
Những bệnh dễ mắc nhất của dân văn phòng? Nguyên nhân và cách điều trị?

Cùng với các cao ốc văn phòng mọc lên ngày càng nhiều, số nhân viên làm việc tại các cao ốc này cũng gia tăng nhanh. Ngồi tại chỗ phần lớn thời gian, ít vận động, thường bỏ ăn sáng hoặc ăn các món chế biến sẵn, thực đơn buổi trưa không đa dạng... là nguyên nhân nảy sinh một loại bệnh ở giới này: bệnh văn phòng.
Điểm danh bệnh văn phòng
Các nhóm bệnh về tiêu hoá: hội chứng dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân chính là áp lực công việc, căng thẳng trong môi trường làm việc và thói quen ăn uống không hợp lý về giờ giấc, ít uống nước. Nhóm bệnh này, khi khởi phát, cần điều trị ngay, nếu không diễn tiến sau này có thể nặng nề: viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy mạn, suy dinh dưỡng...
Nhóm bệnh đường hô hấp: cảm cúm, viêm hô hấp trên, dưới. Nguyên nhân thường do sự phân phối mật độ nhân viên trong phòng làm việc chưa hợp lý (quá đông), không khí trong phòng bị ô nhiễm, chênh lệch nhiệt độ giữa phòng máy lạnh và bên ngoài quá lớn... Nhóm bệnh này thường diễn ra cấp tính, gây nhiều khó chịu, cần được điều trị sớm để cơ thể phục hồi và giảm khả năng lây lan trong môi trường làm việc.
Nhóm bệnh mạn tính không lây liên quan đến lối sống: thừa cân – béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đột quỵ… Nguyên nhân chính là lối sống tĩnh tại (ngồi tại chỗ, ít vận động, đi lại), chế độ dinh dưỡng không hợp lý (chế độ ăn không đa dạng, hoặc dư năng lượng, nhiều béo ít rau, bỏ bữa ăn bù…) gây mất cân bằng về năng lượng ăn vào và năng lượng sử dụng, dẫn đến ứ đọng mỡ trong cơ thể gây rối loạn chuyển hoá. Thêm vào đó, hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc áp lực công việc gây nên sự căng thẳng thường xuyên, lâu ngày dẫn đến các rối loạn chuyển hoá. Nhóm bệnh này diễn tiến âm thầm nên khi phát hiện thường có biến chứng đi kèm. Hậu quả của nhóm bệnh lý này khá nặng nề: suy tim, thận, mù loà, tàn phế thậm chí tử vong!
Các nhóm bệnh về cơ xương khớp: mỏi cổ, đau lưng, đau khớp, hội chứng vai gáy hoặc hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân do tư thế ngồi, tư thế làm việc không phù hợp. Nhóm bệnh này ban đầu có mức độ nguy hiểm thấp, nhưng gây khó chịu và giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Nếu để lâu có thể gây các biến chứng nặng nề hơn, thậm chí là tàn phế.
Phòng được không?
Để khắc phục và phòng ngừa các chứng bệnh văn phòng, chúng ta cần có những hành động sau:
Xây dựng môi trường làm việc trong lành (trong khả năng của mình), sắp xếp lịch làm việc hợp lý, tránh để dồn làm tăng áp lực công việc lên mình.
Xây dựng lối sống năng động trong môi trường công việc: năng vận động tại chỗ hoặc đi lại (đi lấy đồ, photo tài liệu, lấy giấy in, nước… trong khu làm việc, đi cầu thang bộ thay cho thang máy khi phải lên xuống vài tầng lầu). Hạn chế ngồi liên tục hai giờ; ít nhất sau mỗi hai giờ nên tranh thủ đứng lên, đi lại, vận động tay chân 10 – 15 phút. Tranh thủ thời gian ăn trưa để ra ngoài tản bộ…
Lên lịch tập thể dục định kỳ, lựa chọn hình thức thể dục phù hợp với điều kiện sức khoẻ, thời gian và tính khả thi. Duy trì lịch tập luyện, tránh bỏ tập.
Hạn chế dần rồi từ bỏ những thói quen có hại: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn vặt, xem phim, chơi game…
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: lựa chọn bữa ăn đa dạng nhưng cân đối và hợp lý với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo (dầu mỡ): thức ăn nhanh (fast–food), thức ăn dạng chiên xào; nên chọn ăn thức ăn dạng hấp, luộc. Thay đổi thói quen ăn mặn, không dùng thêm nước chấm (nước mắm, nước tương) khi ăn. Tăng cường ăn thêm rau, củ, quả để tăng cường chất xơ cho cơ thể. Nếu bữa ăn trưa tại văn phòng ít rau, thì bữa chiều nên tranh thủ “ăn bù”. Ăn nhiều rau rất có lợi cho sức khoẻ vì ngoài tác dụng nhuận trường phòng chống táo bón (bệnh lý hay gặp ở giới văn phòng), cũng góp phần giúp giảm cân, phòng tránh được các bệnh mạn tính không lây.
Nếu có thói quen ăn bữa phụ, thì nên chọn những loại thực phẩm như sữa tươi tách béo, trái cây ít ngọt, yaourt. Ăn đủ bữa, thu xếp thời gian cho bữa ăn sáng vì đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nó giúp cung cấp và tăng cường năng lượng cho cả một ngày làm việc và hoạt động dài. Tránh tình trạng bỏ bữa rồi ăn bù. Tránh tự ép mình vào một chế độ ăn kiêng không hợp lý để giảm cân mà không tham vấn chuyên gia dinh dưỡng vì dễ gây tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin và muối khoáng.
Uống đủ nước để cơ thể duy trì được các hoạt động và giúp thanh lọc cơ thể. Mỗi ngày nên uống 1,5 – 2 lít, tuỳ thuộc thời tiết và mức độ vận động, công việc. Tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh đợi đến khi có cảm giác khát hay khô miệng mới uống vì lúc đó cơ thể đã bị thiếu nước rồi.

Công việc đặc thù của dân văn phòng là lao động trí óc, có nhiều mối quan hệ công việc đa dạng, đôi khi không cố định được giờ giấc làm việc, phải làm việc ca kíp. Thêm vào đó là cường độ làm việc căng thẳng, ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và ảnh hưởng của điều hòa không khí, máy vi tính đó chính là mầm mống của những căn bệnh nan giải của dân văn phòng.
Stress:
Đó là hậu quả của một quá trình căng thẳng thần kinh mãn tính, có thể do áp lực và cường độ làm việc cao. Stress có thể gây ra các bệnh khác như rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp hay triệu chứng đau nửa đầu. Vì vậy, khi làm việc trí óc bạn nên tránh để không bị căng thẳng thần kinh, với những triệu chứng ban đầu nó cũng khiến bạn khó tập trung công việc như đau giật giật, thậm chí hoa mắt chóng mặt và xây xẩm.
Đau cột sống:
Một số biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động bạn có thể bị chùn cột sống dẫn đến nguy cơ thoái hóa cột sống khi có tuổi. Ngoài ra, cùng với việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lâu dần sẽ làm cho xương trở nên giòn, xốp và đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.
Các bệnh về mắt:
Mỏi mắt và khô mắt là 2 triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi phải làm việc nhiều với màn hình máy tính. Nếu làm việc nhiều giờ với máy tính mà không cho mắt thư giãn sẽ khiến bạn bị đau đầu, có cảm giác nôn nao rất khó chịu. Đặc biệt bạn phải thường phải mở to mắt hơn bình thường khi nhìn vào màn hình máy tính. Do vậy, để tránh khô mắt bạn nên chớp mắt thường xuyên sẽ giúp mắt không bị mỏi và khô. Bên cạnh đó, bạn nên chọn một chỗ ngồi gần cửa sổ có không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.
Nhiễm khuẩn:
Làm việc trong môi trường có điều hòa không khí có thể không tốt với một số người, đặc biệt là phụ nữ và người có hệ miễn dịch kém. Theo một số chuyên gia thì virus cúm lây lan rất nhanh trong môi trường không thoáng khí. Ngoài ra, trong văn phòng làm việc chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn đến bàn phím và chuột máy tính. Chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, cứ một centimet vuông có đến 500 loại vi khuẩn và nhiều gấp 150 lần so với nhà vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên thường xuyên vệ sinh chuột và bàn phím máy tính kể cả bàn phím điện thoại của bạn.
