Câu hỏi

19/09/2013 12:53
Những tính năng không cần thiết trên smartphone
Danh sách câu trả lời (1)

Những tính năng smartphone không cần thiết khi người dùng chọn mua smartphone.
1. Camera nhiều pixel hơn
Hai năm trước, một chiếc điện thoại thông minh sở hữu máy ảnh 5 megapixel đã là đáng nể. Năm ngoái, con số này tăng lên 8 megapixel. Còn hiện tại? Các nhà sản xuất thậm chí đã tung ra những mẫu smartphone với camera có độ phân giải lên đến 13 megapixel. Tuy nhiên, có phải độ phân giải càng cao thì chất lượng máy ảnh và hình ảnh càng tốt hay không?
Thực tế, iPhone 4 chỉ được trang bị một camera 5 megapixel nhưng lại khiến nhiều chiếc điện thoại Android 8 megapixel phải "xấu hổ". Cả Galaxy S III và HTC One X đều sở hữu máy ảnh 8 megapixel, nhưng theo đánh giá của nhiều người, chất lượng chụp hình của HTC One X lại vượt trội hơn hẳn so với sản phẩm của Samsung.
Rõ ràng, một mình thông số kỹ thuật không đủ để nói lên điều gì cả. Sự kết hợp của một bộ cảm biến chất lượng và ứng dụng máy ảnh tốt mới chính là đặc điểm then chốt giúp người dùng có được những bức hình đẹp.
2. Tính năng máy ảnh không cải thiện chất lượng hình ảnh/ video
Sự phong phú của các tùy chọn trong thiết lập ứng dụng máy ảnh là một lợi thế, nhưng có vẻ như một số nhà sản xuất lại quá tham lam khi đưa vào những tính năng không cần thiết và không có khả năng cải thiện chất lượng hình ảnh (hoặc video).
Ví dụ gần đây nhất là công nghệ HTC Zoe được áp dụng trên chiếc smartphone HTC One. HTC Zoe là một chế độ chụp trong camera cho phép ghi lại một tập hợp gồm 1 video HD dài 3,6 giây và 20 tấm ảnh, các tấm ảnh cuối được chụp ở tốc độ 6 khung hình/giây. Video bắt đầu được thu và hình ảnh bắt đầu được chụp trước khi người dùng nhấn nút 0,6 giây. Đây là một tính năng mới lạ và hấp dẫn, tuy nhiên nó lại hoàn toàn không liên quan gì đến khả năng cải thiện chất lượng hình ảnh hay video.
Lời khuyên mà Techland đưa ra đối với người tiêu dùng là nên tìm kiếm những chiếc điện thoại sở hữu camera với các tính năng giúp nâng cao chất lượng hình ảnh. Một chiếc smartphone cao cấp được trang bị ống kính nhanh (f/2.0 hoặc thấp hơn) sẽ cho ra đời những bức ảnh tốt hơn. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tìm kiếm các ứng dụng máy ảnh với thiết lập cho phép thay đổi độ phơi sáng và cân bằng trắng, bao gồm HDR (High Dynamic Range) và Scene mode (những tình huống chụp thông dụng).
3. Phụ kiện âm thanh mang tính thời trang hơn công nghệ
Với vô số ứng dụng có sẵn cho phép truyền và tải nhạc, smartphone đang được nhiều người sử dụng như một sản phẩm nghe nhạc MP3. Vì vậy, chất lượng âm thanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi chọn mua điện thoại.
Một số nhà sản xuất cũng chú trọng quảng cáo về sức mạnh âm thanh trong sản phẩm của mình, như HTC với công nghệ Beats Audio đi kèm những chiếc điện thoại hàng đầu của hãng. Nhưng thực tế thì Beats Audio vốn dĩ không hơn gì một tập hợp các thiết lập cân bằng, và do đó người dùng phải cần thêm một ứng dụng EQ tốt từ bên thứ ba như Equalizer EQ (miễn phí trong Google Play hoặc iTunes) để nâng cao chất lượng âm thanh của trình nghe nhạc, video và trong game.
4. Phím vật lý không cần thiết
Kể từ khi Android 3.x Honeycomb ra đời, Google đã cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại và máy tính bảng bỏ bớt các phím bấm không cần thiết. Các thiết bị Android không còn cần đến các phím vật lý như phím Home, Back (Quay lại) hoặc Menu bởi các chức năng này đã được hiển thị trên màn hình.
Phím camera là một tiện ích, nhưng các phím như QButton của LG Optimus G Pro thì lại là một sự thừa thãi. Phím QButton có chức năng khởi động QMemo theo mặc định, ngay cả khi người dùng không thực sự cần truy cập vào ứng dụng này nhanh đến như vậy. Người dùng có thể gán một ứng dụng khác cho QButton, nhưng thực tế một chiếc smartphone không cần thiết phải có một phím vậy lý với chức năng khởi chạy các ứng dụng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Điện thoại di động
Rao vặt Siêu Vip