa đông cứng lại thành đá, và dùng những viên đá nước dừa này thay cho đá nước lọc bình thường.
Đây là cách bạn có được thêm nhiều dưỡng chất như kali, magie và tất nhiên là hương vị ly sinh tố thì rất tuyệt.
7. Thêm vị chua
Khi để lạnh hoa quả sẽ ngon hơn và tốt cho sức khỏe hơn nhưng tính chua tự nhiên trong nó lại bị giảm.
Vì vậy khi làm món sinh tố với dâu để tủ lạnh bạn có thể kết hợp thêm với các nước quả có vị chua dịu như nước cam, nước quả lựu hay nước chanh.
Đừng cho đường vào sinh tố, trong hoa quả cũng đã có nhiều đường tự nhiên và vị ngọt sẵn có.
8. Vị ngọt tự nhiên
Đừng cho đường vào sinh tố, trong hoa quả cũng đã có nhiều đường tự nhiên và vị ngọt sẵn có.
Hãy chọn các loại trái cây có vị ngọt đậm như: Lê, chuối, nho, táo, lựu… hoặc nếu thích ngọt hơn nữa thì hãy lựa chọn đường nước dạng siro (sirup).
9. Thêm các dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa
Thêm vào ly sinh tố một ít sữa chua từ đậu nành để tăng hương vị và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Sữa chua thường cũng rất thơm ngon, sữa chua vị hoa quả càng tăng thêm hương vị.
10. Chiếc máy xay
Không cần là chiếc máy đắt tiền và nhiều chức năng, hãy chọn máy nào vừa tiền, không quá nhiều nút bấm, ít chi tiết, dễ sử dụng và dễ làm vệ sinh.
Và nhớ là không dùng máy sinh tố này để xay các thức ăn sống như thịt cá…
11. Một vài ý tưởng kết hợp
- Dâu tây và nước chanh
- Chuối và xoài
- Dâu tây, kiwi và cam
- Chuối và dứa
- Đu đủ, chuối và sữa đậu nành
- Cam, chuối và nho
- Chuối, táo và dâu tây