
Lấy chồng rùi có tiêm phòng HPV dc ko?
các chuyên gia cho em hỏi là: năm nay em 21 tuổi ..em có chồng gần 1 năm rồi vậy có thể chích ngừa ung thư cổ tử cung được không vậy?

Vacxin phòng HPV (Human Papiloma Virus) sẽ giúp bạn phòng tránh viêm nhiễm HPV từ đó làmgiảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác có liên quan đến chủng virus này.
HPV hiện có khoảng 100 phân nhóm khác nhau. Trong đó, tuýp 16 và 18 của HPV là hai nguyên nhân chủ yếu đối với căn bệnh ung thư cổ tử cung (có đến 70% các trường hợp liên quan đến 2 chủng này). Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư âm đạo, âm hộ và dương vật, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư thanh quản và đường hô hấp, tiêu hóa, tất cả các mụn cóc sinh dục…
Vacxin Gardesil ngăn ngừa được 4 loại HPV 6, 11, 16, 18. Bộ y tế Việt Nam đưa ra khuyến cáo tiêm phòng HPV cho phụ nữ ở độ tuổi từ 9 đến 26, không phân biệt đã có quan hệ tình dục hay chưa. Lý do là nếu người được tiêm đã nhiễm HPV type này thì vẫn có tác dụng ngừa được các type còn lại.
Với trường hợp của bạn (mới qua ngày sinh nhật 2 tháng) vẫn ở trong độ tuổi 26 thì nên tiêm phòng HPV ngay, càng sớm càng tốt. Sau khi tiêm phòng vẫn phải đi khám phụ khoa định kỳ để có thể tầm soát ung thư.
Về vấn đề thứ 2 của bạn, nếu bạn chỉ tiêm phong từ khi còn bé thì có lẽ bạn chưa được tiêm thủy đậu và cúm (thời điểm đó chưa có các loại vacxin này), do vậy, bạn nên đi tiêm sớm. Cho dù bạn đã tiêm từ nhiều năm trước thì việc tiêm lại cũng không ảnh hưởng gì, riêng tiêm phòng cúm thì thường mỗi năm phải tiêm lại 1 lần.
Trước khi thụ thai, bạn cần tiêm phòng sởi – quai bị – rubella (đây là mũi tiêm phối hợp), viêm gan siêu vi B, thủy đậu, cúm. Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Thân ái!

Bởi lẽ không thể đề phòng nguy cơ lây nhiễm, chúng ta buộc phải tự bảo vệ trước hậu quả có thể xảy ra. Vắc xin chống HPV đảm bảo an toàn gần 100% trước những biến đổi trong cơ quan sinh dục của phụ nữ do những dạng virus gây ung thư mạnh nhất.
Những sản phẩm vắc xin mới nhất (vẫn tiếp tục được nghiên cứu lâm sàng) phát huy tác dụng trong thời gian 8,5 năm. Tuy nhiên, cần ý thức được rằng, vắc xin chống HPV không phải “vắc xin ngừa ung thư” theo đúng nghĩa.
Nếu đã tiêm chủng, trong cơ thể đối tượng sẽ xuất hiện những kháng thể phát huy tác dụng ngăn ngừa bệnh lây nhiễm mới hoặc bệnh đã có, dẫn đến sự biến mất những biến chứng mang tính tiền ung thư cổ tử cung.
Vì lý do thực tế bé gái tuổi vị thành niên đặc biệt dễ bị lây nhiễm, tại một số quốc gia, ví dụ như Ba Lan, Hiệp hội Bác sĩ Phụ khoa khuyến cáo tiêm chủng phổ cập với bé gái tuổi từ 11 – 12 và thiếu nữ tuổi từ 13 – 18 trước khi bắt đầu sinh hoạt tình dục.
Và bởi lẽ số lượng nhiều nhất qua các ca ung thư cổ tử cung quan sát được ở phụ nữ quãng 40 tuổi và 60 tuổi, giới chức y tế địa phương cũng khuyến khích tiêm chủng phụ nữ đến tuổi 55.
Các bác sĩ phụ khoa cho rằng, để tránh nguy cơ tái nhiễm và phát triển bệnh, cần tiêm chủng cả phụ nữ đã bị nhiễm virus HPV, đối tượng sau điều trị lây nhiễm và đã điều trị bệnh cổ tử cung do virus HPV.
Đi xa hơn, cơ quan Y tế Mỹ còn khuyến khích tiêm phòng cho cả bé trai tuổi từ 11 – 12, để đảm bảo trước khả năng nhiễm bệnh và đổ bệnh cho người khác.