Câu hỏi

21/05/2013 13:20
phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng tư pháp?
Danh sách câu trả lời (2)

MỘT CÂU HỎI CŨNG HAY .BANH HỌC TRƯỜNG LUẬT NĂM ĐẦU TIÊN À NẾU ĐÚNG HÃY MANG GIÁO TRÌNH RA ĐỌC LÀ CÓ THỂ TRẢ LỜI ĐƯỢC MỪ .... ![[;)]](/images/wys/yahoo_wink.gif)
![[;)]](/images/wys/yahoo_wink.gif)

Tớ chỉ biết phân biệt tạm giữ thôi bạntham khảo nhé!
Phân biệt biện pháp tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và thủ tục hành chính
Quyền tự do đi lại và quyền bất khả xâm phạm về thân thể là hai quyền chính trị quan trọng của mỗi công dân đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận tại Điều 68 và Điều 71, tuy nhiên trong trường hợp để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích cho Nhà nước, lợi ích của công dân thì người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có thể ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc theo thủ tục hành chính. Xét về hình thức đây đều là biện pháp ngăn chặn hành vi phạm pháp luật, nhưng về bản chất hai biện pháp này có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội ra tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã.
Những người sau có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy tàu bay tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay bến cảng; chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ người, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giam, tạm giữ không có căn cứ pháp luật hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giam, quyết định tạm giữ phải trả tự do cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt người ra quyết định tạm giữ có thể xin gia hạn lần 2 nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn đều phải được Viện kiểm sát phê chuẩn.
Trong trường hợp tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Nếu hết thời hạn tạm giữ mà người bị tạm giữ bị khởi tố bị can và bị áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giữ sẽ được trừ vào thời hạn tạm giam.
Trường hợp người bị tạm giữ chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết sau khi tạm giữ.
Khác với biện pháp tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự, tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biện pháp ngăn chặn những hành vi phạm hành chính và để đảm bảo xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính.
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong các trường hợp: Cần được ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác; cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: người vi phạm không có giấy tờ tuỳ thân, không rõ lai lịch nhân thân, không có nơi cư trú nhất định; cần xác minh rõ lai lịch nhân thân và những tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm; người bị bắt theo quyết định truy tìm của người có thẩm quyền theo quy định.
Thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm. Đối với trường hợp vi phạm quy chế Biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn có thể được kéo dài nhiều hơn nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm. Khi hết thời hạn quy định người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ.
Mọi trường hợp tạm giữ theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền sau:
Chủ tịch UBND cấp xã; trưởng công an cấp xã; trưởng công an cấp huyện; trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; trưởng phòng cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, phòng chống tội phạm ma tuý, mại dâm, xuất cảnh, nhập cảnh của công an tỉnh; thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cắp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập; trạm trưởng trạm công an cửa khẩu; hạt trưởng nhạt kiểm lâm; đội trưởng đội kiểm lâm cơ động; Chi cục trưởng Hải quan; Đội trưởng đội kiểm soát thuộc cục Hải quan; đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc thuộc cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan; Đội trưởng đội quản lý thị trường; chỉ huy trường tiểu khu biên phòng, chỉ huy trưởng hải đoàn, hải đội biên phòng, trưởng đồn biên phòngvà thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở khu vực biên giới, hải đạo; Hải đội trưởng Hải đoàn trưởng cảnh sát biển; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
Trường hợp những người trên đây vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ theo thủ tục hành chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Phân biệt biện pháp tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và thủ tục hành chính
Quyền tự do đi lại và quyền bất khả xâm phạm về thân thể là hai quyền chính trị quan trọng của mỗi công dân đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận tại Điều 68 và Điều 71, tuy nhiên trong trường hợp để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích cho Nhà nước, lợi ích của công dân thì người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có thể ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc theo thủ tục hành chính. Xét về hình thức đây đều là biện pháp ngăn chặn hành vi phạm pháp luật, nhưng về bản chất hai biện pháp này có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội ra tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã.
Những người sau có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy tàu bay tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay bến cảng; chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ người, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giam, tạm giữ không có căn cứ pháp luật hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giam, quyết định tạm giữ phải trả tự do cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt người ra quyết định tạm giữ có thể xin gia hạn lần 2 nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn đều phải được Viện kiểm sát phê chuẩn.
Trong trường hợp tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Nếu hết thời hạn tạm giữ mà người bị tạm giữ bị khởi tố bị can và bị áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giữ sẽ được trừ vào thời hạn tạm giam.
Trường hợp người bị tạm giữ chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết sau khi tạm giữ.
Khác với biện pháp tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự, tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biện pháp ngăn chặn những hành vi phạm hành chính và để đảm bảo xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính.
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong các trường hợp: Cần được ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác; cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: người vi phạm không có giấy tờ tuỳ thân, không rõ lai lịch nhân thân, không có nơi cư trú nhất định; cần xác minh rõ lai lịch nhân thân và những tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm; người bị bắt theo quyết định truy tìm của người có thẩm quyền theo quy định.
Thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm. Đối với trường hợp vi phạm quy chế Biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn có thể được kéo dài nhiều hơn nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm. Khi hết thời hạn quy định người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ.
Mọi trường hợp tạm giữ theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền sau:
Chủ tịch UBND cấp xã; trưởng công an cấp xã; trưởng công an cấp huyện; trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; trưởng phòng cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, phòng chống tội phạm ma tuý, mại dâm, xuất cảnh, nhập cảnh của công an tỉnh; thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cắp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập; trạm trưởng trạm công an cửa khẩu; hạt trưởng nhạt kiểm lâm; đội trưởng đội kiểm lâm cơ động; Chi cục trưởng Hải quan; Đội trưởng đội kiểm soát thuộc cục Hải quan; đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc thuộc cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan; Đội trưởng đội quản lý thị trường; chỉ huy trường tiểu khu biên phòng, chỉ huy trưởng hải đoàn, hải đội biên phòng, trưởng đồn biên phòngvà thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở khu vực biên giới, hải đạo; Hải đội trưởng Hải đoàn trưởng cảnh sát biển; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
Trường hợp những người trên đây vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ theo thủ tục hành chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
![]() |
Mua đất “viết tay” có được cấp “sổ đỏ”?
Đăng lúc: 16:59 - 16/07/2013 trong Câu hỏi khác |
![]() |
Thủ tục thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty (Trường hợp Chủ tịch HĐQT không phải là người đại diện theo pháp luật)?
Đăng lúc: 13:20 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác |
![]() |
Nếu không có đăng ký kết hôn thì con sinh ra có được lấy họ bố không? Hay phải mang họ mẹ
Đăng lúc: 13:20 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác |
![]() |
Thủ tục xin tách hộ khẩu như thế nào?
Đăng lúc: 13:20 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác |
![]() |
Cho hỏi trường hợp tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?
Đăng lúc: 13:20 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác |
![]() |
Công ty có bao nhiêu nhân viên thì phải thành lập công đoàn?
Đăng lúc: 13:20 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác |
![]() |
Khi chấm dứt quan hệ hợp đồng với lao động có trái pháp luật không, làm như thế nào cho đúng?
Đăng lúc: 13:20 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác |
Rao vặt Siêu Vip