
Liệt dây thần kinh số 7 có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản?
Các bạn giúp mình với, khi còn nhỏ mình bị trúng gió độc, cũng đi chữa trị nhiều nơi nhưng k thành vẫn để lại hậu quả đến giờ là liệt dây thần kinh số 7, nhìn chung thì mình cũng khỏi được 99% rồi, nếu ai để ý kỹ thì phát hienj ra khi mình cười hay nói chuyện là miệng hơi méo. Năm nay mình 26t lấy chồng được 1 năm lúc mới cưới mình có thai được 9 tuần thì phát hiện thai nhi k phát triển mình phải đi hút, giờ đã hơn 1 năm rồi mình cũng k thấy mang thai lại, chồng mình cũng yếu 2 vc trẻ nhưng tần suất quan hệ rất thưa, 1 tháng 1 đến 2 lần, nên mình cũng k biết nguyên nhân do mình hay do chồng. Hôm nay 2 vc quyết định đến một phòng khám đông y, vừa nhìn thấy mình ông ấy đã phán quyết nguyên nhân hiếm muon là do vợ vì ngày còn nhỏ mình ốm và bị liệt dây thần kinh số 7,mình thấy đúng nhu vậy, ông nói tiếp do dây thần kinh số 7 liệt dẫn đến buồng trứng trái của mình rất nhỏ, kết hợp với việc chồng mình yếu nên mình k thể thụ thai, ông ấy nói buồng trứng trái của mình nhỏ nên có thụ được thai cũng đều hỏng, ông cho mình 1 thang thuốc về uống cho to buồng trứng. Liệu lời ông ấy nói có đúng k các bạn? Có khi nào ảnh hưởng dây thần kinh số 7 cũng làm teo buồng trứng của mình k, xin hãy giúp mình với nhà chồng mình là con một mấy đời nay rồi, nên mình k thể sinh con? Chân thành cảm ơn các bạn!

Chào bạn
Mình xin chia sẻ một vài kiến thức liên quan đến liệt dây thần kinh số 7
Tổn thương dây thần kinh số 7 gây liệt nửa mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do chấn thuơng gây vỡ nền sọ, vỡ xương đá, làm đứt rách hoặc dập nát hay chèn ép vào dây thần kinh; ngoài ra cũng có thể là hậu quả của các phẫu thuật ở tai giữa, lấy bỏ các u tuyến mang tai, những phẫu thuật ở khớp thái dương hàm. Những viêm nhiễm vùng mang tai, dưới hàm, viêm tai giữa, tai biến mạch máu não, u não... cũng là những nguyên nhân nội khoa dẫn đến liệt dây thần kinh số 7.
Liệt dây thần kinh số 7 tùy theo nguyên nhân, vị trí tổn thương có thể gây ra các triệu chứng biểu hiện như: sa trễ da mặt, mất rãnh mũi má, liệt nửa cơ mặt, môi dưới sa trễ, khó mím miệng, ăn uống khó khăn (thức ăn hay rơi vãi), nhắm mắt không kín…
Khả năng phục hồi của dây thần kinh số 7 phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên nhân gây ra tổn thương, vị trí tổn thương, mức độ thương tổn, thời gian bị tổn thương,…
Các phương pháp điều trị bao gồm nội khoa, châm cứu… thường đáp ứng với những trường hợp tổn thương dây thần kinh số 7 thể nhẹ, chủ yếu do phù nề, chèn ép... Còn với những tổn thương thực thể như đứt, dập nát, thường khả năng phục hồi kém, lúc này vấn đề điều trị ngoại khoa được đặt ra để giải quyết nguyên nhân hoặc khắc phục các tổn thương.
Theo nguyên tắc kinh điển thì với những tổn thương dây thần kinh số 7 dạng dập, nát, thời gian bị tổn thương dưới 9 tháng thì can thiệp ngoại khoa có thể gỡ dính, nối lại hoặc ghép. Nếu tổn thương trên 9 tháng, khả năng phục hồi của thần kinh kém thì khi ấy hoặc phải ghép thần kinh và cơ thay thế, hoặc phải dùng các phẫu thuật tạo hình để khắc phục những rối loạn do liệt thần kinh, liệt cơ gây lên.
Trường hợp bạn nói, thông tin về tổn thương còn ít, bạn nên liên hệ cả với chuyên khoa nội thần kinh và ngoại thần kinh để có phương hướng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.