
Ngày nay thấy mọi người rất ít dùng "bột ngọt" trong nấu ăn và ăn bột ngọt không tốt cho sức khỏe có đúng không ?
![[:-/]](/images/wys/yahoo_question.gif)

Chào bạn, trước đây mình được biết là ở Nhật người ta không cho trẻ con ăn mì chính, nhưng có thể đó chỉ là những phần người ta nhìn thấy thôi, chứ nếu trẻ con Nhật mà được ăn fast food thì người chế biến cho mì chính vào fast food, xong trẻ con ăn thì chắc ko biết được. Mình đọc được bài này trên dantri, bạn tham khảo xem nhé!!!
Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối natri của axít glutamic, một axít amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein) của cơ thể. Axít glutamic tồn tại phổ biến trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa (kể cả sữa mẹ) và các loại rau củ quả như cà chua, bí đỏ, đậu Hà Lan… Hiện nay, bột ngọt được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như tinh bột khoai mì, mật mía đường, bắp,… bằng phương pháp lên men vi sinh tự nhiên - tương tự như phương pháp sản xuất bia, giấm, nước mắm….
Từ khi ra đời vào năm 1909, bột ngọt đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và trong bếp ăn gia đình. Do đó, tính an toàn của bột ngọt cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều tổ chức khoa học trên thế giới trong một thời gian dài.
Trước năm 1987, Ủy Ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) đã kết luận bột ngọt là an toàn với liều dùng hàng ngày là 0-120mg/kg. Có nghĩa với thể trọng người bình thường 50kg thì mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 6g bột ngọt.
Tuy nhiên, vào năm 1987, sau nhiều nghiên cứu khoa học uy tín, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức với sự hiện diện của hơn 200 nhà khoa học chuyên về độc học, hoá học, sinh học... tổ chức JECFA đã chính thức xác nhận lại tính an toàn của bột ngọt và bỏ quy định liều dùng hàng ngày của bột ngọt. Do đó bột ngọt được chính thức xếp vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm có liều dùng hàng ngày không xác định (ADI not specified).
Năm 1991, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng châu Âu (European Community Scientific Committee for Food - EC/SCF) đã xếp bột ngọt vào danh sách các chất phụ gia thực phẩm an toàn có liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định và khẳng định không có bất kì bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây độc cho người tiêu dùng.
Hơn 45 năm qua, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã xem bột ngọt là một loại gia vị an toàn trong sử dụng tương tự như muối, tiêu, đường... và xem bột ngọt là gia vị “nói chung được công nhận là an toàn – Generally Recognised As Safe (GRAS).
Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã chính thức xếp bột ngọt là phụ gia thực phẩm thuộc nhóm điều vị an toàn (với mã số E621) và được phép sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/08/2001.
Tuy nhiên, cần hiểu rõ bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn tương tự như các gia vị khác, chứ bản thân bột ngọt và các gia vị nói chung không phải là chất dinh dưỡng. Vì thế, không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…
Người dân tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật có sử dụng bột ngọt?
Nhiều người khi đi đến các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu đều có chung 1 thắc mắc là tại sao ở những nước này họ không dùng bột ngọt trong quá trình nấu nướng, và thường băn khoăn phải chăng bột ngọt không tốt cho sức khỏe nên họ không dùng?
Tuy nhiên, nếu có dịp tìm hiểu về văn hóa ẩm thực phương Tây, chúng ta có thể thấy giữa các nước phương Tây và Việt Nam có nhiều điểm khác biệt trong cách chuẩn bị và thưởng thức món ăn.
Ở Việt Nam, một nét văn hóa rất đẹp vẫn được gìn giữ trong xã hội ngày nay chính là các bữa cơm gia đình. Những người mẹ, người vợ dù bận rộn đến đâu vẫn cố gắng thu xếp thời gian để tự tay vào bếp chuẩn bị những bữa ăn ngon cho gia đình, từ việc ra chợ lựa chọn nguyên liệu tươi ngon đến nêm nếm muối, bột ngọt, tiêu,… cho vừa miệng.
Trong khi đó, ở các nước phát triển, với guồng quay cuộc sống gấp gáp, hối hả, những bữa ăn gia đình cũng phần nào được biến đổi để thích nghi với nhịp sống đó. Người phương Tây thường lựa chọn những thực phẩm chế biến sẵn, chỉ cần chế biến qua là có thể dùng được ngay. Trong những thực phẩm này, nhà sản xuất hầu như đã bổ sung sẵn các gia vị, trong đó có bột ngọt. Nếu có nấu nướng, họ cũng thường lựa chọn hạt nêm hoặc các gia vị tổng hợp khác để tiết kiệm thời gian. Trong thành phần của phần lớn hạt nêm và các gia vị tổng hợp ngoài muối, tiêu,… cũng chứa một lượng đáng kể bột ngọt.
Như vậy, tại các nước phát triển, người dân không nêm trực tiếp bột ngọt vào món ăn nhưng thực chất vẫn sử dụng bột ngọt dưới các hình thức khác.
Bột ngọt có liên quan gì đến hội chứng "Nhà hàng Trung Quốc"?
Năm 1968, trong một báo cáo của tiến sĩ Ho Man Kwok đã mô tả lại các triệu chứng mà ông ghi nhận được sau khi ăn ở nhà hàng Trung Quốc như tê gáy, cổ và cảm giác bị nóng mặt, tức ngực…
Ông đã nêu lên giả thiết rằng các triệu chứng trên có thể gây ra bởi một số loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn Trung Quốc như nước tương, rượu, hàm lượng muối cao hay mì chính…
Trong nhiều năm qua, rất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mù kép, có đối chứng giả dược đã được tiến hành để đánh giá về mối liên quan giữa bột ngọt và hội chứng “Nhà hàng Trung Quốc” và các nghiên cứu này đều khẳng định rằng bột ngọt không phải là nguyên nhân gây nên hội chứng “Nhà hàng Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, cho đến nay, dựa trên các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới xác nhận bột ngọt là một loại gia vị an toàn cho mục đích sử dụng đối với mọi lứa tuổi với liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định.


Bột ngọt có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như trong thịt, cá, sữa và trong rau quả như cà rốt, đậu, ngô... Trong khoảng 100g cà chua hiện hữu 0,14g bột ngọt; 0,044g/100g thịt gà; 0,043g/100g tôm. Cơ thể con người cân nặng từ 60g đến 70g, thì lượng prôtêin chiếm từ 14 đến 17% trong đó có khoảng 1/5 là bột ngọt.
Bột ngọt còn gọi mì chính là hợp chất gồm thành phần muối natri và một loại aminô axít là axít glutam-ic, một trong số hai mươi loại axít amin thiết yếu cho sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng của não bộ con người.
Thành phần của bột ngọt
Bột ngọt dạng tự nhiên tồn tại trong thực phẩm cũng như trong các tế bào dưới hai trạng thái: trạng thái độc lập không kết nối với các axít amin khác trong thành phần prôtein. Khi trong trạng thái độc lập, bột ngọt mới có thể phát huy tác dụng tạo hương vị đậm đà cho món ăn.
Bột ngọt được sản xuất thông qua quá trình lên men, tương tự như lên men bia, giấm, nước chấm... từ các nguyên liệu như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc. Người ta thường dùng các loại rau như mía, khoai mì... để làm nguyên liệu chế biến bột ngọt.
Trước tiên, nguyên liệu được đun sôi cùng với axít sulfuric hoặc axít hydrochloric trong nhiều giờ và được trung hoà qua một chất kiềm trung gian khác có tên causti soda để tạo thành một sản phẩm có màu nâu, là bột ngọt. Trong đó, có ba thành phần là những chất có tác dụng kích thích thần kinh như gluta-mate, aspartate, thường hiện hữu trong các loại đường ngọt thay thế như aspartame, equal, nutrasweet..., nhưng lại có thêm chất sau cùng có tác dụng độc hại hơn cả bột ngọt là axít cystoic.
Bột ngọt trong chế biến món ăn
Sử dụng bột ngọt trong chế biến có ưu điểm không ảnh hưởng đến mùi vị, màu sắc và vị mặn của món ăn. Khi pha vào món ăn, bột ngọt tan trong nước ngấm vào thức ăn và làm cho thức ăn thêm đậm đà mà không thay đổi màu lẫn mùi vị. Bột ngọt giúp gia tăng hương vị tự nhiên của thực phẩm chứa nhiều chất đạm như cá, thịt...
Nó còn kết hợp tốt với vị mặn và chua, nhưng không có tác dụng gì với vị ngọt và đắng. Do bột ngọt không có kết cấu màu hoặc mùi vị đặc trưng nên được dùng trong nhiều món ăn và làm tăng cường hương vị gốc một cách tự nhiên. Tuy nhiên, lượng bột ngọt giúp tăng cường hương vị của thực phẩm cần sử dụng trong khoảng từ 0,1 đến 0,8% nếu dùng quá liều bột ngọt sẽ phản tác dụng.
Vị của bột ngọt, giống như muối, có tác dụng tự hạn chế liều lượng cần thiết. Sau khi múc thức ăn còn nóng ra đĩa mới cho thêm bột ngọt, nếu cho sớm sẽ gây chất độc hại cho sức khỏe. Khi nêm gia vị cho món ăn, theo nguyên tắc loại gia vị nào thấm lâu sẽ nêm trước như trước tiên nêm đường đến muối sau đó giấm, nước tương, nước mắm và sau cùng là bột ngọt. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn, hãy hoà tan bột ngọt với ít nước canh hoặc nước xào rồi mới trộn chung vào.
Ở một số người không thể dung nạp bột ngọt, có thể dẫn đến triệu chứng như đau đầu, đau bụng, mặt đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay.... Ngoài ra, thành phần phụ có tên I-glutamine của bột ngọt bị cấm sử dụng đối với những người mẫn cảm cao với bột ngọt, có liên quan đến thành phần glu-tamic có trong bột ngọt.
Người ta không thống kê việc sử dụng bột ngọt trong mỗi bữa ăn có liên quan đến bệnh lý về tim mạch hoặc đột quỵ, cũng như không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng đường trong máu hoặc cholesterol.
Tuy nhiên, đối với trẻ em, nên hạn chế tối đa sử dụng bột ngọt, trong khẩu phần ăn. Phụ nữ mang thai cũng nên kiêng cữ dùng bột ngọt.