
Nguyên nhân Hyundai Santa Fe nặng lái?
Tôi đang đi Santa Fe đời 2003 máy dầu 2.0. Khoảng 3 tháng nay vô lăng rất nặng. Vào xưởng và phát hiện ra thiếu một ít dầu trợ lực. Nhưng khi cho thêm dầu vào thì vô lăng vấn nặng như lúc ban đầu. Xin mọi người tư vấn giúp ?

Chào anh.
- Trước hết cho mình hỏi lượng dầu trợ lực lái hụt có nhiều không? nếu hụt nhiều thì nó làm hỏng bơm trợ lực gây ra tình trạng nặng tay lái.
- Ngoài ra còn 1 vấn đề khác cũng thường xuyên xảy ra, đó là cacđăng lái bị cứng do thiếu dầu mở. Bạn có thể đem ra Gara để kiểm tra.
- Chúc bạn sớm khắc phục được tay lái nặng.

May cho anh là không bị cháy bơm trợ lực khi thiếu nhiều dầu như vậy.
Xe của tôi đã từng thay dầu tay lái nên có biết chút kiến thức; xin chia sẻ cùng anh:
- Khi bị thiếu dầu như vậy, nguy cơ hỏng bơm trợ lực rất lớn nên anh phải kiểm tra lại bơm.
- Vì thiếu dầu nên không khí đã nằm lại trong thước lái, mặc dù đã thêm dầu nhưng chưa được xả e nên áp lực dầu không đủ giúp cho tay lái nhẹ hơn.

May cho anh là không bị cháy bơm trợ lực khi thiếu nhiều dầu như vậy.
Xe của tôi đã từng thay dầu tay lái nên có biết chút kiến thức; xin chia sẻ cùng anh:
- Khi bị thiếu dầu như vậy, nguy cơ hỏng bơm trợ lực rất lớn nên anh phải kiểm tra lại bơm.
- Vì thiếu dầu nên không khí đã nằm lại trong thước lái, mặc dù đã thêm dầu nhưng chưa được xả e nên áp lực dầu không đủ giúp cho tay lái nhẹ hơn.

Anh nên mang xe đến xưởng để được kiểm tra, nhưng theo tôi nguyên nhân rất nhiều để gây nặng lái:
- Bơm trợ lực mòn.
- Ống dẫn dầu trợ lực lái bị tắc.
- van điều khiển tắc hoặc quá mòn.
- Phớt ngăn dầu hỏng.
- Hệ thống treo xe hỏng.
- Hệ thống ro tuyn, cát đăng lái kẹt cứng.
- Vòng bi lái bị vỡ gây kẹt và khá nhiều nguyên nhân khác.
Vậy tôi khuyên anh nên cho vào xưởng để sửa chữa, không nên tự tìm hiểu và tự sửa chữa vì hệ thống lái khá phức tạp không dành cho người ít hiểu biết về ôtô.
Chúc anh nhanh chóng sửa chữa xe của mình an toàn tiết kiệm

Mình xin chia sẻ với bạn về cách kiểm tra hệ thống lái (nặng lái) từ các tao tác đơn giản đến phức tạp để có thể khẳng định được xe bị nặng lái do đâu.
1. Kiểm tra áp suất 2 lốp trước xem có đủ áp suất không (nếu lốp non sẽ bị nặng lái do lốp bẹp xuống tăng diện tích tiếp xúc giữa mặt đường và bánh xe). Kiểm tra xem dầu trợ lực có đủ không. Các đường ống dẫn dầu có bị biến dạng? (nếu ống bị biến dạng sẽ giảm tiết diện ống dẫn tới thiếu dầu cấp vào thước lái). Có bị chảy dầu trợ lực? Kiểm tra xem đai dẫn động bơm trợ lực có bị chùng ( nếu chùng sẽ nặng lái). Nếu ok, đến bước 2.
2. Kiểm tra góc đặt bánh xe có đúng tiêu chuẩn? Nếu sai phải điều chỉnh lại cho đúng (việc này phải ktra trong gara). Nếu ok tiếp bước 3.
3. Kiểm tra cột lái có bị kẹt ko (chủ yếu là ktra các đăng lái, nếu kẹt thì phải bảo dưỡng hoặc thay thế). Nếu ok tiếp bước 4.
4. Kiểm tra áp suất bơm trợ lực có đủ ko (nếu áp suất ko đủ thì sẽ nặng lái)- việc này phải ktra bằng đồng hồ đo áp suất trong các gara. Nếu áp suất ko đủ thì phải tháo bơm kiểm tra xem bị hỏng do đâu để khắc phục (có thể mòn cánh gạt, buồng bơm hoặc 2 mặt xoa đầu bơm, kẹt van an toàn).
Đây là quy trình kiểm tra nặng lái một cách đầy đủ, có những thao tác bạn có thể làm được có những thao tác cần phải có dụng cụ và thợ chuyên nghiêp mới thực hiện được.
Chúc bạn sớm sửa được xe!