Câu hỏi

21/05/2013 11:09
Làm thế nào khi công ty không giải quyết chế độ tai nạn lao động?
Tôi là công nhân của công ty 100% vốn nước ngoài. Vừa qua khi đi làm về, do cố trèo qua một bức tường gạch mà công ty đã xây bít lại không cho đi, tôi đã bị ngã. Tôi nhập viện và được chẩn đoán là đứt gân duỗi bàn tay và nằm viện điều trị.
Sau khi ra viện và đi làm trở lại, tôi nộp hồ sơ tai nạn lên phòng nhân sự xin giải quyết chế độ tai nạn lao động nhưng phòng nhân sự không chấp nhận và cho rằng đây là lỗi của tôi do tôi đã vi phạm nội quy công ty. Vậy tôi đòi hỏi chế độ tai nạn lao động là đúng hay sai? Công ty giải quyết cho tôi có đúng luật không?
vnconnection
21/05/2013 11:09
Sau khi ra viện và đi làm trở lại, tôi nộp hồ sơ tai nạn lên phòng nhân sự xin giải quyết chế độ tai nạn lao động nhưng phòng nhân sự không chấp nhận và cho rằng đây là lỗi của tôi do tôi đã vi phạm nội quy công ty. Vậy tôi đòi hỏi chế độ tai nạn lao động là đúng hay sai? Công ty giải quyết cho tôi có đúng luật không?
Danh sách câu trả lời (1)

Mục 2, phần II thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18-4-2003 của Bộ LĐ-TB&XH (hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) quy định: “Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc".
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì trường hợp tai nạn của bạn được xác định là tai nạn lao động nên bạn yêu cầu công ty giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bạn là đúng theo quy định của pháp luật. Việc phòng nhân sự công ty không chấp nhận và cho rằng đây là lỗi của bạn do bạn đã vi phạm nội quy công ty là trái luật.
Khi bạn bị tai nạn lao động thì theo quy định tại điều 107 BLLĐ, công ty nơi bạn làm việc phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho bạn.
Ngoài ra theo quy định tại mục 2, phần II thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18-4-2003 của Bộ LĐ-TB&XH, khi bạn bị tai nạn lao động thuộc trường hợp nêu trên và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, bạn được hưởng trợ cấp như sau:
- Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5-10%, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% sẽ được bồi thường theo bảng phụ số 2 ban hành kèm theo thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH.
Trường hợp bạn có tham gia BHXH bắt buộc khi bạn bị tai nạn thuộc trường hợp nêu trên và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động thì ngoài việc được công ty trợ cấp như trên, theo quy định tại mục 2, phần II thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH và theo quy định điều 39 LBHXH, bạn còn được hưởng chế độ BHXH về tai nạn lao động như sau:
Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30%: được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động: được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;
- Ngoài mức trợ cấp trên còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm đóng BHXH trở xuống thì được hưởng bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (Điều 42 Luật BHXH)
Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên: được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
- Ngoài mức trợ cấp trên còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm đóng BHXH trở xuống thì được hưởng bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 % mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (Điều 43 Luật BHXH)
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. (Điều 44 Luật BHXH).
Ngoài ra theo quy định tại điều 21, 22 Luật BHXH, trường hợp bạn bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế thì được hưởng chế độ ốm đau. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần thì theo điều 23 Luật BHXH được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Mức hưởng chế độ ốm đau là bằng 75% mức tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (Điều 25 Luật BHXH).
Để bảo vệ quyền lợi, bạn có quyền làm đơn khiếu nại giám đốc công ty yêu cầu công ty phải giới thiệu bạn đi giám định sức khỏe và giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bạn theo đúng quy định của pháp luật. Nếu giám đốc công ty không chấp nhận yêu cầu của bạn, bạn có quyền làm đơn yêu cầu hội đồng hòa giải lao động cơ sở của công ty (nếu công ty bạn có hội đồng hòa giải) hoặc yêu cầu phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở chính cử hòa giải viên lao động (nếu công ty bạn không có hội đồng hòa giải) để tiến hành hòa giải tranh chấp về chế độ tai nạn lao động giữa bạn với công ty.
Nếu qua hòa giải nhưng không thành, theo quy định tại điều 166 BLLĐ, bạn có quyền làm đơn khởi kiện công ty tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở chính để xét xử.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì trường hợp tai nạn của bạn được xác định là tai nạn lao động nên bạn yêu cầu công ty giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bạn là đúng theo quy định của pháp luật. Việc phòng nhân sự công ty không chấp nhận và cho rằng đây là lỗi của bạn do bạn đã vi phạm nội quy công ty là trái luật.
Khi bạn bị tai nạn lao động thì theo quy định tại điều 107 BLLĐ, công ty nơi bạn làm việc phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho bạn.
Ngoài ra theo quy định tại mục 2, phần II thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18-4-2003 của Bộ LĐ-TB&XH, khi bạn bị tai nạn lao động thuộc trường hợp nêu trên và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, bạn được hưởng trợ cấp như sau:
- Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5-10%, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% sẽ được bồi thường theo bảng phụ số 2 ban hành kèm theo thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH.
Trường hợp bạn có tham gia BHXH bắt buộc khi bạn bị tai nạn thuộc trường hợp nêu trên và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động thì ngoài việc được công ty trợ cấp như trên, theo quy định tại mục 2, phần II thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH và theo quy định điều 39 LBHXH, bạn còn được hưởng chế độ BHXH về tai nạn lao động như sau:
Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30%: được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động: được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;
- Ngoài mức trợ cấp trên còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm đóng BHXH trở xuống thì được hưởng bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (Điều 42 Luật BHXH)
Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên: được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
- Ngoài mức trợ cấp trên còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm đóng BHXH trở xuống thì được hưởng bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 % mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. (Điều 43 Luật BHXH)
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. (Điều 44 Luật BHXH).
Ngoài ra theo quy định tại điều 21, 22 Luật BHXH, trường hợp bạn bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế thì được hưởng chế độ ốm đau. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần thì theo điều 23 Luật BHXH được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Mức hưởng chế độ ốm đau là bằng 75% mức tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (Điều 25 Luật BHXH).
Để bảo vệ quyền lợi, bạn có quyền làm đơn khiếu nại giám đốc công ty yêu cầu công ty phải giới thiệu bạn đi giám định sức khỏe và giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bạn theo đúng quy định của pháp luật. Nếu giám đốc công ty không chấp nhận yêu cầu của bạn, bạn có quyền làm đơn yêu cầu hội đồng hòa giải lao động cơ sở của công ty (nếu công ty bạn có hội đồng hòa giải) hoặc yêu cầu phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở chính cử hòa giải viên lao động (nếu công ty bạn không có hội đồng hòa giải) để tiến hành hòa giải tranh chấp về chế độ tai nạn lao động giữa bạn với công ty.
Nếu qua hòa giải nhưng không thành, theo quy định tại điều 166 BLLĐ, bạn có quyền làm đơn khởi kiện công ty tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở chính để xét xử.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip