
Mình chuẩn bị sang Nga học thì cần chuẩn bị những gì ?
Moi nguoi oi minh chuan bi sang nga hoc roi can chan bi nhung gi cac ban nhi

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐI DU HỌC
Hãy tra Google để tìm hiểu về nơi ở mới. Bạn có thể tìm thêm thông tin về các kỳ nghỉ, thời tiết và dân chúng ở nơi bạn sắp tới thông qua Google. Sử dụng Google Street để xem những hình ảnh thực về khu phố đó. Sẽ rất tốt nếu như bạn có thể tưởng tượng bạn đang đi bộ trên những con đường ở đó và mỉm cười, tự tin và yêu thích cuộc sống.
Tìm thêm thông tin sâu hơn. Hãy cố gắng liên hệ với những anh chị khóa trên- những người đã từng tham gia chương trình học mà bạn sắp theo học, hoặc nếu không, bạn có thể liên hệ với người đã hoặc đang học ở nước ngoài. Hãy cùng uống cà phê, nói chuyện cởi mở và hỏi họ những câu hỏi bạn cần biết về trường hay khu vực sinh sống sắp tới. Đừng quên nhờ họ tư vấn về trang phục nên đem theo vì họ đã hiểu thói quen và một số văn hóa sinh hoạt ở nước ngoài.
Mua trước quần áo mà bạn cần. Một ví dụ điển hình là khi một người đến từ California đi du học tại Thụy Sỹ vào giữa mùa đông. Anh ta sẽ cần rất nhiều hành trang đặc biệt để chống choi với mùa đông và thậm chí là mùa hè. Hãy tìm hiểu thật kỹ và quyết định xem bạn chắc chắn cần thứ gì. Có thể là găng tay tuyết, hay có thể là một bộ đồ bơi mới. Cố gắng không mua tất cả tủ quần áo vì trọng lượng hành lý mà bạn có thể đem đi chỉ giới hạn thôi. Hãy đem những thứ thiết yếu!
Mang một số đồ lưu niệm nhỏ từ nhà. Đôi khi đó có thể là những bức ảnh, một món đồ chơi nhỏ hay loại kẹo bạn yêu thích. Đấy sẽ là những thứ động viên tinh thần bạn trong những ngày đầu tiên sống ở nước ngoài và cảm thấy vô cùng nhớ nhà. Hãy đem những thứ có thể phối hợp tốt với nhau. Đừng có đem theo những thứ mà bạn chỉ dùng được nhiều nhất 2 lần ở nơi ở mới. Hãy đảm bảo rằng bạn đem số trang phục ứng với ít nhất là 1 tuần. Sau đó nghĩ ra ít nhất 2 cách để kết hợp quần áo với nhau để tạo ra một diện mạo khác. Bạn sẽ có 3 tuần còn lại để mặc những thứ đó. Thế nên cố gắng kết hợp làm sao để những trang phục này có thể sử dụng cả mùa đông lẫn mùa hè. Bạn không nên mang những quần áo quá đắt tiền vì bạn sẽ sử dụng rất rất nhiều. Vì thế thay vì lãng phí hãy chọn những loại có chất lượng tốt, bền.
Cài đặt Skype ở máy tính và giữ trang Facebook hoặc trang mạng xã hội tương tự được cập nhật thường xuyên. Thỉnh thoảng bạn hãy lên lịch hẹn Skype với bạn bè để khỏi nhớ nhà và kể cho họ về những trải nghiệm ở nơi ở mới. Đôi khi chúng ta có thể bị sốc văn hóa hay chịu đựng cảm giác cô đơn, sợ hãi. Tuy nhiên hãy nhớ rằng rồi mình cũng sẽ về nhà, vì thế cần mạnh mẽ và khiến cho mình thích nơi ở mới.
Mua sách du lịch về đất nước bạn chuẩn bị tới. Bạn cũng có thể tìm sách về lục địa đó: châu Âu, châu Mỹ, Châu Úc…Nhờ có những cuốn cẩm nang, bạn có thể dễ dàng tìm thông tin về đất nước nơi bạn sống, nhất là tiện cho việc đi lại, tìm hiểu, khám phá văn hóa của đất nước đó.
