Câu hỏi

05/06/2013 08:33
Năm nay Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển bao nhiêu chỉ tiêu ngành xây dựng? Cho em biết những thông tin về ngành xây dựng của trường?
Danh sách câu trả lời (2)

Bạn nhắn tin AZH_CT_mãtrương_mãngành gửi 8585 là biết ngay mà. Ko thì luôn đến họ 1900561227 là biết liền. Giọng mấy chị nghe dễ thương ha. ![[;)]](/images/wys/yahoo_wink.gif)
![[;)]](/images/wys/yahoo_wink.gif)

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đào tạo rất nhiều ngành xây dựng, bạn không nêu rõ bạn muốn hỏi ngành xây dựng nào nên có thể tham khảo thông tin dưới đây:
+ Ngành xây dựng công trình thủy và thềm lục địa (mã ngành 109): Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành này có thể công tác tại cơ quan thiết kế - thi công các công trình cảng, xây dựng dân dụng, giám định và quy hoạch xây dựng công nghiệp dầu khí, quốc phòng và dân dụng.
+ Ngành xây dựng cầu đường (mã ngành 111): Sau khi ra trường, kỹ sư ngành này có khả năng thiết kế, quản lý, tổ chức thi công những công trình cầu đường, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.
+ Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp (mã ngành 116): Sau khi ra trường, kỹ sư ngành này có thể công tác tại các cơ quan thiết kế, quản lý, tổ chức thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, nhà máy, cụm dân cư, cụm công nghiệp và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật chuyên ngành.
+ Ngành xây dựng đường sắt - metro (mã ngành 120): Sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, sản xuất và quản lý nhà nước liên quan đến chuyên môn, có khả năng khảo sát thiết kế, quản lý và tổ chức thi công, phân tích đánh giá dự án đầu tư, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng đường sắt và metro.
Năm 2009, chỉ tiêu ngành xây dựng công trình thủy và thềm lục địa là 80 (điểm chuẩn 2008 là 15), ngành xây dựng cầu đường: 140 (16,5), ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp: 80 (17), xây dựng đường sắt - metro: 70 (15).
+ Ngành xây dựng công trình thủy và thềm lục địa (mã ngành 109): Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành này có thể công tác tại cơ quan thiết kế - thi công các công trình cảng, xây dựng dân dụng, giám định và quy hoạch xây dựng công nghiệp dầu khí, quốc phòng và dân dụng.
+ Ngành xây dựng cầu đường (mã ngành 111): Sau khi ra trường, kỹ sư ngành này có khả năng thiết kế, quản lý, tổ chức thi công những công trình cầu đường, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.
+ Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp (mã ngành 116): Sau khi ra trường, kỹ sư ngành này có thể công tác tại các cơ quan thiết kế, quản lý, tổ chức thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, nhà máy, cụm dân cư, cụm công nghiệp và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật chuyên ngành.
+ Ngành xây dựng đường sắt - metro (mã ngành 120): Sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, sản xuất và quản lý nhà nước liên quan đến chuyên môn, có khả năng khảo sát thiết kế, quản lý và tổ chức thi công, phân tích đánh giá dự án đầu tư, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng đường sắt và metro.
Năm 2009, chỉ tiêu ngành xây dựng công trình thủy và thềm lục địa là 80 (điểm chuẩn 2008 là 15), ngành xây dựng cầu đường: 140 (16,5), ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp: 80 (17), xây dựng đường sắt - metro: 70 (15).
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip