Câu hỏi

30/05/2013 08:31
Những nguyên nhân nào dẫn đến cao huyêt áp?
Danh sách câu trả lời (1)

Thiếu kali dẫn đến cao huyết áp
Tiêu thụ quá ít kali có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến cao huyết áp ở những người thích ăn mặn (nhiều muối), đặc biệt là ở người da màu.
Nghiên cứu đã xác định được một gen ảnh hưởng đến sự tác động của kali lên áp lực máu. Nghiên cứu về tim được thực hiện dựa trên mẫu nước tiểu của 3.300 người tại Texas có kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa kali và huyết áp. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày tại hội nghị thường niên của Hội Thận Học Hoa Kỳ tổ chức tại Philadelphia (Pennsylvania).
Theo tiến sĩ Susan Hedayatai thuộc trung tâm Y khoa Đông Nam Texas tại Dallas: “Lượng kali trong nước tiểu thấp do khẩu phần ăn ít kali sẽ làm tăng huyết áp. Ảnh hưởng này thậm chí mạnh hơn ảnh hưởng của muối đối với huyết áp.”
Mối liên kết giữa cao huyết áp và nồng độ kali thấp trong máu còn được thấy rất rõ hơn khi có sự tham gia của các yếu tố khác như tuổi tác, chủng tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến tim mạch như tiểu đường, nồng độ cholesterone trong máu cao và hút thuốc.
Nghiên cứu cho thấy gen WNK1 có thể chịu trách nhiệm điều khiển tác động của kali lên áp lực máu. Người ta vẫn tiếp tục kiểm tra xem liệu bao nhiêu kali trong bữa ăn là đủ duy trì huyết áp tốt và làm rõ cơ chế hoạt động của gen. Trong lúc này, nhóm nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên ăn thực phẩm giàu kali nhiều hơn và bớt ăn thực phẩm nhiều muối. “Thực phẩm giàu kali là chuối, trái cây họ cam chanh và rau quả. Dùng nhiều các thực phẩm này trong bữa ăn có thể giúp làm hạ huyết áp,” Hedayati khuyên
Tiêu thụ quá ít kali có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến cao huyết áp ở những người thích ăn mặn (nhiều muối), đặc biệt là ở người da màu.
Nghiên cứu đã xác định được một gen ảnh hưởng đến sự tác động của kali lên áp lực máu. Nghiên cứu về tim được thực hiện dựa trên mẫu nước tiểu của 3.300 người tại Texas có kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa kali và huyết áp. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày tại hội nghị thường niên của Hội Thận Học Hoa Kỳ tổ chức tại Philadelphia (Pennsylvania).
Theo tiến sĩ Susan Hedayatai thuộc trung tâm Y khoa Đông Nam Texas tại Dallas: “Lượng kali trong nước tiểu thấp do khẩu phần ăn ít kali sẽ làm tăng huyết áp. Ảnh hưởng này thậm chí mạnh hơn ảnh hưởng của muối đối với huyết áp.”
Mối liên kết giữa cao huyết áp và nồng độ kali thấp trong máu còn được thấy rất rõ hơn khi có sự tham gia của các yếu tố khác như tuổi tác, chủng tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến tim mạch như tiểu đường, nồng độ cholesterone trong máu cao và hút thuốc.
Nghiên cứu cho thấy gen WNK1 có thể chịu trách nhiệm điều khiển tác động của kali lên áp lực máu. Người ta vẫn tiếp tục kiểm tra xem liệu bao nhiêu kali trong bữa ăn là đủ duy trì huyết áp tốt và làm rõ cơ chế hoạt động của gen. Trong lúc này, nhóm nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên ăn thực phẩm giàu kali nhiều hơn và bớt ăn thực phẩm nhiều muối. “Thực phẩm giàu kali là chuối, trái cây họ cam chanh và rau quả. Dùng nhiều các thực phẩm này trong bữa ăn có thể giúp làm hạ huyết áp,” Hedayati khuyên
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip