Câu hỏi

25/05/2013 08:24
Lợi thế cạnh tranh?
Danh sách câu trả lời (1)

Ở Nhật có những khoang ngủ vừa bằng cái cáng cứu thương để anh nào lỡ độ đường thuê, nhưng có đủ tiện nghi, được tắm rửa và có không khí sạch. TP tôi cũng có những khoang ngủ nhỏ cỡ đó nhưng kiểu nhà sàn chân gỗ, bưng ván ép, cáctông.
Dưới sàn ngập bùn nước, vo ve muỗi, nhung nhúc chuột gián cùng một sọt rác. Hai dẫy, 8 cái "nhà ở công nhân" trong một phòng cấp bốn. Nhà tắm, vệ sinh chung cho 8 hộ. Bếp thì thì tuỳ nghi mà tìm nơi đặt để. Giá thuê 150-200.000đ/tháng. Độc thân có thể ngồi hoặc nằm. Vợ chồng một con thì ngủ theo ca và thay nhau trông con. Bữa cơm trưa XN 5000đ. Đi chợ cho ba miệng ăn hai ngày 20.000đ gồm rau, đậu và 2 quả trứng. Lương 800.000đ. Liên tục tăng ca mà chậm lương, chậm thưởng. Chỉ giá cả là tăng nhanh...
Xóm nhập cư, công nhân phổ thông này đã là "cùng khổ" chưa? Mấy trăm vụ đình công là nhiều hay ít? Mà mấy chục phần trăm các cuộc đình công này theo luật hiện hành là không hợp pháp! Vũ khí mạnh nhất để giới thợ nói chuyện với giới chủ chẳng mấy hiệu quả.
Các nhà kinh tế giải thích một lợi thế cạnh tranh của ta là do công nhân giá rẻ. Rẻ tới mức nào? Và ai xác định rẻ đắt ở đây? Chính phủ vừa điều chỉnh lương tối thiểu ở XN vốn nước ngoài. Công nhân không bớt khổ vì họ hiện lĩnh gấp đôi mức đó rồi mà cực thế kia! Giới chủ kêu lỗ vì giá đất cao, thuế nặng, công nhân không lành nghề và hàng ngàn "dữ liệu", lý lẽ khác. Chính quyền đứng giữa điều tiết, công đoàn đứng ra dàn xếp mâu thuẫn... Công nhân hoả xa Pháp, Đức cũng đình công rầm rầm kia! Quy luật phát triển là thế! Con em nông dân vô nghề nghiệp ra thành thị tạo nên lợi thế cạnh tranh cho đất nước. Con em họ ở trong các khoang ngủ gỗ dán kia lại tiếp tục vô nghề nghiệp như cha mẹ thì mấy đời mới hết "lợi thế cạnh tranh".
Sao không ở quê ra phố chi cho khổ? Câu hỏi khôi hài. Ở quê còn khổ hơn thì mới ra phố chứ. Người mạnh tay khoẻ chân ra phố mong dư tiền giúp người nhà chân yếu tay mềm ở quê. Nay không đủ ăn lại gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp. Các cháu lớn lên lại ra phố làm lao động phổ thông. Quê nghèo vẫn nghèo, người ra phố thay nhau khổ vẫn khổ. Phát triển không là đường gấp khúc lên xuống rõ ràng như biểu đồ năng suất và thu nhập. Nó là cái vòng luẩn quẩn không rõ hình thù. Đất nước phát triển, vượt qua ngưỡng nghèo mừng rỡ xiết bao. Các chuyên gia lại cảnh báo: Sắp tới ta sẽ mất lợi thế cạnh tranh này. Công nghệ được hiện đại hoá, công nhân phải lành nghề, hưởng lương cao.
Không còn nhân công giá rẻ nữa! Họ đi đâu đây? Có hai lựa chọn: Thất nghiệp hoặc về quê! Cái vòng xoay mờ mịt. Đó là gia cảnh "tầm quốc gia" của nhà cô em họ tôi từ VP vào BD gần 5 năm nay. "Thôi thì nước nổi bèo nổi. So với thời ăn bobo, rau lang còn hơn chán! Mà đọc báo thấy kỹ sư, công chức, giảng viên... đường hoàng mà thu nhập cũng 1,5-2 triệu/tháng, độc thân thì vừa thoát nghèo, có con thì lại tái nghèo chứ hơn gì!" - Cô lý sự một cách lạc quan.
Lại có cậu em họ mời đi đánh golf, cho vào phòng VIP, đãi tiệc 5 sao. Lại xem bó hoa cưới 2 tỉ đồng, cái xe BMW mấy tỉ, hồ bơi và phòng tắm hơi ngay trong biệt thự. Cậu này chắc có nhờ "lợi thế cạnh tranh" mới thành đạt thế. Giàu nghèo - trời vực dựng lên ngay trong "một nhà" mà mới 20 năm trước mọi người còn đồng hạng, như nhau. Ôi cái luật hà khắc của phát triển!
Dưới sàn ngập bùn nước, vo ve muỗi, nhung nhúc chuột gián cùng một sọt rác. Hai dẫy, 8 cái "nhà ở công nhân" trong một phòng cấp bốn. Nhà tắm, vệ sinh chung cho 8 hộ. Bếp thì thì tuỳ nghi mà tìm nơi đặt để. Giá thuê 150-200.000đ/tháng. Độc thân có thể ngồi hoặc nằm. Vợ chồng một con thì ngủ theo ca và thay nhau trông con. Bữa cơm trưa XN 5000đ. Đi chợ cho ba miệng ăn hai ngày 20.000đ gồm rau, đậu và 2 quả trứng. Lương 800.000đ. Liên tục tăng ca mà chậm lương, chậm thưởng. Chỉ giá cả là tăng nhanh...
Xóm nhập cư, công nhân phổ thông này đã là "cùng khổ" chưa? Mấy trăm vụ đình công là nhiều hay ít? Mà mấy chục phần trăm các cuộc đình công này theo luật hiện hành là không hợp pháp! Vũ khí mạnh nhất để giới thợ nói chuyện với giới chủ chẳng mấy hiệu quả.
Các nhà kinh tế giải thích một lợi thế cạnh tranh của ta là do công nhân giá rẻ. Rẻ tới mức nào? Và ai xác định rẻ đắt ở đây? Chính phủ vừa điều chỉnh lương tối thiểu ở XN vốn nước ngoài. Công nhân không bớt khổ vì họ hiện lĩnh gấp đôi mức đó rồi mà cực thế kia! Giới chủ kêu lỗ vì giá đất cao, thuế nặng, công nhân không lành nghề và hàng ngàn "dữ liệu", lý lẽ khác. Chính quyền đứng giữa điều tiết, công đoàn đứng ra dàn xếp mâu thuẫn... Công nhân hoả xa Pháp, Đức cũng đình công rầm rầm kia! Quy luật phát triển là thế! Con em nông dân vô nghề nghiệp ra thành thị tạo nên lợi thế cạnh tranh cho đất nước. Con em họ ở trong các khoang ngủ gỗ dán kia lại tiếp tục vô nghề nghiệp như cha mẹ thì mấy đời mới hết "lợi thế cạnh tranh".
Sao không ở quê ra phố chi cho khổ? Câu hỏi khôi hài. Ở quê còn khổ hơn thì mới ra phố chứ. Người mạnh tay khoẻ chân ra phố mong dư tiền giúp người nhà chân yếu tay mềm ở quê. Nay không đủ ăn lại gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp. Các cháu lớn lên lại ra phố làm lao động phổ thông. Quê nghèo vẫn nghèo, người ra phố thay nhau khổ vẫn khổ. Phát triển không là đường gấp khúc lên xuống rõ ràng như biểu đồ năng suất và thu nhập. Nó là cái vòng luẩn quẩn không rõ hình thù. Đất nước phát triển, vượt qua ngưỡng nghèo mừng rỡ xiết bao. Các chuyên gia lại cảnh báo: Sắp tới ta sẽ mất lợi thế cạnh tranh này. Công nghệ được hiện đại hoá, công nhân phải lành nghề, hưởng lương cao.
Không còn nhân công giá rẻ nữa! Họ đi đâu đây? Có hai lựa chọn: Thất nghiệp hoặc về quê! Cái vòng xoay mờ mịt. Đó là gia cảnh "tầm quốc gia" của nhà cô em họ tôi từ VP vào BD gần 5 năm nay. "Thôi thì nước nổi bèo nổi. So với thời ăn bobo, rau lang còn hơn chán! Mà đọc báo thấy kỹ sư, công chức, giảng viên... đường hoàng mà thu nhập cũng 1,5-2 triệu/tháng, độc thân thì vừa thoát nghèo, có con thì lại tái nghèo chứ hơn gì!" - Cô lý sự một cách lạc quan.
Lại có cậu em họ mời đi đánh golf, cho vào phòng VIP, đãi tiệc 5 sao. Lại xem bó hoa cưới 2 tỉ đồng, cái xe BMW mấy tỉ, hồ bơi và phòng tắm hơi ngay trong biệt thự. Cậu này chắc có nhờ "lợi thế cạnh tranh" mới thành đạt thế. Giàu nghèo - trời vực dựng lên ngay trong "một nhà" mà mới 20 năm trước mọi người còn đồng hạng, như nhau. Ôi cái luật hà khắc của phát triển!
Nguyễn Bỉnh Quân
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip