
Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn kinh nguyệt?

Chu kì kinh nguyệt là dấu hiệu đặc trưng, là một trong những khác biệt lớn giữa nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, cùng là nữ giới, nhưng không phải ai cũng có "dấu hiệu phụ nữ" này như nhau. Chị em nào may mắn thì có chu kì đều đặn, tháng này cũng như tháng nào, còn không may mắn thì có thể gặp
Ngoài ra, vấn đề mà hầu hết các chị em lo lắng nhất là chu kì thất thường. Bởi một chu kì kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ chị em có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai. Nếu bạn đang đau khổ với sự "vắng mặt" liên tục của nguyệt san, hãy tin rằng, rõ ràng chu kì kinh nguyệt của bạn đang bị mất cân bằng.
Trên thực tế, hầu hết các chu kỳ dù là không đều cũng lành tính và không gây ra bất kỳ biến chứng nào cho sức khỏe của bạn. Vòng kinh quá ngắn, quá dài, mất kinh tạm thời, chảy máu quá ít hoặc quá nhiều, máu đông đặc... thường xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố tiềm ẩn trong cơ thể. Một tin vui cho cánh chị em là, sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể được điều trị một cách dễ dàng
Trước hết phải nói rằng, trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể phải mất vài năm để có thể kiểm soát được các thay đổi về kích thích tố bên trong cơ thể của bạn và để đạt được một sự cân bằng và thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt.
Thứ hai, rất nhiều chị em nhận ra rằng, ở những ngày cuối của chu kì, máu kinh xuất hiện không đều, có hôm có hôm không? Vì vậy, kinh nguyệt không đều ở các giai đoạn cụ thể trong cuộc sống không phải là nguyên nhân khiến bạn quá lo ngại.
Thứ ba, mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho chu kì kinh nguyệt không bình thường hoặc bị gián đoạn.
Mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho chu kì kinh nguyệt không bình thường hoặc bị gián đoạn
Ngoài ra còn có một vài lý do khác cũng được coi là nguyên nhân của tình trạng kinh nguyệt thất thường, chị em nên tham khảo:
1. Tăng hoặc giảm cân nhanh chóng: Mặc dù nhiều người vẫn cho rằng cơ thể quá nhẹ cân là một nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng kinh nguyệt không đều, nhưng béo phì cũng gây ra sự gián đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.
2. Căng thẳng, nặng nề về cảm xúc: Sự căng thẳng sẽ có tác động rất nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, nếu rơi vào trạng thái căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng, chắc chắn chị em sẽ phải đối mặt với hậu quả là kinh nguyệt không đều.
3. Rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ: Tâm lý ăn uống cũng có thể có ảnh hưởng đến sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ loại rối loạn nào liên quan đến ăn uống, hãy loại bỏ ngay nếu muốn kinh nguyệt của mình đều đều hàng tháng.
4. Căng cơ trên toàn bộ cơ thể: Đây là lý do tại sao hầu hết vận động viên nữ thường gặp trường hợp vô kinh tạm thời.
5. Cho con bú: Rất nhiều bà mẹ khi cho con bú thường chưa có kinh nguyệt trở lại. Vì vậy, họ có thể có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
6. Uống quá nhiều rượu: Uống nhiều rượu cũng có thể làm nhiễu loạn quá trình trao đổi chất và trao đổi nội tiết tố của bạn. Kết quả là, chu kì của bạn hoặc là không đều hoặc là biến mất.
7. Một số bệnh phụ nữ: Một số bệnh như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung (triệu chứng lạc nội mạc tử cung) cũng dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Trên đây là những chỉ là một vài lý do giải thích cho việc kinh nguyệt của chị em không đều. Vì vậy, nếu thấy thực sự lo ngại về trường hợp của mình, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm để biết được gốc rễ của vấn đề.
Hãy luôn nhớ uống nhiều nước, chẳng hạn như đồ uống, nước ép trái cây tự nhiên, và các loại trà thảo dược. Các thức uống này cũng có thể giúp làm sạch và điều chỉnh hoặc làm giảm sự đau bụng bụng trong mỗi kì nguyệt san

Bạn thân mến!
- Tình trạng ra huyết không đúng chu kỳ như bạn mô tả gọi là rong huyết. Có nhiều nguyên nhân gây rong huyết, có thể từ tử cung hay không phải từ tử cung. Xuất huyết không phải từ tử cung có thể do viêm, hay polyp ở cổ tử cung...
Xuất huyết từ tử cung chia làm hai loại: có rụng trứng hoặc không có rụng trứng. Loại không rụng trứng thường gặp ở tuổi dậy thì và mãn kinh. Loại có rụng trứng do nhiều nguyên nhân như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, thai kỳ hay liên quan đến biện pháp tránh thai.
Vì vậy bạn nên tới bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra cách điều trị.
Để được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia tư vấn, bạn vui lòng liên hệ theo số 1900 6899
Hoặc soạn tin theo cú pháp: AZH_cau hoi_8585.
Chúc bạn sức khỏe!

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ, nặng hơn có thể gây ra vô sinh. Thế nào là rối loạn kinh nguyệt? Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml. Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt? Không hoàn toàn như vậy. Ở những người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ? Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng... Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Kinh nguyệt rối loạn do dâu? Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này. Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài. Khi nào thì cần đi khám bác sỹ? Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản. Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn? Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt... Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Ở phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh khoảng 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh (hay vòng kinh) trung bình là 28 ngày. Mỗi kỳ kinh ra máu kéo dài 3-4 ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ 50-100 ml.
Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian có kinh, lượng máu mất khi có kinh và các triệu chứng kèm theo hiện tượng kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa.
Chúng ta đều biết rằng trong mỗi vòng kinh, chất nội tiết của buồng trứng làm nội mạc tử cung mọc dày lên, nhưng khi chất nội tiết này tụt xuống thì nội mạc tử cung bong và gây ra chảy máu kinh nguyệt. Khi chất nội tiết này tăng và giảm theo nhịp độ tương đương với một tháng thì kinh nguyệt sẽ đều. Nếu lâu lâu vài tháng mới tăng giảm được một lần thì kinh sẽ thưa, vài tháng mới có một lần. Hoạt động nội tiết của buồng trứng còn tùy thuộc vào sự chỉ huy và kích thích của hoạt động của các tuyến nội tiết ở phía trên. Trực tiếp với buồng trứng là tuyến yên. Trên tuyến yên lại có vùng dưới đồi là cấp chỉ huy. Vùng dưới đồi lại chịu ảnh hưởng của hoạt động vỏ não. Như vậy, có nhiều nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều và không phải bao giờ cũng tìm được nguyên nhân.
Có mấy loại nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Ăn uống kém, chủ yếu là thiếu chất đạm và thiếu vitamin. Không nên hoàn toàn nghĩ rằng đạm chỉ có ở trong thịt, cá, trứng. Các thức ăn thuộc loại ngũ cốc cũng có hàm lượng đạm cao, nhất là trong các loại đậu. Vitamin không phải chỉ ở dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống mà chủ yếu trong thức ăn, rau quả. Những vitamin liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục là các vitamin E, C và A, có trong các mầm hạt, rau tươi, quả tươi.
Tình trạng thần kinh, tâm thần căng thẳng như lo lắng, sợ sệt, buồn phiền đều dễ dàng làm cho các hoạt động nội tiết liên quan đến sinh dục bị kém đi. Ở lứa tuổi của các em gái đang còn học phổ thông, nếu học hành, thi cử, rèn cặp căng thẳng quá cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt rối loạn. Các bậc cha mẹ nên để tâm đến việc học hành, tập luyện của con em mình, sao cho việc học tập diễn ra điều độ, có học tập, có nghỉ ngơi, có bồi dưỡng và có giải trí thoải mái đúng mức...
Những người bị rối loạn kinh nguyệt cần phải đến bệnh viện để khám. Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bạn cần đi khám chuyên khoa phụ sản để xét nghiệm và siêu âm kiểm tra phần phụ, cho dù bạn chưa có quan hệ tình dục. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để cho thuốc điều trị hợp lý.
Chúc bạn sức khỏe.

Bạn xem triệu chứng và cách chữa tại nhà thuốc ông tôi. Hoặc bạn liên lạc để ông tôi tư vấn cho bạn.
http://vn.myblog.yahoo.com/thu_ksh/article?mid=1
Chào bạn