Câu hỏi

03/10/2013 15:55
Máy in của tớ hay bị kẹt giấy và in ra nó bị đen toàn bộ màn hình thì làm sao vậy các bạn ơi
Danh sách câu trả lời (3)

Nhiều người thường dùng các loại giấy in kém chất lượng hoặc giấy quá dày, và hệ quả của việc này là làm máy in dễ bị kẹt giấy khi đang in giữa chừng. Nếu là thợ sửa máy in thì chẳng thành vấn đề, nhưng nếu chỉ là “tay mơ” thì việc khắc phục vấn đề này sẽ phức tạp hơn.Khi đang in giữa chừng mà giấy bị kẹt lại, ngay lập tức, máy sẽ được đưa vào chế độ chờ. Đèn nguồn trên máy sẽ chớp tắt liên tục và một hộp thoại sẽ hiện ra trên màn hình máy tính để thông báo cho bạn biết giấy đang bị kẹt. Sau đó, bạn lại chỗ thoát giấy in, dùng tay nắm nhẹ hai cạnh của miếng giấy, rồi kéo nhẹ nó ra khỏi máy in. Nếu khó kéo, bạn hãy lắc nhẹ miếng giấy, rồi giật giật miếng giấy vài cái để giấy lỏng ra.
Tiếp theo, bạn nhấn nút Display Print Queue. Trong danh sách hiện ra, bạn chọn tài liệu đang in dở để hủy bỏ lệnh in ban đầu. Thường khi thấy máy in kẹt giấy, nhiều người liền mở nắp máy ra, rồi gỡ đầu kim và hộp mực để tách giấy bị kẹt ra. Đây là một trong những cách...phá máy in nhanh nhất, vì lúc này, các đầu kim đang tì sát lên giấy in, chỉ cần một lực tác dụng nhẹ cũng làm cong chúng. Nếu nhẹ thì độ nét trang in về sau sẽ giảm, nếu mạnh thì có thể sẽ làm hư đầu kim và lúc này bạn chỉ còn cách mua... máy in mới.
Cuối cùng, bạn hãy thay giấy khác có chất lượng tốt hơn, xóc lại giấy cho đều, hay kiểm tra lại xem giấy in có bị cong gập hay không. Nếu có, hãy loại bỏ những tờ giấy đó đi. Sau đó, bạn vào menu Document > Restart để khởi động lại máy in và máy sẽ in lại trang đang in dở. Nếu máy vẫn không chịu in, hãy nhấn nút Resume/Cancel hai lần để kích hoạt lại máy in. Lúc đó, đèn nguồn sẽ nhấp nháy rồi chuyển xanh và máy in sẽ làm việc lại bình thường. Lưu ý: Bài này áp dụng trên máy in Canon i850. Với các máy in khác, bạn thực hiện tương tự.

- Trong máy in đen trắng in một mặt (máy in hai mặt phức tạp hơn nhiều) có 3 cảm biến quang dùng để cảm nhận hành trình giấy đi. Thiết bị này gọi là Sensor.
+ Sensor 1 (Paper input sensor): cảm nhận giấy lên để điều khiển phát tia laser.
+ sensor 2 (Paper output sns): cảm nhận giấy ra khỏi lô sấy để cuốn tiếp tờ tiếp theo
+ sensor 3: (Width paper sns): cảm nhận khổ giấy. Máy sẽ cảm nhận được bạn đang dùng A4, A5 hay Letter để điều khiển tốc độ in và nhiệt độ lô sấy.v.v.v..
Hiện tượng kẹt giấy (JAM) đa phần chỉ phụ thuộc vào sensor1 và 2 ( ko bjờ phụ thuộc vào S3 mà có thể phụ thuộc vào lô sấy nữa). Điều khiển trực tiếp các sensor này là các thanh nhựa chắn sáng gọi là Flag. Theo mình thì các Flag của bạn có thể bị bào mòn gối quay, hoặc bị bẩn (do mực vương vãi) dẫn đến tình trạng nó phản ứng chậm với hành trình giấy nên máy sẽ cảm nhận sai dẫn đến bị kẹt giấy, các Flag này có các lò so giúp nó trở về trạng thái ban đầu khi tờ giấy đi qua, cũng có thể các lò so này bị han gỉ nên đàn hồi kém cũng dẫn đế tình trạng này. Bạn nên tháo máy ra kiểm tra, chú trọng vào phần lô sấy (Fixing), chú ý: dù các đầu gối của Flag có khô, mòn bạn cũng chỉ nên lau sạch bằng cồn thôi tuyệt nhiên ko được bôi dầu mỡ gì hết, có thể thay các lò so.
Còn nguyên nhân do lô sấy thì ít sảy ra hơn bởi vì nếu hai trục lăn của lô sấy (Pressure roller và Heater roller) bị mòn hoặc rách thì bản in sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn (bẩn lấm tấm). Bạn nên thường xuyên tháo vỏ máy ra xì sạch mực cho máy.
Bạn thử xem trục cuốn giấy (Trục pick up- Ko cần tháo máy ra xem mà chỉ cần xem trong khay cấp giấy) có một đoạn bằng cao su xem chỗ cao su này có bị mòn ko nếu mòn nó cũng có thể gây ra Jam giấy, nhưng nguyên nhân này ít xảy ra, nếu giấy lên lệch thì rất dễ bị rách.
Còn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bản in đen toàn bộ. Mình xin chỉ dẫn bạn như sau.
- Mình xin mô tả các hiện tượng bản in đen và nguyên nhân để bạn đối chiếu xem máy của mình rơi vào hiện tượng nào nhé.
+ Bản in đen xì nhưng phần trên cùng có khoảng 1mm là trắng, mặt sau tờ giấy có chút gợn đen cách nhau một khoảng 1/3 chu vi trống: hiện tượng này liên quan đến các tín hiệu hình ảnh đi đến phần phát tia laser. Bạn cần chú ý dây cáp mềm (FFC) dẫn từ bản mạch kết nối USB với máy tính tới phần phát tia laser (còn qua cả bản mạch chính nữa), chắc có bụi bẩn hoặc bị ngắn mạch, hở mạch.
+ Giống như trên nhưng ko có 1mm trắng: liên quan đến điện áp cao áp dẫn từ bản mạch chính đến trống. Trong máy in có 3 loại điện áp cao áp, tất cả đều từ 700v đến 1.4KV. Có hai điện áp cao áp được đưa đến trống (Trong hộp mực) thông qua các lò so. Bạn thử lấy đồng hồ đo điện đo thông mạch từ hai lò xo này với vỏ máy xem sao, nếu đồng hồ báo đoản mạch tức là lò so đã chạm vào vỏ máy (có thể do gim mắc vào lò xo -> ngắn mạch với vỏ máy) nên mới bị bản in đen như thế. Giải quyết rất đơn giản bạn chỉ việc tháo máy và chỉnh lại. Nguyên nhân nữa có thể do tiếp xúc giữa các lò xo này với trống ko tốt. Nếu là người ham voọc bạn có thể tháo máy ra để tìm hiểu nguyên nhân, trên đây mình chỉ nêu một vài nguyên nhân cơ bản mà một người chưa am hiểu máy in có thể tìm được thôi chứ có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bản in đen, có thể liên quan đến chất lượng linh kiện trong khối cao áp, hoặc IC điều khiển trung tâm.
Nếu ko muốn mất xiền mang đi quán sửa mà lại biết thêm chút về máy in bạn có thể liên hệ với mình mình sẽ hướng dẫn bạn tỉ mỉ hơn. bạn có thể mail cho mình: dacluyen@gmail.com
Chúc thành công !

- In ra tờ giấy đen là mất điện áp - 600V đưa đến trống cao áp, còn hay bị kẹt giấy là do sử dụng giấy mỏng hoặc bị kẹt các Sensor báo giấy hoặc quả Rulô lấy giấy bị trai mất độ bám, giấy vào lệch
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Phần cứng
Rao vặt Siêu Vip