VicoTas
Câu hỏi
Link whiteroses
30/05/2013 09:33

Luyện tập thế nào đối với bệnh nhân tăng huyết áp?

Giúp tôi luyện tập thể dục thể thao thế nào với?

Danh sách câu trả lời (2)
avatar sytudatinh 30/05/2013 09:33
Chào bạn tôi có thể giúp bạn làm giảm việc tăng huyết áp rất hiệu quả hãy liên hệ với tui sdt 0989 065 722
avatar thuong12382 30/05/2013 09:33
Các nhà tim mạch hàng đầu thế giới đã khẳng định rằng, tập luyện rèn luyện sức bền là một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu không dùng thuốc nằm trong phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp. Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức bền ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm hãm xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả là giảm huyết áp. Nhưng cần phải nhớ rằng, phải qua 2-3 tháng tập luyện thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống, bởi vậy tập luyện đòi hỏi phải kiên trì.

Chương trình tập luyện ở bệnh nhân tăng huyết áp mang tính cá nhân, phụ thuộc vào mức độ tăng huyết áp và các yếu tố khác. Đi bộ nhanh và chạy sức khỏe là phương pháp hữu hiệu làm giảm huyết áp ở những bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp độ I, II. Tuỳ theo tình trạng sức khỏe có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, hay tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Nguyên tắc tập luyện chung là thường xuyên, liên tục và nâng dần tốc độ hoặc thời gian tập.

Phương pháp đi bộ nhanh: Tùy theo tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể đi bộ nhanh với tốc độ khác nhau, có thể đạt 5-6km/giờ (tốc độ của bộ đội hành quân khoảng 4,5km/giờ). Nếu đạt được tốc độ 5-6km/giờ, tần số mạch tập luyện đạt khoảng 100-110 nhịp/phút. Do cường độ vận động trong đi bộ nhanh thấp hơn so với chạy nên số buổi tập là 5-7 buổi trong một tuần, nghĩa là tập hằng ngày, thời gian tập mỗi buổi 40-60 phút là đạt hiệu quả tốt. Khi đi bộ nhanh đã trở thành quen thuộc và không khó nhọc nữa thì cần phải tăng dần cường độ vận động bằng cách chuyển sang chạy bước nhỏ để đạt được sức căng nhất định về thể lực và duy trì được hiệu quả tập luyện.

Phương pháp chạy sức khỏe: Đối với những người bệnh mới bắt đầu tập chạy, những buổi đầu tiên cần chạy với cường độ (tốc độ) thấp để cơ thể có thời gian thích ứng dần với lượng vận động. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 8-12 tuần. Trong thời gian này có thể áp dụng phương pháp tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy. Ví dụ, 50m đi bộ nhanh + 50m chạy, buổi tập sau 100m đi bộ nhanh + 100m chạy... cho đến khi cơ thể có thể duy trì được chạy liên tục. Trong chạy sức khỏe ở bệnh nhân tăng huyết áp, tốc độ chạy khoảng 7-8km/giờ tùy theo trạng thái sức khỏe. Tần số mạch trong khi chạy có thể đạt 120-130 nhịp/phút. Nguyên tắc chung, tần số mạch tập ở người tăng huyết áp không được vượt quá 180 - số tuổi, ví dụ người 60 tuổi thì khi tập nhịp tim không được vượt quá 180 - 60 = 120 nhịp/phút.

Khi tập luyện bắt đầu cho ta cảm giác dễ chịu, cần tăng dần thời gian chạy đến 20-30 phút/buổi. Để đạt được hiệu quả tốt, cần phải tập chạy thường xuyên 3-4 buổi/tuần, cách ngày.

Chú ý: Những bệnh nhân có huyết áp tăng quá 160/90mmHg thì tập luyện phải kết hợp với dùng thuốc hạ huyết áp (uống thuốc trước khi tập 15-30 phút).

Phương pháp tập trên xe đạp lực kế: Rất phù hợp cho những bệnh nhân tuổi dưới 45, tăng huyết áp độ I (140/90 - 160/95mmHg) với khả năng huyết áp có thể trở về bình thường mà không phải dùng thuốc. Ưu việt của phương pháp này là:

- Rất tiện lợi vì có thể mua xe đạp lực kế và tự tập tại nhà, tập luyện không phụ thuộc vào thời tiết, tránh được cảm giác ngại tập.

- Dễ tập, điều chỉnh chính xác cường độ vận động (số vòng đạp xe trong một phút, độ nặng khi đạp) và thời gian đạp xe.

- Để tránh cảm giác đơn điệu khi tập, nên tập có mở nhạc kèm theo.

Tập trên xe đạp lực kế với nguyên tắc công suất vận động tăng dần: 4 phút đầu đạp xe với công suất 25W với nữ, 50 W với nam, tốc độ 60 vòng/phút, sau đó nghỉ 3 phút; 4 phút sau đạp xe với công suất 50W với nữ, 75W với nam, nghỉ 3 phút; 4 phút tiếp theo đạp xe với công suất 75W với nữ, 100W với nam, nghỉ 3 phút... (sau mỗi lần công suất tăng thêm 25W). Tuần đầu tiên đạp 4 lần/buổi, tuần thứ hai đạp 5 lần, tuần thứ ba đạp 6 lần. Những tuần tiếp theo duy trì ở mức cường độ mà ở lần đạp cuối cùng của buổi công suất vận động không quá 75W với nữ, 100W với nam, có thể tăng số lần đạp lên không quá 10 lần (10x4 = 40phút). Tập với tần số 5-6 buổi trong một tuần. Chú ý, trước khi đạp xe phải tập một số động tác khởi động nhẹ nhàng; đạp xe với vận tốc 60 vòng trong một phút.

Với những bệnh nhân tăng huyết áp độ III (trên 180/110mmHg) thì cần phải được điều trị ổn định bằng dùng thuốc, sau đó mới tiến hành chương trình tập luyện bằng các bài tập đi bộ nhanh tốc độ 3-5km/giờ, 20-30 phút/buổi, kết hợp tập các bài tập thở, sau một số tuần có thể tăng tốc độ hoặc quãng đường đi bộ. Khi có biểu hiện suy tim thì chống chỉ định hoàn toàn với tập luyện, bệnh nhân chỉ đi dạo, hít thở không khí trong lành.

Tóm lại: Tập luyện rèn sức bền thường xuyên và liều lượng hợp lý với các bài tập như: đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp lực kế là những bài tập cực kỳ hữu hiệu có tác dụng điều hòa huyết áp tốt và đây là một phương pháp chữa có giá trị độc lập hoặc bổ sung cho phương pháp điều trị nội khoa.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Có phải bữa ăn giàu chất béo dẫn đến Gan nhiễm mỡ?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Người mắc bệnh gút cần chú ý gì?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mát xa có lợi cho bệnh nhân ung thư?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Phương Loại ung thư nào liên quan đến thịt?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nữ giới mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đặt ống nong niệu quản có ảnh hưởng đến thận?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nang lạc tuyến có ảnh hưởng đến việc có thai?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cường giáp (Basedow) khi có thai dùng thuốc như thế nào?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Ngô Minh Tùng Bị bướu cổ khi mang thai

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sơn móng tay gây dị ứng?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho tôi hỏi bệnh phổi có nước có ảnh hưởng đến hệ hô hấp hay không ?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Viêm niệu đạo có ảnh hưởng đến việc có con?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đau bao tử, ăn lá mơ và lạc sống sẽ khỏi đúng ko?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tiểu đường có ảnh hưởng đến thận không?

Đăng lúc: 09:33 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Uk Liệu pháp chống lại bệnh cảm cúm?

Đăng lúc: 09:32 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có phải tôi bi cảm cúm không?

Đăng lúc: 09:32 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nhức răng quá trời rồi có cách nào chữa khỏi ko giúp mình zoi

Đăng lúc: 09:32 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Uk Đã 3 tháng rồi cháu không thấy kinh là sao?

Đăng lúc: 09:32 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bạn có biết được đặc điểm và biểu hiện bệnh giang mai???

Đăng lúc: 09:32 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cháu bị viêm phế quản cấp tính cách đây một năm co đi khám thi bị viem phế quản , tư vấn cho e?

Đăng lúc: 09:32 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip