Câu hỏi

30/05/2013 08:49
Nguyên nhân gì tôi bị khô miệng?
Tôi năm nay 67 tuổi. Tôi bị mất ngủ và hay dùng thuốc an thần. Nhưng một tuần nay tôi bị khô miệng, rất khó chịu. Không hiểu do nguyên nhân gì? Làm thế nào để chữa khỏi?
honghiquan
30/05/2013 08:49
Danh sách câu trả lời (1)

Theo như bác kể trong thư thì rất có thể bác đã bị khô miệng do chính thuốc an thần mà bác đã sử dụng. Đây chỉ là một tác dụng phụ của thuốc. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khô miệng kéo dài có thể gây rối loạn vị giác, ảnh hưởng đến chức năng nói và nuốt.
Người ta đã thống kê được hơn 500 loại thuốc có thể gây khô miệng. Trong đó, các thuốc thường gặp nhất gây ra biểu hiện khô miệng là nhóm thuốc chống trầm cảm (như imipramin, fluoxetin), thuốc an thần (haloperidol, aminazin), nhóm benzodiazepin (như diazepam, lorazepam), thuốc đối kháng phó giao cảm (như atropin), thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol) và một số thuốc kháng histamin H1 và H2 thế hệ cũ (như clorpheniramin, cimetidin, doxepine). Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc khác như omeprazole, thuốc ức chế protease (điều trị HIV), didanosin, trospium chlorid, elliptinium, tramadol, một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới, retinoid, thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, chlorhexidin, các thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế men chuyển (như enalapril), chẹn kênh canxi (như nifedipin) và sulphonamid cũng đều được ghi nhận gây khô miệng trong một số ít trường hợp. Nói chung, các thuốc gây khô miệng chủ yếu qua 2 cơ chế là đối kháng phó giao cảm hoặc cường thần kinh giao cảm. Riêng các thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng do làm mất nước dẫn đến giảm sản xuất nước bọt. Khô miệng do thuốc thường hồi phục khi ngưng sử dụng thuốc. Vì vậy bác không cần quá lo lắng.
Người ta đã thống kê được hơn 500 loại thuốc có thể gây khô miệng. Trong đó, các thuốc thường gặp nhất gây ra biểu hiện khô miệng là nhóm thuốc chống trầm cảm (như imipramin, fluoxetin), thuốc an thần (haloperidol, aminazin), nhóm benzodiazepin (như diazepam, lorazepam), thuốc đối kháng phó giao cảm (như atropin), thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol) và một số thuốc kháng histamin H1 và H2 thế hệ cũ (như clorpheniramin, cimetidin, doxepine). Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc khác như omeprazole, thuốc ức chế protease (điều trị HIV), didanosin, trospium chlorid, elliptinium, tramadol, một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới, retinoid, thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, chlorhexidin, các thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế men chuyển (như enalapril), chẹn kênh canxi (như nifedipin) và sulphonamid cũng đều được ghi nhận gây khô miệng trong một số ít trường hợp. Nói chung, các thuốc gây khô miệng chủ yếu qua 2 cơ chế là đối kháng phó giao cảm hoặc cường thần kinh giao cảm. Riêng các thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng do làm mất nước dẫn đến giảm sản xuất nước bọt. Khô miệng do thuốc thường hồi phục khi ngưng sử dụng thuốc. Vì vậy bác không cần quá lo lắng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip