Câu hỏi

30/05/2013 08:50
Bệnh dạ dày có thể lây truyền không?
Tôi năm nay 26 tuổi, bị đau dạ dày mạn tính từ năm 20 tuổi. Cháu nhà tôi mới 14 tháng tuổi. Tôi thường xuyên cho cháu ăn. Liệu tôi có truyền bệnh dạ dày cho con không? Cách phòng ngừa như thế nào?
gvit96
30/05/2013 08:50
Danh sách câu trả lời (1)

Trong loài Helicobacter thì Helicobacter Pylori (HP) là chủng duy nhất cư trú ở con người. Hơn 50% dân số thế giới bị nhiễm HP mạn tính và trong số người bị nhiễm có khoảng 20% có triệu chứng của bệnh dạ dày – tá tràng.
Nguồn lây của vi khuẩn này là các chất nôn ra từ dạ dày người bị nhiễm HP. Vi khuẩn có thể sống được 24 giờ. Khi nôn vi khuẩn có rất nhiều trong không khí bao quanh. Nước bọt cũng là nguồn lây nhưng lượng vi khuẩn thấp. Phân người cũng thường có HP nhưng ít và ra môi trường ngoài HP thường khó sống.
Cách thức lây truyền HP: Đã có nhiều nghiên cứu phát hiện HP trong khoang miệng, cao răng, nước bọt nhưng không phải ở tất cả các bệnh nhân nhiễm HP. Do vậy đường lây nhiễm miệng – miệng không quan trọng ở người trưởng thành. Dịch dạ dày trào ngược và dịch nôn là nguồn lây nhiễm quan trọng vì mang theo HP ở dạ dày. Khả năng lây truyền trong gia đình từ mẹ sang con, lây nhiễm từ nhà trẻ (trẻ hay bị nôn, trớ) rất cao đối với trẻ nhỏ, điều kiện sinh sống trong gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, yếu tố dinh dưỡng... Do vậy tập quán nhá cơm, mớm cơm cho trẻ là yếu tố nguy cơ cao của nhiễm khuẩn HP.
Nguồn lây của vi khuẩn này là các chất nôn ra từ dạ dày người bị nhiễm HP. Vi khuẩn có thể sống được 24 giờ. Khi nôn vi khuẩn có rất nhiều trong không khí bao quanh. Nước bọt cũng là nguồn lây nhưng lượng vi khuẩn thấp. Phân người cũng thường có HP nhưng ít và ra môi trường ngoài HP thường khó sống.
Cách thức lây truyền HP: Đã có nhiều nghiên cứu phát hiện HP trong khoang miệng, cao răng, nước bọt nhưng không phải ở tất cả các bệnh nhân nhiễm HP. Do vậy đường lây nhiễm miệng – miệng không quan trọng ở người trưởng thành. Dịch dạ dày trào ngược và dịch nôn là nguồn lây nhiễm quan trọng vì mang theo HP ở dạ dày. Khả năng lây truyền trong gia đình từ mẹ sang con, lây nhiễm từ nhà trẻ (trẻ hay bị nôn, trớ) rất cao đối với trẻ nhỏ, điều kiện sinh sống trong gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, yếu tố dinh dưỡng... Do vậy tập quán nhá cơm, mớm cơm cho trẻ là yếu tố nguy cơ cao của nhiễm khuẩn HP.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip