Câu hỏi

31/05/2013 21:15
Phải làm gì để khi đi rừng ko bị sốt rét?
Tư vấn cho em?
namtuoc
31/05/2013 21:15
Danh sách câu trả lời (1)

Người đi rừng, ngủ rẫy rất dễ gặp những “đàn muỗi đói”, sẵn sàng lao đến đốt người hút máu và truyền bệnh sốt rét. Người đi kinh tế mới hoặc đi vào vùng sốt rét để làm ăn do chưa có miễn dịch đối với sốt rét, điều kiện sống khi mới đến lại vất vả, thiếu thốn, thường ở xa các cơ sở y tế của địa phương. Đây là hai đối tượng có nguy cơ mắc và lây truyền bệnh sốt rét cao. Vậy cần thực hiện những biện pháp nào để phòng bệnh hiệu quả cho họ?
- Đối với người đi rừng, ngủ rẫy: nhất thiết phải đem theo màn, tốt nhất là màn tẩm hóa chất và phải nằm màn thường xuyên. Chập tối khi chưa vào màn hoặc sáng sớm dậy làm việc cần mặc quần áo dài, hun muỗi, bôi kem chống muỗi vào chỗ da hở nhằm hạn chế tối đa bị muỗi đốt. Mỗi gia đình (nếu cả nhà cùng đi), mỗi người cần mang theo túi thuốc trong đó có vài liều thuốc sốt rét. Khi bị sốt, cần uống ngay một liều thuốc sốt rét, nếu sau 2 ngày không đỡ cần về làng bản tìm cán bộ y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp, nhất là trẻ em, do cha mẹ ham công việc, khi bị sốt không được quan tâm đúng lúc, không đưa trẻ đi cứu chữa kịp thời nên đã tử vong...
Một điều cần chú ý là tất cả mọi người, trước khi vào rừng (có ngủ lại) phải đến trạm y tế để xét nghiệm và điều trị, nhằm đề phòng các trường hợp mang “ký sinh trùng lạnh” (ký sinh trùng sốt rét trong máu người mắc bệnh sốt rét) sẽ phát bệnh và lây lan cho người khác khi ở trong rừng. Đặc biệt, sau khi ở rừng về, phải đến ngay trạm y tế xét nghiệm nhằm phát hiện ký sinh trùng sốt rét để được điều trị kịp thời, tránh lây bệnh sang người nhà và những người xung quanh. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý bệnh sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành nhưng do ý thức phòng bệnh thấp cũng như sự chủ quan của bà con nên biện pháp này chưa phát huy được ưu điểm của mình.
- Đối với người đi làm ăn ở vùng sốt rét lưu hành: Những đối tượng này, trước khi đi làm ăn ở vùng sốt rét lưu hành cần chuẩn bị kỹ màn tẩm hóa chất, uống thuốc phòng sốt rét theo chỉ dẫn của cán bộ y tế, mang theo túi thuốc gia đình hoặc cá nhân (trong đó có thuốc điều trị sốt rét) để uống ngay khi bị sốt, đồng thời tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh khác.
Khi đã đến vùng sốt rét lưu hành phải tiếp tục uống thuốc phòng sốt rét đều đặn theo chỉ dẫn và thực hiện tốt các biện pháp nằm màn hun khói, xua muỗi. Không làm lán trại ở trong rừng rậm hoặc cạnh khe suối, phát quang bờ bụi quanh nơi ở. Khi bị sốt cần uống ngay một liều thuốc điều trị sốt rét hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Đặc biệt, không được ngại ngần, không được giấu bệnh mà không liên hệ với các cơ sở y tế địa phương nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Các chủ trang trại và những người thuê mướn nhân công có trách nhiệm đầu tư kinh phí và liên hệ với y tế địa phương để phòng chống sốt rét cho những người lao động mà mình sử dụng. Việc làm này vừa bảo đảm sức lao động cho công nhân vừa tiết kiệm được chi phí điều trị cho người lao động mắc sốt rét.
- Đối với những người từ vùng sốt rét về thăm nhà hoặc về quê hẳn cần tiếp tục uống thuốc phòng bệnh sốt rét theo chỉ dẫn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm và điều trị triệt để các trường hợp mang ký sinh trùng sốt rét, nhằm tránh phát bệnh và lây lan ra xung quanh. Ở một số địa phương, do không thực hiện tốt việc này dẫn đến xảy ra sốt rét nặng ở những người từ vùng sốt rét trở về và lây lan thành ổ dịch hoặc vụ dịch trong địa phương, gây tổn thất nhiều về kinh tế và sức lao động ở địa phương đó.
Những người có nguy cơ mắc sốt rét cần thực hiện phòng chống sốt rét cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hệ thống y tế chuyên khoa phòng chống sốt rét phải làm tốt công tác giám sát dịch tễ sốt rét và các biện pháp phòng chống sốt rét ở địa phương. Thực hiện được hai biện pháp mấu chốt này là đã góp phần lớn duy trì các kết quả đã đạt được trong những năm qua về phòng chống sốt rét. Trong đó cần tập trung vào người đi rừng, ngủ rẫy và người đi làm ăn trong vùng sốt rét lưu hành.
- Đối với người đi rừng, ngủ rẫy: nhất thiết phải đem theo màn, tốt nhất là màn tẩm hóa chất và phải nằm màn thường xuyên. Chập tối khi chưa vào màn hoặc sáng sớm dậy làm việc cần mặc quần áo dài, hun muỗi, bôi kem chống muỗi vào chỗ da hở nhằm hạn chế tối đa bị muỗi đốt. Mỗi gia đình (nếu cả nhà cùng đi), mỗi người cần mang theo túi thuốc trong đó có vài liều thuốc sốt rét. Khi bị sốt, cần uống ngay một liều thuốc sốt rét, nếu sau 2 ngày không đỡ cần về làng bản tìm cán bộ y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp, nhất là trẻ em, do cha mẹ ham công việc, khi bị sốt không được quan tâm đúng lúc, không đưa trẻ đi cứu chữa kịp thời nên đã tử vong...
Một điều cần chú ý là tất cả mọi người, trước khi vào rừng (có ngủ lại) phải đến trạm y tế để xét nghiệm và điều trị, nhằm đề phòng các trường hợp mang “ký sinh trùng lạnh” (ký sinh trùng sốt rét trong máu người mắc bệnh sốt rét) sẽ phát bệnh và lây lan cho người khác khi ở trong rừng. Đặc biệt, sau khi ở rừng về, phải đến ngay trạm y tế xét nghiệm nhằm phát hiện ký sinh trùng sốt rét để được điều trị kịp thời, tránh lây bệnh sang người nhà và những người xung quanh. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý bệnh sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành nhưng do ý thức phòng bệnh thấp cũng như sự chủ quan của bà con nên biện pháp này chưa phát huy được ưu điểm của mình.
- Đối với người đi làm ăn ở vùng sốt rét lưu hành: Những đối tượng này, trước khi đi làm ăn ở vùng sốt rét lưu hành cần chuẩn bị kỹ màn tẩm hóa chất, uống thuốc phòng sốt rét theo chỉ dẫn của cán bộ y tế, mang theo túi thuốc gia đình hoặc cá nhân (trong đó có thuốc điều trị sốt rét) để uống ngay khi bị sốt, đồng thời tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh khác.
Khi đã đến vùng sốt rét lưu hành phải tiếp tục uống thuốc phòng sốt rét đều đặn theo chỉ dẫn và thực hiện tốt các biện pháp nằm màn hun khói, xua muỗi. Không làm lán trại ở trong rừng rậm hoặc cạnh khe suối, phát quang bờ bụi quanh nơi ở. Khi bị sốt cần uống ngay một liều thuốc điều trị sốt rét hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Đặc biệt, không được ngại ngần, không được giấu bệnh mà không liên hệ với các cơ sở y tế địa phương nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Các chủ trang trại và những người thuê mướn nhân công có trách nhiệm đầu tư kinh phí và liên hệ với y tế địa phương để phòng chống sốt rét cho những người lao động mà mình sử dụng. Việc làm này vừa bảo đảm sức lao động cho công nhân vừa tiết kiệm được chi phí điều trị cho người lao động mắc sốt rét.
- Đối với những người từ vùng sốt rét về thăm nhà hoặc về quê hẳn cần tiếp tục uống thuốc phòng bệnh sốt rét theo chỉ dẫn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm và điều trị triệt để các trường hợp mang ký sinh trùng sốt rét, nhằm tránh phát bệnh và lây lan ra xung quanh. Ở một số địa phương, do không thực hiện tốt việc này dẫn đến xảy ra sốt rét nặng ở những người từ vùng sốt rét trở về và lây lan thành ổ dịch hoặc vụ dịch trong địa phương, gây tổn thất nhiều về kinh tế và sức lao động ở địa phương đó.
Những người có nguy cơ mắc sốt rét cần thực hiện phòng chống sốt rét cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hệ thống y tế chuyên khoa phòng chống sốt rét phải làm tốt công tác giám sát dịch tễ sốt rét và các biện pháp phòng chống sốt rét ở địa phương. Thực hiện được hai biện pháp mấu chốt này là đã góp phần lớn duy trì các kết quả đã đạt được trong những năm qua về phòng chống sốt rét. Trong đó cần tập trung vào người đi rừng, ngủ rẫy và người đi làm ăn trong vùng sốt rét lưu hành.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip