Câu hỏi

30/05/2013 08:51
Ngoáy tai - nên hay không?
Nhiều người có thói quen ngoáy tai, thậm chí khi cảm giác tai bị ngứa còn dùng các đồ vật như tăm, que diêm đưa vào tai, ngoáy liên tục cho đến khi hết ngứa. Làm như vậy có nên hay không?
TungNo1
30/05/2013 08:51
Danh sách câu trả lời (1)

Dễ gây chấn thương tai
Thực tế, ráy tai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ráy tai là kết quả của chất tinh dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn trong tai kết dính các thứ bẩn lọt vào tai.
Ráy tai gây cảm giác khó chịu ở chỗ, không thể dễ dàng loại bỏ nó bằng cách thông thường như tắm rửa được. Tuy nhiên, không cần thiết phải lấy ráy tai nếu chúng ta không có cảm giác quá khó chịu. Lý do là khi ráy tai tích tụ nhiều nó sẽ tự rơi ra ngoài nhờ các tác động của cơ miệng và xương cằm lên tai và để lại trong tai một lượng ráy tai vừa phải.
Lượng ráy tai này có tác dụng bảo vệ tai rất tốt. Khi một con bọ chui vào tai rất dễ gây thủng màng nhĩ, gây giảm thính lực, nhưng nhờ có ráy tai với vị đắng đặc biệt, con bọ này không thể tiến vào sâu hơn và “ngoan ngoãn” chui trở ra. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ chặn lại bụi bặm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để bảo vệ ống tai phía trong và màng nhĩ.
Ngoáy tai là thói quen của rất nhiều người, thậm chí có người còn “nghiện ngoáy tai”. Khi đó, họ luôn cảm thấy khó chịu ở trong tai, mặc dù ráy tai có thể đã lấy ra hết. Đây là một thói quen không tốt. Tác hại lớn nhất của việc ngoáy tai là có thế gây ra những tổn thương nghiệm trọng cho tai. Hiện nay có nhiều loại tăm bông được bày bán trên thị trường. Công dụng của chúng không phải là ngoáy tai mà có thể là dùng để lau chùi đồ vật ở những chỗ hẹp.
Những loại tăm bông này thường có đầu bông to nên ngoáy sâu sẽ va chạm mạnh đến lớp da mềm trong tai gây trầy xước, gây nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh dẫn đến lên mủ hoặc một số bệnh nguy hiểm cho tai. Nếu có cảm giác quá khó chịu trong tai, chúng ta có thể dùng loại bông sản xuất dùng riêng cho ngoáy tai, tẩm qua nước ấm cho vào tai ngoáy nhẹ nhàng, tránh cho vào quá sâu.
Không tự lấy ráy tai cho trẻ
ống tai của trẻ thường rất nhỏ, làn da lại hết sức nhạy cảm nên cho dù bạn dùng bông loại bé để ngoáy tai thì cũng không thể tránh khỏi việc gây tổn thương. Trong trường hợp dùng bông quá to, ráy tai sẽ bị đẩy dần vào phía trong, làm giảm thính lực, gây ù tai. Sau đó trẻ tắm, vô tình nước chảy vào tai, ráy tai gặp nước sẽ nở to ra khiến trẻ không nghe thấy, dẫn đến mọi hoạt động khác của trẻ không được như bình thường, nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm.
Thêm nữa bố mẹ thường lấy ráy tai cho trẻ theo chu kỳ tự tính toán. Nếu lấy ráy tai cho trẻ khi trẻ không cảm thấy khó chịu, trẻ sẽ giãy giụa dễ gây chấn thương, thậm chí gây chảy máu hoặc thủng màng nhĩ.
Điều đặc biệt ở trẻ là phần lớn trẻ không cần phải lấy ráy tai. Ráy tai của trẻ có xu hướng bong tróc sau một thời gian hình thành theo hướng rơi ra phía ngoài, mang theo vi khuẩn và bụi bặm. Do đó bố mẹ không cần phải lấy ráy tai cho trẻ. Nếu trẻ có khó chịu ở tai, hoặc ráy tai làm ảnh hưởng đến thính lực của trẻ ở các trường hợp trên thì cần đến các bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai một cách an toàn nhất.
