VicoTas
Câu hỏi
vietnamconnection vnconnection
30/05/2013 11:43

Mỗi khi đánh răng là có cảm giác buồn nôn. Không biết đó là triệu chứng của bệnh gì nhỉ ?

Dạo gần đây tôi rất hay co cảm giác bùn nôn,kèm theo ho,cứ tắm nước lạnh là ho.không bít là triệu chứng của bệnh gì?tôi vẫn ăn uống,sinh hoạt bình thường.đặc biệt đánh răng là có cảm giác bùn nôn.xin cám ơn



Danh sách câu trả lời (1)
avatar ngyenvanminh 30/05/2013 11:43
  • Buồn nôn là cảm giác khó chịu rõ ràng ở cổ họng và dạ dày có thể dẫn đến nôn, nó là tín hiệu được gửi từ não để báo động cho bạn biết rằng cơ thể mình đang có gì đó không ổn.
  • Nôn là hành động làm trống dạ dày bằng những cơn co thắt mạnh để tống xuất những chất có trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Nôn có thể dưới dạng những đợt sóng tương tự như những chuyển động tự nhiên của ruột (nhu động ruột) nhưng theo chiều ngược lại, và những co thắt không tự chủ của thành dạ dày và thực quản sẽ tống xuất những chất có trong dạ dày ra ngoài. Đôi khi ho hoặc khạc đàm từ phổi ra ngoài dễ bị lầm với nôn. Chỉ được gọi là nôn khi nó xuất phát từ dạ dày.
  • Ọe là những co thắt của dạ dày và thực quản những không nôn các chất ra ngoài. Đôi khi người ta gọi hiện tượng này là nôn khan.

Bạn tắm lạnh là ho là do bạn bị bệnh về đường hô hấp, mình cũng bị như bạn, có thể viêm họng, viêm phế quản v..v

Bình thường khi hít thở, không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch một phần bởi niêm mạc đường hô hấp trên như niêm mạc mũi - họng trước khi đi vào khí quản.

Phòng tránh các bệnh hô hấp khi trời lạnh

Bình thường khi hít thở, không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch một phần bởi niêm mạc đường hô hấp trên như niêm mạc mũi - họng trước khi đi vào khí quản. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang, từ đó nhiễm trùng lan xuống khí phế quản và nhu mô phổi gây viêm phế quản, viêm phổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị viêm phổi mà không hề có biểu hiện viêm đường hô hấp trên rõ rệt.

Trong những đợt lạnh, số người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai nói chung và Khoa hô hấp nói riêng tăng và sẽ còn tăng nhiều trong những ngày sau đó mặc dù thời tiết ấm lên, vì ảnh hưởng của lạnh đối với sức khỏe xuất hiện dần dần. Các bệnh thường gặp là viêm đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang; viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do viêm phế quản, viêm phổi. Như vậy, hệ hô hấp từ mũi họng đến phế quản phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh trên một diện rất rộng lớn nên đường hô hấp là cơ quan đầu tiên của cơ thể chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Để phòng tránh các bệnh này cần chú ý một số điểm sau:


Tránh bị nhiễm lạnh: Mặc ấm khi ra lạnh, giữ ấm mặt, cổ, ngực bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm khi ra đường, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời. Khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc đêm khuya vì lúc đó trời lạnh hơn. Khi đi xe đạp và nhất là đi xe máy nên đội mũ bảo hiểm loại che kín được cả đầu lẫn mặt, cằm để tránh bị lạnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng. Trong nhà cần chú ý đóng kín các cửa, các khe, lỗ hở tránh gió lùa. Nếu có điều kiện thì dùng lò sưởi nhất là các gia đình có trẻ nhỏ vì khả năng chịu lạnh của các cháu kém. Tuy nhiên cần tránh các kiểu sưởi mà chất đốt cháy không hoàn toàn như dùng lò than ủ ở phòng kín quá vì sẽ gây ngộ độc khí CO2 nguy hiểm như đã từng xảy ra ở nước ta một vài năm trước đây. Các gia đình có điều kiện dùng điều hòa nhiệt độ cũng không nên để nhiệt độ trong phòng ngủ cao quá nhất là đối với những trẻ hằng ngày vẫn đi học hoặc người lớn đi làm, vì khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn sẽ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Thông thường nên để khoảng 20 đến 25oC.

Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên cần điều trị sớm và triệt để tránh nhiễm trùng lan xuống phế quản phổi. Ví dụ khi trẻ nhỏ bị viêm mũi thì mũi của trẻ bị chất tiết làm tắc, trẻ sẽ thở bằng mồm, như vậy không khí trẻ hít thở vào phế quản phổi sẽ không được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch như khi trẻ thở bằng mũi bình thường nên trẻ rất dễ bị viêm phế quản, viêm phổi với diễn biến nặng, nhanh. Vì vậy việc đầu tiên cần làm là khai thông đường hô hấp trên của trẻ bằng cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý Natri clorua 9%o: cho trẻ nằm nghiêng, đầu kê trên một chiếc khăn mặt bông to, bơm nhỏ dung dịch với nước muối sinh lý (hoặc phun xịt nếu có loại chế phẩm đóng trong bình xịt áp lực) vào lỗ mũi ở phía trên dần dần sao cho dịch chảy đẩy các chất tiết trong mũi ra lỗ mũi ở phía dưới. Khi thấy dịch mũi chảy ra thì lấy khăn giấy hoặc khăn vải mềm lau sạch, hoặc hút nhẹ dịch, chất tiết ra. Với các cháu nhỏ thường ban đầu các cháu sợ nên giãy giụa, cần có một người giữ chặt các cháu để khỏi giãy, một người bơm nước muối vào mũi. Nếu không có người khác giúp thì có thể lấy miếng vải, chăn hoặc ga trải giường quấn dọc người cháu, cuộn cả chân tay để cháu không giãy. Với các cháu đã biết xỉ mũi hoặc người lớn thì sau khi bơm nước muối như vậy vào mũi, cho cháu ngồi dậy xỉ mũi ra khăn giấy. Đối với người lớn cũng cần làm sạch mũi bằng cách tương tự.

Tránh một số thói quen xấu như hút thuốc lá, thuốc lào. Hút thuốc làm giảm rất rõ sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp. Khi hút thuốc các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản bị tê liệt, chuyển động rối loạn không đẩy chất nhày lên được, các tế bào bảo vệ khác như các tế bào bạch cầu, đại thực bào cũng hoạt động không hiệu quả làm cho ta dễ bị nhiễm trùng. Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng tới người hút mà còn ảnh hưởng tới cả những người xung quanh nếu hít phải khói thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ vì vậy không nên hút thuốc trong nhà.

Nghiện rượu cũng làm suy giảm sức đề kháng chung của cơ thể, khi uống rượu người ta có cảm giác nóng nên thường cởi bớt quần áo, khăn mũ nên dễ bị nhiễm lạnh, dễ bị nhiễm trùng phế quản phổi. Chưa kể các trường hợp uống rượu say quá nôn ra thức ăn, trong lúc nôn người đó dễ bị sặc các thức ăn, chất dịch dạ dày vào phế quản gây viêm phổi nặng.

Viêm phổi thường có xu hướng nặng hơn ở người già trên 65 tuổi, hoặc ở những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, các tình trạng bệnh lý khiến bệnh nhân phải nằm lâu; những người có tổn thương cấu trúc phổi - phế quản như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ phổi,... Do vậy ở những bệnh nhân này cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, tuân theo chế độ điều trị bệnh đang mắc; ở những bệnh nhân nằm lâu cần thay đổi tư thế thường xuyên kết hợp việc vỗ rung lồng ngực.

Tiêm phòng cúm hằng năm, tiêm vacxin phế cầu, vacxin phòng vi khuẩn hemophilus cho trẻ em, người trên 65 tuổi, nhất là người có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan hoặc suy giảm miễn dịch. Có thể dùng một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm gia tăng sức đề kháng của niêm mạc đường thở.

Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối để có sức chống lạnh. Thường xuyên bảo đảm vệ sinh răng miệng, giữ đều nếp đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng. Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở răng, hàm, miệng, tai, mũi, họng để tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới.

Điểm nữa là tất cả mọi người khi phát hiện mình có những biểu hiện khác thường như sốt, ho khạc đờm, khó thở, đau ngực... phải tới gặp các bác sĩ để xác định bệnh và điều trị kịp thời, tránh không để bệnh tiến triển nặng gây các biến chứng nguy hiểm.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Cho em hỏi em có vấn đề gì về sức khỏe khi bị đi tiểu nhiều không ạ?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Khi bị ung thư nên và không nên ăn thực phẩm nào?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Văn Tùng Cách chữa đái buốt, đái dắt ?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi đi XN máu ở trung tâm hòa hảo, có vài chi tiết thắc mắc, xin giải thích giùm tôi ?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cháu đang bị viêm niêm mạc dạ dày vi trùng, viêm dạng da gà!

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho mình hỏi chút mũi mình bị làm sao?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chữa bệnh như thế nào cho tốt với sức khỏe?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm thế nào để giảm nguy cơ tai biến tim mạch khi trời rét?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Phương Ai nên tiêm phòng vaccin phế cầu?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chỉ quan hệ với người yêu thì co thể bị mắc bệnh giang mai không ?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chị gái bị nấm âm đạo e, tắm chung với chị thì có bị lây nhiễm không ?

Đăng lúc: 11:43 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phân tích kết quả xét nghiệm?

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vết loét ở thân Dương Vật! HELP HELP HELP

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm gì khi bị bỏng ống pô?

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mình bị chứng chảy mồ hôi nhiều lắm?

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto E hỏi về bệnh sơ gan?

Đăng lúc: 20:18 - 22/06/2013 trong Các bệnh thường gặp

Phương Xử lý như thế nào khi bị chảy máu cam ?

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tác dụng của thuốc glucerine và tác dụng phụ?

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi muốn chữa mụn đỏ ở trong miệng

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xin hỏi về bệnh viêm hoạt mạc dạng lông nốt tích tụ sắc tố?

Đăng lúc: 11:42 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip