
Chỉ quan hệ với người yêu thì co thể bị mắc bệnh giang mai không ?
chào các bạn
mình có một thắc mắc mắc nhờ mọi người giải đáp giúp mình nha
chỉ quan hệ với người yêu thì co thể bị mắc bệnh giang mai không
giúp minh nha

Chào bạn
Nếu bạn ko biết về lối sống trong quá khứ của bạn gái bạn thì cũng ko nên tin tưởng tuyệt đối vào bạn gái, có thể bạn gái đã yêu người nào trước bạn và bị bệnh nên lây sang nhau?
Bệnh giang mai:
Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.sau đó bệnh giang mai diễn biến theo ba giai đoạn:
* Giai đoạn 1 - Rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ). Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Vết loét này có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
* Giai đoạn 2 – Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.
* Giai đoạn 3 - Giang mai phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch..., gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.
Chẩn Đoán
1.Chẩn đoán (+) dựa vào:
-Triệu chứng lâm sàng đã mô tả ở trên
-Triệu chứng cận lâm sàng
Trong giai đoạn sớm, chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà Xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy trong các môi trường nhân tạo. Cách chẩn đoán tương đối chính xác là Soi trên kính hiển vi bệnh phẩm lấy từ các vết loét giang mai (chancre) tìm Xoắn khuẩn giang mai .
Phương pháp khác thường sử dụng rộng rãi hơn, nhưng cho giai đoạn 2 trở lên (để cơ thể có đủ thời giờ để tạo ra kháng thể ) là thử kháng thể trong máu Bệnh nhân như:Xét nghiệm RPR,VDRL. Phương pháp này cũng có thể giúp theo dõi sự đáp ứng của bệnh với điều trị.
Ở các trường hợp giang mai thần kinh, cần phải làm Xét nghiệm kháng thể Xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy).
Trường hợp của bạn, bạn không có các biểu hiện lâm sàng nêu trên cộng với khi xét nghiệm RPR,VDRL âm tính , TPHA : Âm tính, Interpretation : Âm tính thì bạn yên tâm là bạn không mắc Giang mai.

Chào bạn
Bệnh giang mai lây qua quan hệ tình dục, nếu bạn chung thủy, chỉ quan hệ với 1 bạn gái mà bị mắc bệnh này thì chắc chắn bạn gái đó đã quan hệ với người khác nữa ngoài bạn ra. Hoặc bạn có thể hỏi bạn đó xem có mặc quần ao hàng thùng mua ngoài chợ ko.
Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, đến cả thai. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu mẹ bị giang mai thì lây cho con khi mang thai và gây giang mai bẩm sinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, qua truyền máu và từ mẹ sang thai qua rau. Trẻ bị giang mai bẩm sinh bú nhờ có thể lây cho bà mẹ này. Thời gian ủ bệnh thường 3-4 tuần lễ.
Điều trị bệnh giang mai tuy tuy không khó vì đã có nhiều thuốc kháng sinh nhưng cần đủ liều và sớm theo từng giai đoạn.
- Với giang mai sớm (2 năm đầu) gồm thời kỳ I, II và giang mai kín sớm: Tiêm Benzathine penicilline G 2.4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, chia mỗi bên mông 1.2 triệu đơn vị. Có thể tiêm thêm 1 liều nữa sau 1 hoặc 2 tuần (hoặc Procain Penicilline 600.000 đơn vị tiêm bắp/ngày/10 ngày). Nếu dị ứng với Penicilline, thay bằng Doxycycline hoặc Erythromycine.
- Giang mai muộn (từ năm thứ 3 trở đi, bao gồm giang mai III: tim mạch, thần kinh): Tiêm Benzathine Penicilline hoặc Procain Penicilline.
Người phụ nữ bị giang mai vẫn có thể có kinh nguyệt bình thường, có thể có thai nhưng dễ lây truyền cho con.
+ Một số thông tin sau đây để em biết thêm về bệnh giang mai
Biểu hiện của giang mai:
Với giang mai I, dấu hiệu đầu tiên là vết loét trợt (gọi là săng giang mai), không đau trừ khi có bội nhiễm. Ở nam, có thể thấy săng ở vùng sinh dục ngoài. Ở nữ, thường ở âm hộ... có thể thấy ở ngoài vùng sinh dục. Dù không được điều trị, săng cũng tự khỏi sau 2-6 tuần. Được điều trị, bệnh khỏi nhanh, không để lại di chứng.
Với giang mai II, xoắn khuẩn theo đường máu xâm nhập vào các tổ chức. Thời kỳ này hạch lan toả toàn thân, không đau, di động, không dính với nhau.
Giang mai II không được điều trị sẽ tiến triển trong vòng 2 năm.
Tiến triển của bệnh giang mai:
Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tổn thương bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
Người ta chia giang mai ra làm hai giai đoạn: trong vòng 2 năm đầu với các thời kỳ như giang mai I (tổn thương là săng giang mai), giang mai II (các ban giang mai lan tỏa toàn thân), giang mai kín sớm (chỉ phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh).
Giang mai muộn, còn gọi là giang mai thời kỳ thứ III, hiện nay hiếm gặp do có Penicilline (gây tổn thương các phủ tạng của cơ thể, thường sau 2 năm kể từ khi nhiễm khuẩn).
Bệnh giang mai ảnh hưởng đến phụ nữ có thai:
Mối nguy hại lớn nhất là tử vong thai, giang mai bẩm sinh. Để phòng tránh giang mai bẩm sinh thì người phụ nữ có thai cần được xét nghiệm, phát hiện bệnh giang mai ít nhất 2 lần: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.