MỘT SỐ MẸO NHỎ GIÚP AN TÂM KHI SẮP ĐI DU HỌC
- Gặp gỡ mọi người ở những môi trường an toàn, lành mạnh
- Cởi mở và chia sẻ với mọi người về bản thân
- Luôn lạc quan và chủ động
- Nhớ rằng có rất nhiều người luôn dõi theo và ủng hộ bạn
- Tìm hiểu địa chỉ của đại sứ quán của nước mình, ngân hàng, bệnh viện gần nhất…phòng trường hợp cần thiết
- Nói chuyện nhiều để luyện tập ngôn ngữ mới
- Hãy mỉm cười và nghĩ đơn giản rằng: đây là một chuyến du lịch
MỘT SỐ CẢNH BÁO VỀ AN TOÀN KHI DU HỌC
- Tránh xa những người có vẻ mờ ám
- Không tới những nơi mà bạn có thể bị bắt cóc hay bắt nạt
- Chỉ ra ngoài với những người bạn tin tưởng nhưng cũng chớ có đặt bạn vào tình trạng bị đe dọa
- Không uống nước do người lạ đưa hoặc những ai bạn chưa bao giờ tiếp xúc
- Làm theo các luật lệ ở đất nước đó

Thêm chút dặn dò tân sinh viên nhé (cũng theo các mục đã nêu)
1. Ảnh rất cần cho các loại giấy tờ, thẻ... Nhưng nhất thiết phải là ảnh in trên giấy không láng bóng (không bóng, không trơn nhẵn, để người ta còn đóng dấu lên).
2. Từ điển mà các sv mới học tiếng Nga hay phải dùng đến hơn cả là Từ điển Việt-Nga. Không cần các loại Từ điển bỏ túi, không tác dụng gì trong trường đại học.
3. Nồi cơm điện - xin báo các bạn biết là do nguyên tắc phòng hỏa, 1 số ký túc xá đại học Nga ở Matxcơva cấm tiệt đấy (thí dụ Trường RUDN-ĐHTH Hữu nghị giữa các dân tộc, KTX của MGU ở đường Vernadski... Hệ quả là ngoài bancon nhà tôi xếp 1 dãy vỏ nồi cơm điện do các tân sv, tân NCS gửi đó sau khi lấy mỗi cái ruột biến thành cái xoong bình thường để nấu ngoài bếp công cộng).
4. Dân Nga đã quen với món mì ăn liền của châu Á. Từ các quán ăn nhanh trong trường, ki-ôt quanh trường cho đến các cửa hàng và siêu thị đều có bán mì ăn liền. Có cả sản phẩm từ nhà máy của người Việt. Vì thế không cần mang mì ăn liền . Dù chưa biết tiếng, hãy tự mua cho mình xem nào. Bạn sang đây học đại học chứ có phải là đi du lịch hay thám hiểm nơi vùng sâu vùng xa nào đâu.
5. Tìm đồng hương nơi đất lạ là việc chẳng ai dặn cũng làm.
6. Học trước ít tiếng Nga, nhất là ngữ pháp: Không cần thiết lắm. Trừ những người học chuyên ngữ, còn những tân SV-NCS cố nhồi nhét ít ngữ pháp tiếng Nga ở nhà thì lúc qua đây đôi khi đám kiến thức rời rạc đó còn thành trở ngại cho việc học tiếng, bởi phương pháp dạy tiếng bây giờ đã khác rồi. Biết chút ngữ pháp sẽ không bật nhanh theo mẫu câu được, cứ phải lẩm bẩm trong đầu xem cách cú ra sao. Tốt nhất vẫn là viết những vần a, b, c... trên trang giấy trắng tinh.
7. Thuốc men thông thường cần hơn cả là thuốc đau bụng, dầu gió hoặc dầu cao
8. Không nên mang đồ ăn hay lương khô để ăn khi xếp hàng chờ làm thủ tục hay nhận hành lý, rất nhếch nhác, xin không làm vậy. Nếu sợ hạ đường huyết hãy làm vài cái kẹo (giấy kẹo nhớ bỏ vào thùng rác hoặc túi áo mình).
9. Nên nhờ người quen (hay là Virus) đón từ sân bay về trường.

Mình xin tổng kết lại những góp ý của mình như sau:
1- Phải dịch tất cả các loại giấy tờ cần thiết có công chứng. Nhớ kiểm tra kỹ xem giấy tờ có bị sai xót gì ko, sai 1 li sẽ đi 1 dặm. Chụp nhiều nhiều ảnh thẻ (3x4 và 4x6), thừa hơn thiếu.
Việc này rất cần đó bạn, bạn nhớ chú ý hoàn tất nhé.
2- Không cần phải đem theo từ điển 2 Tom, Việt - nga... nặng ký vô ích. Đem qua đó cũng ko sử dụng đâu. Bây giờ dùng từ điển trên máy cả.
Nên mang theo 2 từ điển này nếu bạn có thể cho thêm vào hành lý, còn nếu không sang đây vẫn có thể xin nhiều anh chị đã học trước đó.
Vì sao nên sử dụng 2 quyển từ điển này? Thứ nhất tạm thời khi mới sang, bạn sẽ chưa thể mua ngay được máy tính để cài đặt chương trình. Và hơn hết, bạn nên tra từ điển bằng tay. Cách học này sẽ khiến mình chăm chỉ hơn, chịu khó học từ mới hơn, và sẽ nhớ từ được tốt hơn. Nếu quen sử dụng máy, sẽ khiến bạn bị phụ thuộc vào máy móc. Tốt hơn hết, nên tập cho mình thói quen tra từ bằng tay ở năm dự bị. Sang các năm sau, lượng từ nhiều hơn, và cần tranh thủ thời gian thì hãy dùng máy tính.
Nên mua quyển từ điển bỏ túi nữa nhé.
3. Đem theo nồi cơm điện xịn là rất cần thiết.
Vâng, cái này là rất cần nhé, nhớ mua và chuẩn bị. Tốt nhất là cái nồi 1,5l gì đó. Vừa thôi, đừng nhỏ hay to quá.
4. Đi sang Nga ko phải là lên núi, nên ko cần phải đem theo cả thùng mì tôm như nhiều người vẫn làm. 1-2 gói là đủ, bây giờ ở Nga bán mì tôm rất nhiều.
Hí hí, 1, 2 gói thì mang làm gì. Thôi thì mang trên 5 gói đi. Ăn lúc mới nhận phòng, hôm sau đi khám bệnh về và ngày sau nữa. Nhớ mang thêm ruốc. Mình thấy món này rất cần thiết cho sinh viên bên này. Đôi khi chẳng biết ăn gì, chẳng thiết ăn gì, và chẳng có gì để ăn. Lôi cái này ra, hiệu nghiệm lắm.
5. Nghiên cứu xem trường e bạn học là trường gì, ở đâu, đã có nhiều người Việt học ở đó chưa? tìm cách contact trực tiếp với mấy người đó sẽ tốt hơn.
Đồng ý.
6. Học một chút tiếng Nga ở nhà, ngữ pháp thôi, sẽ có lợi cho bạn sau này.
7. Thuốc đau bụng, ho, cảm sốt, vitamin... cũng nên mang theo, nhưng chỉ cần mỗi thứ 1, 2 vỉ thôi. Chắc ít khi dùng, nhưng nếu chu đáo thì cũng nên chuẩn bị.
8. Trước khi bay, bạn nên mua 1 gói bánh, hoặc lương khô gì đó để ăn lúc đói khi đứng đợi ở nhà ga sân bay bên này. Mình nhắc thế, vì chắc là các bạn sẽ "phải" đợi "một lúc" ở sân bay sau khi xuống máy bay đó.
........

Mình có vài kinh nghiệm bộc phát :D.
1. Phải dịch tất cả các loại giấy tờ cần thiết có công chứng. Nhớ kiểm tra kỹ xem giấy tờ có bị sai xót gì ko, sai 1 li sẽ đi 1 dặm:(. Chụp nhiều nhiều ảnh thẻ vào(3x4 và 4x6), thừa hơn thiếu.
2. Không cần phải đem theo từ điển 2 Tom, Việt - nga... nặng ký vô ích. Đem qua đó cũng ko sử dụng đâu. Bây giờ dùng từ điển trên máy cả.
3. Đem theo nồi cơm điện xịn là rất cần thiết.
4. Đi sang Nga ko phải là lên núi, nên ko cần phải đem theo cả thùng mì tôm như nhiều người vẫn làm. 1-2 gói là đủ, bây giờ ở Nga bán mì tôm rất nhiều.
5. Nghiên cứu xem trường bạn học là trường gì, ở đâu, đã có nhiều người Việt học ở đó chưa? tìm cách contact trực tiếp với mấy người đó sẽ tốt hơn.
......................