Đau xương cổ tay:
Nguyên nhân chính của bệnh này là do chúng ta sử dụng chuột máy tính. Do các dây thần kinh bị chèn ép, nên nhiều người cảm thấy đau, tê ngón phải và ngón giữa, cảm giác ngón cái yếu đi, đau ở cổ tay và lòng bàn tay. Những người dễ gặp chứng bệnh này như nhà văn, thư ký, biên tập viên, kế toán… nhưng tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới. Chứng bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể tàn tật do tổn thương các dây thần kinh và mạch máu.
Các bệnh về đường tiêu hóa:
Áp lực công việc nhiều, thiếu ngủ (không ngủ trưa hoặc thức đêm làm việc), ăn uống không điều độ, có khi ăn nhiều, khi ít và đôi khi phải ăn nhanh. Đó chính là nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày mãn tính. Ngoài ra, nhiều khi còn phải đi tiếp khách, tiệc tùng vào buổi tối bạn lại ăn uống quá nhiều chất đạm và không thể bỏ qua rượu bia, nếu nhẹ có thể gây rối loạn tiêu hóa, còn về lâu dài khiến bạn mắc một số bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường và bệnh gout.
Béo phì:
Đây là vấn đề nan giải của các chị em làm việc văn phòng. Do ngồi nhiều một chỗ và ít vận động khiến cho vòng 2 tăng lên đáng kể, tích tụ dần lượng axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như ăn uống không điều độ, thiếu ngủ, căng thẳng dẫn tới trầm cảm cũng có thể khiến bạn mắc căn bệnh này. Các chuyên gia cảnh báo béo phì là nguyên nhân khởi nguồn của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường… Vì vậy dân văn phòng cần có một lối sống lành mạnh và phương pháp làm việc phù hợp để tránh các nguy cơ bệnh tật.

Dân Văn phòng thì phải thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh, điều này khiến DA của dân văn phòng đặc biệt là NỮ bị khô và thiếu sức sống. Nữ nhân viên văn phòng còn thường xuyên trang điêm do tính chất đặc thù của công việc nên càng cần 1 sản phẩm bảo vệ da 1 cách tối ưu nhất. Các hóa mĩ phẩm hay dược mĩ phẩm trên thị trường không thể là lựa chọn tốt nhất. Hiện nay, tập đoàn FPT đã tiên phong đầu tư vào lĩnh vực CÔNG NGHÊ SINH HỌC TẾ BÀO GỐC với dong sản phẩm chăm sóc da tiên tiến là JUVI SKIN CARE
Sinh phẩm này hoàn toàn không chứa hóa chất và được sự kiểm nghiệm nghiêm ngặt của VIỆN DA LIỄU QUỐC GIA, VIÊN BỎNG QUỐC GIA , TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH SINH PHẨM QUỐC GIA, CỤC QUẢN LÍ DƯỢC- BỘ Y TẾ. Công ty FNC là công ty độc quyền phân phối sinh phẩm này tại VN.

Khảo sát cho thấy bệnh mà nhiều dân văn phòng mắc nhất là bệnh xương cổ (1/3 người mắc bệnh). Tiếp theo đó là đau nhức ở các phần eo lưng....
1. Đau đầu Phần đầu hoặc vị trí huyệt thái dương thường đau theo kiểu “ nhảy” hoặc đau theo kiểu từng cơn, có kèm theo một chút hiện tượng hoa mắt chóng mặt. Thời gian dài tập trung vào màn hình máy tính, dùng mắt quá độ hoặc do công việc bận rộn, thường xuyên làm thêm giờ khiến ngủ không đủ… đều là những nguyên nhân trực tiếp gây ra đau đầu. Ngoài ra, phụ nữ hiện đại phải gánh trên mình cả công việc xã hội lẫn gia đình nên họ phải chịu nhiều áp lực hơn nam giới. Những điều này đều làm cho đau đầu trở thành hiện tượng thường gặp nhất trong các “chứng tổng hợp của dân văn phòng” Biện pháp cải thiện: Ở trong văn phòng trồng một số thực vật và thường xuyên mở cửa sổ để cho không khí lưu thông. Điều quan trọng hơn là duy trì tâm trạng thoải mái, cách mỗi quãng thời gian nhắm mắt lại một chút để an thần hoặc đi ra ngoài khỏi văn phòng để thư giãn, đi lại một lúc. Dân văn phòng lưu ý là không nên tùy tiện uống thuốc giảm đau, bởi vì thuốc giảm đau không thể giảm đau tận gốc mà ngược lại dễ làm cho thần kinh não bộ tổn thương. 2. Cổ vai tê nhức, cứng đờ và hai vai tê mỏi, thần kinh tê liệt Làm việc trong môi trường hiện đại, máy tính internet mang lại thuận tiện, nhanh nhẹn đồng thời cũng tăng thêm các bệnh nghề nghiệp cho dân văn phòng ví dụ như đau vai cổ, thần kinh tê liệt. Đối với những người thường xuyên nâng cao vai trong quá trình gõ bàn phím thì phần cổ, vai thiếu hoạt động, áp lực nặng trong công việc cũng làm cho cơ bắp căng thẳng, huyết khí vận hành kém, thời gian lâu dài huyết quản mao mạch cơ bắp tụ máu và gây ra triệu chứng “ bất thông tắc thống” (không thông tất sẽ đau). Biện pháp cải thiện: Đầu tiên cần điều chỉnh vị trí của bàn phím và màn hình, độ cao của bàn phím là độ cao của cánh tay khi ngồi thẳng, vị trí của màn hình cũng nên là lấy tiêu chuẩn sau khi ngồi thẳng có thể nhìn vừa tầm mắt phía trên. Trong thời gian làm việc, thỉnh thoảng chuyển động đầu hoặc vai, sau khi về nhà nên ngâm tắm nước nóng và dùng vòi hoa sen xả thẳng vào chỗ nhức mỏi, như thế cũng có tác dụng giảm nhẹ nhất định. Ngoài ra, ngày càng nhiều dân văn phòng thích đeo dây chuyền hàm chứa ti-tan tan trong nước, ti-tan thông qua tan trong nước phóng ra một bước sóng hợp nhất, có tác dụng hữu hiệu khống chế sự rối loạn dòng diện ở trong cơ thể, có tác dụng tiêu trừ va giảm nhẹ các chứng đau nhức ở cổ và vai. 3. Xương sống lưng nhức mỏi, người bị nặng thậm chí không thể bước đi Do các cơ quan trong xương chậu của phụ nữ phức tạp hơn nam giới, thêm vào đó trong thời gian mang thai, thể trọng của phụ nữ tăng lên và sự phát triển của baby đều làm gia tăng gánh nặng cho xương cột sống. Vì vậy, so với nam giới, phụ nữ càng dễ bị mắc chứng xương sống như: đau nhức thần kinh xương chậu, xương sống thắt lưng tăng sinh, trật đệm xương sống thắt lưng… Biện pháp cải thiện: nếu chỉ đau nhẹ, thông qua mát-xa và giãn gân cốt là có thể được cải thiện được tình hình. Nếu phát sinh đau lưng nghiêm trọng, đau nhức, tê liệt ở một bên hoặc hai bên chi dưới, thì lập tức phải đi khám bác sỹ. Trong cuộc sống thường ngày, phụ nữ nên có ý thức bảo vệ xương sống lưng. Duy trì tư thế ngồi và đứng thẳng, phòng chống phần lưng bị lạnh, chú ý khi bê vác vật nặng không nên dựa vào lực lượng ở phần lưng, chuyên gia khuyến nghị sau khi quỳ xuống cầm được vật nặng rồi thì mới dần dần đứng lên, không nên vừa cúi xuống khom lưng lại vừa dùng lực để xách vật nặng.
(Theo dantri)