Thực tế, ráy tai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ráy tai là kết quả của chất tinh dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn trong tai kết dính các thứ bẩn lọt vào tai.
Ráy tai gây cảm giác khó chịu ở chỗ, không thể dễ dàng loại bỏ nó bằng cách thông thường như tắm rửa được. Tuy nhiên, không cần thiết phải lấy ráy tai nếu chúng ta không có cảm giác quá khó chịu. Lý do là khi ráy tai tích tụ nhiều nó sẽ tự rơi ra ngoài nhờ các tác động của cơ miệng và xương cằm lên tai và để lại trong tai một lượng ráy tai vừa phải.
Lượng ráy tai này có tác dụng bảo vệ tai rất tốt. Khi một con bọ chui vào tai rất dễ gây thủng màng nhĩ, gây giảm thính lực, nhưng nhờ có ráy tai với vị đắng đặc biệt, con bọ này không thể tiến vào sâu hơn và “ngoan ngoãn” chui trở ra. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ chặn lại bụi bặm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để bảo vệ ống tai phía trong và màng nhĩ.
Ngoáy tai là thói quen của rất nhiều người, thậm chí có người còn “nghiện ngoáy tai”. Khi đó, họ luôn cảm thấy khó chịu ở trong tai, mặc dù ráy tai có thể đã lấy ra hết. Đây là một thói quen không tốt. Tác hại lớn nhất của việc ngoáy tai là có thế gây ra những tổn thương nghiệm trọng cho tai. Hiện nay có nhiều loại tăm bông được bày bán trên thị trường. Công dụng của chúng không phải là ngoáy tai mà có thể là dùng để lau chùi đồ vật ở những chỗ hẹp.
Những loại tăm bông này thường có đầu bông to nên ngoáy sâu sẽ va chạm mạnh đến lớp da mềm trong tai gây trầy xước, gây nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh dẫn đến lên mủ hoặc một số bệnh nguy hiểm cho tai. Nếu có cảm giác quá khó chịu trong tai, chúng ta có thể dùng loại bông sản xuất dùng riêng cho ngoáy tai, tẩm qua nước ấm cho vào tai ngoáy nhẹ nhàng, tránh cho vào quá sâu.
Không tự lấy ráy tai cho trẻ
ống tai của trẻ thường rất nhỏ, làn da lại hết sức nhạy cảm nên cho dù bạn dùng bông loại bé để ngoáy tai thì cũng không thể tránh khỏi việc gây tổn thương. Trong trường hợp dùng bông quá to, ráy tai sẽ bị đẩy dần vào phía trong, làm giảm thính lực, gây ù tai. Sau đó trẻ tắm, vô tình nước chảy vào tai, ráy tai gặp nước sẽ nở to ra khiến trẻ không nghe thấy, dẫn đến mọi hoạt động khác của trẻ không được như bình thường, nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm.
Thêm nữa bố mẹ thường lấy ráy tai cho trẻ theo chu kỳ tự tính toán. Nếu lấy ráy tai cho trẻ khi trẻ không cảm thấy khó chịu, trẻ sẽ giãy giụa dễ gây chấn thương, thậm chí gây chảy máu hoặc thủng màng nhĩ.
Điều đặc biệt ở trẻ là phần lớn trẻ không cần phải lấy ráy tai. Ráy tai của trẻ có xu hướng bong tróc sau một thời gian hình thành theo hướng rơi ra phía ngoài, mang theo vi khuẩn và bụi bặm. Do đó bố mẹ không cần phải lấy ráy tai cho trẻ. Nếu trẻ có khó chịu ở tai, hoặc ráy tai làm ảnh hưởng đến thính lực của trẻ ở các trường hợp trên thì cần đến các bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai một cách an toàn nhất.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip