VicoTas
Câu hỏi
Củ Chuối ahchicoem
21/05/2013 08:00

Nên chọn phương án lập công ty nào?

Mình muốn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất robot và gia công sửa chữa hàng điện tử gia dụng. Rất mong các anh/chị giúp đỡ một số thông tin:

1. Hình thức nào sau đây có lợi hơn cho lĩnh vực hoạt động này: lập công ty ở Mỹ rồi sau đó mở chi nhánh ở Việt Nam hay lập công ty ở Việt Nam (có đối tác ở Mỹ)? Vui lòng giúp mình nhận biết một số ưu khuyết điểm của 2 hình thức này?
2. Để mở một chi nhánh hoặc lập một công ty ở Việt Nam mình cần chuẩn bị những gì?
3. Ở Việt Nam, việc gia công sửa chữa hàng điện tử gia dụng (nhập về sửa chữa và xuất đi toàn bộ) sẽ chịu những loại thuế nào, bao nhiêu?

Rất cám ơn và xin tiếp thu mọi ý kiến của các anh/chị.

Danh sách câu trả lời (1)
avatar LeHieu 21/05/2013 08:00
Bạn đang xem xét 2 hình thức, một là thành lập công ty tại Mỹ sau đó thành lập chi nhánh tại VN hoặc lập công ty tại VN (có đối tác tại Mỹ). Sau đây là một số ưu và nhược điểm bạn cần xem xét với giả định rằng bạn là người VN hoặc Việt Kiều (tôi đoán thế -- về quyền kinh doanh, Việt Kiều hiện nay về cơ bản được đối xử như bà con ở trong nước):

1/ Hình thức 1 : Thành lập một công ty ở Mỹ (hoặc sử dụng một công ty Mỹ) và đầu tư tại Việt Nam. Theo hình thức này, theo quy định hiện hành công ty Mỹ có thể (1) mở chi nhánh tại Việt Nam (branch office) hoặc (2) thành lập một công ty con tại Việt Nam (dưới dạng 100% owned subsidiary hoặc liên doanh – joint venture với đối tác VN. Về hình thức pháp lý công ty con đó có thể là công ty TNHH (một thành viên hoặc có từ 2 thành viên trở lên) hoặc công ty cổ phần, theo Luật Doanh nghiệp 2005 – đây là luật chung điều chỉnh cả doanh nghiệp Việt Nam (domestic) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trước 1/7/2006, điều chỉnh riêng bởi 2 luật, Luật Đầu tư nước ngoài 1996 cho DN có vốn đầu tư nước ngoài, và Luật Doanh nghiệp 1999 cho công ty Việt Nam).

- Việc thành lập chi nhánh theo Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 (NĐ 72) hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Bạn có thể cho rằng việc thành lập chi nhánh thì đơn giản hơn vì đã có công ty tại Mỹ, chỉ mở văn phòng ở VN và hoạt động. Tuy nhiên, thực tế chi nhánh công ty nước ngoài theo NĐ 72 có một số hạn chế bạn cần xem xét. Thứ nhất, về điều kiện thành lập, phải đáp ứng các điều kiện qui định tại NĐ 72, mà một trong các điều kiện này là công ty ở nước ngoài (công ty Mỹ) đã hoạt động không dưới 05 nămtrước khi mở chi nhánh tại VN. Về phạm vi hoạt động, thì theo tôi là có rất nhiều hạn chế: chi nhánh về cơ bản chỉ được tham gia các hoạt động thương mại (hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa) căn cứ vào các cam kết của VN trong các điều nước quốc tế, ví dụ cam kết trong WTO (NĐ 72 điều chỉnh hoạt động thương mại của các thương nhân nước ngoài. Chi nhánh công ty nước ngoài trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, pháp lý … được điều chỉnh riêng). Theo cam kết WTO của VN thì đối với các hoạt động “Computer and related services”, đến 11/01/2010, chi nhánh công ty nước ngoài mới được tham gia các hoạt động này. Do đó, tôi cho rằng phạm vi hoạt động của chi nhánh theo NĐ 72 không phù hợp với các hoạt động bạn định tiến hành tại VN: “sản xuất robot và gia công sửa chữa hàng điện tử gia dụng”. Thời hạn hoạt động của chi nhánh là 5 năm.

- Việc thành lập công ty do công ty Mỹ đầu tư theo Luật Doanh nghiệp 2005 (LDN 2005) và Luật Đầu tư (chung) 2005 (LĐT 2005).

Như trên đã nêu, công ty Mỹ có thể thành lập một công ty con do mình sở hữu 100% hoặc một công ty liên doanh tại Việt Nam (cty TNHH hoặc cổ phần). Hoạt động sản xuất robot (công nghệ cao), về cơ bản được hưởng các ưu đãi về thuế. Về hoạt động “gia công sửa chữa hàng điện tử gia dụng”, cần phải xem xét cam kết của VN trong WTO có cho phép các công ty nước ngoài tham gia hoạt động này không? Theo tôi nhớ thì VN không có cam kết cụ thể về các hoạt động này, do đó việc cấp phép (giấy chứng nhận đầu tư) sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể. Thủ tục thành lập công ty tại VN (do công ty Mỹ đầu tư) sẽ theo LDN 2005 và LĐT 2005. Cụ thể công ty Mỹ sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư (đồng thời là đăng ký kinh doanh) tại Sở KHĐT nơi công ty đặt trụ sở / nhà máy (Ủy ban Nhân dân cấp Giấy Chứng nhận đầu tư) hoặc Ban Quản lý Khu Công nghiệp nếu công ty đặt trụ sở tại KCN. Thời gian cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư khoảng 1 – 2 tháng kể từ khi nộp, hồ sơ thành lập phức tạp hơn so với việc thành lập một công ty trong nước như nêu tại Mục 2 dưới đây.

Nếu bạn muốn công ty thành lập tại VN tham gia hoạt động thương mại (nhập khẩu & phân phối), thì theo lộ trình mở cửa dịch vụ của VN trong WTO, trong 1 năm đầu kể từ khi VN gia nhập WTO (11/1/2007), bắt buộc phải thành lập công ty liên doanh trong đó công ty nước ngoài chỉ được nắm tối đa 49% vốn (49/51 equity ratio). Từ 1/1/2008, tỷ lệ này có thể tăng và từ 1/1/2009, công ty nuớc ngoài có thể thành lập công ty 100% vốn tham gia vào lĩnh vực thương mại, phân phối. Cam kết của VN trong WTO bạn có thể tham khảo tại website của Bộ Thương mại.

2/ Hình thức 2 : Thành lập công ty tại VN do bạn và các cá nhân khác (Việt Kiều hoặc người Việt)

Trường hợp này hơi khác với hình thức thành lập công ty tại VN do công ty Mỹ đầu tư nên trên (công ty có vốn đầu tư nước ngoài). Với hình thức này, bạn có thể góp vốn cùng với một vài cá nhân khác (là Việt Kiều hoặc người Việt) thành lập doanh nghiệp theo LDN 2005. Hình thức có thể là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần (ít nhất có 3 cổ đông sáng lập). Nếu mình bạn đầu tư, thì cũng có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân. Khác biệt với việc thành lập công ty tại VN do công ty Mỹ đầu tư là không có sự tham gia (góp vốn thành lập) ngay từ đầu của nhà đầu tư nước ngoài, mà công ty VN này do người Việt (hoặc công ty tại VN) và/hoặc Việt Kiều thành lập. Việt Kiều hiện nay được đối xử bình đẳng về quyền kinh doanh đầu tư như bà con trong nước. Lưu ý thêm, trước khi thành lập công ty, Việt Kiều phải xin Giấy chứng nhận nguồn gốc Việt nam tại ĐSQ hay cơ quan lãnh sự của Việt nam ở nước sở tại hoặc tại Ủy ban về người Việt nam ở nước ngoài tại Tp. HCM.

Xem xét đến các hoạt động dự kiến bạn định tiến hành tại Việt Nam, thì việc thành lập một công ty trong nước có nhiều ưu thế. Thủ tục đơn giản (tức chi phí gia nhập thị trường cũng giảm), chỉ việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh tại Sở KHĐT, 2 tuần là có đăng ký kinh doanh (Hồ sơ ĐKKD, xem website của Sở KHĐT Tp. HCM). Phạm vi hoạt động của công ty này cũng sẽ rộng hơn phạm vi hoạt động của công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tôi không thấy có hạn chế gì về hoạt động “sản xuất robot và gia công sửa chữa hàng điện tử gia dụng” (bạn có thể đăng ký các hoạt động khác cho công ty, bao gồm cả hoạt động xuất nhập khẩu, đại lý … ). Thực tế các công ty trong nước được phép hoạt động đa ngành, nhiều lĩnh vực, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (lựa chọn (2) nêu tại Mục 1 trên) thực tế vẫn bị hạn ở các hoạt động hay dự án cụ thể (mặc dù từ 1/7/2006 đã thống nhất điều chỉnh bởi một hệ thống LDN và LĐT 2005). Thời hạn hoạt động của công ty cũng không bị hạn chế.

Kết luận : Với các phân tích nêu trên, tôi cho rằng bạn nên thành lập một công ty trong nước để tiến hành các hoạt động dự kiến. Về việc nhập khẩu & xuất khẩu, công ty này có thể nhập hàng từ đối tác Mỹ, thực hiện gia công sửa chữa rồi xuất khẩu. Lợi điểm cơ bản của công ty trong nước là phạm vi ngành nghề rất rộng về cơ bản không bị hạn chế như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay chi nhánh công ty nước ngoài (tất nhiên ngoại trừ các mặt hàng / ngành nghề cấm hay hạn chế, nhưng cái này là chung cho mọi doanh nghiệp).

Đối với câu hỏi về thuế, hoạt động gia công sửa chữa hàng điện tử (nhập về sửa chữa và xuất đi toàn bộ) sẽ phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu + VAT hàng nhập khẩu. Chi tiết có thể tra cứu trên website của Tổng cục Hải quan. Về phía công ty, sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, standard rate là 28%. Đối với hoạt động sản xuất robot (công nghệ cao), công ty có thể được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn, giảm thuế, thuế suất ưu đãi).

Ngoài ra, đối với hoạt động nhập khẩu hàng điện tử gia dụng, tôi nhớ không nhầm thì Việt Nam có quy định cấm (hoặc ít nhất là hạn chế) nhập các mặt hàng điện tử gia dụng đã qua sử dụng. Việc gia công hàng điện tử cũng tùy từng mặt hàng mới được Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu. Bên nên kiểm tra thêm về vấn đề này.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
nophoto Thành lập công ty chứng khoán

Đăng lúc: 08:00 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH cho người ngoài công ty

Đăng lúc: 08:00 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Rút vốn góp khỏi công ty TNHH hai thành viên

Đăng lúc: 08:00 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Chi phí đại diện (Agency costs)

Đăng lúc: 08:00 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Nghiệp vụ tự doanh

Đăng lúc: 08:00 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Swisscash

Đăng lúc: 08:00 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Vinh Tìm sách của tác giả Trần Hùng Thao

Đăng lúc: 08:00 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Bắt đầu với mô phỏng tài chính như thế nào?

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Giá cổ phiếu liên tục giảm trong mấy tuần nay

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Trả lương cho nhân viên Marketing thế nào ?

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Hỏi về Metastock

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Cho em hỏi về Option contract và "EX" date

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Tình huống luật doanh nghiệp

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Lãi suất danh mục thị trường

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Củ Chuối Vài thắc mắc về giá tham chiếu

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Sang tên cổ phiếu sáng lập

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Công ty đại chúng là gì?

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Ý nghĩa ngày giao dịch không hưởng quyền?

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Củ Chuối Thời điểm kết thúc năm tài chính của các Quỹ đầu tư nước ngòai

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ?

Đăng lúc: 07:59 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Rao vặt Siêu Vip