Câu hỏi

21/04/2013 17:24
Phụ phẩm thủy sản có chức năng gi?
Xin anh chị giúp đỡ cho em.cám ơn.
Ngoc
21/04/2013 17:24
Từ lâu, chất thải thủy sản cũng được dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi để nuôi lợn và gia cầm, dưới dạng mắm hoặc bột cá. Mắm thủy sản được sản xuất với kỹ thuật tương đối đơn giản, tương tự như quá trình sản xuất thủy sản thủy phân. Trong quá trình lên men, phần lớn protein được phân hủy và chất thải thủy sản sẽ hóa lỏng. Phần bã còn lại được xử lý với axit và các chất bảo quản để giữ được lâu. Mắm thủy sản có thể bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như một nguồn cung cấp protein.
Bột cá đã khẳng định vị trí quan trọng của mình là thành phần quan trọng giàu protein trong thức ăn nuôi thủy sản và chăn nuôi, nhưng cũng có thể sử dụng làm phân bón (N:P:K = 10-12:6:2). Để sản xuất bột cá khô, đầu tiên nấu nguyên liệu rồi ép tách dầu và nước, làm mất đi khoảng 80% trọng lượng ban đầu (70% nước và 10% dầu). Dầu được làm sạch và tách các chất cặn bằng phương pháp ly tâm. Bã còn lại được làm nguội và nghiền thành bột cá rồi đóng túi hoặc chất thành đống.
Những năm gần đây, bột cá không còn là một nguồn protein rẻ tiền mà có giá cao trên thị trường toàn cầu. Chế biến chất thải thủy sản thành bột cá vì thế không còn là một giải pháp tình thế mà là lựa chọn sáng suốt mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn việc bán nguyên liệu.
Dầu điesen sinh học từ chất thải thủy sản
Còn có những lựa chọn khác để sử dụng chất thải thủy sản. Một khả năng, chủ yếu ứng dụng cho các loài thủy sản giá trị cao là tận dụng phần thịt còn lại để tiêm vào philê. Khi cắt philê, những miếng thịt nhỏ vẫn còn dính vào xương sống. Đây là phần thịt chất lượng cao nhưng khó sử dụng vì kích thước nhỏ. Tuy nhiên, có thể nghiền chúng thành keo rồi tiêm vào miếng philê hoặc thăn. Việc này giúp tận dụng toàn bộ con cá và tăng sản lượng. Tuy nhiên, có thể có người tiêu dùng phản đối kỹ thuật này vì coi đây là hành động gian dối.
Phần lớn dầu điezen sinh học được sử dụng ngay trong ngành thủy sản, chủ yếu để sấy khô bột cá. Nhưng nó cũng được dùng cho xe hơi khi trộn lẫn với dầu điezen thông thường. Năng lượng trong dầu điezen sinh học thấp hơn khoảng 6% so với dầu điezen bình thường, do đó động cơ đời mới có thể tận dụng tới từng giọt nhiên liệu thường gặp rắc rối với loại nhiên liệu này, ngược lại động cơ đời cũ có thể chạy hoàn toàn bằng dầu điezen sinh học chế từ chất thải thủy sản. Ví dụ, máy phát điện và xe cộ tại Công viên Quốc gia Denali tại Alaska đều chạy bằng dầu điezen thân thiện với môi trường. Công ty Aquafinca Saint Peter Fish (trên hồ Yojoa) của Honđurat vận hành một đội xe hoàn toàn bằng dầu điezen sinh học, thậm chí còn tự sản xuất nhiên liệu. Mỗi ngày họ sản xuất được khoảng 3 tấn nhiên liệu với giá khoảng 3USD/gallon, rẻ hơn dầu điezen.
Vẫn còn nhiều thành phần chưa được biết đến
Chất thải thủy sản còn có thể dùng để sản xuất ra nhiều thứ khác không chỉ là phân bón, thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học. Các nhà khoa học đang tìm kiếm những hoạt chất sinh học trong đầu, gan, mắt, xương, da và các bộ phận khác của các loài thủy sản vì chúng có các phẩm chất tích cực có lợi cho sức khỏe, như chống ôxy hóa, giảm các dấu hiệu lão hóa, hoặc các chất bảo vệ tự nhiên chống lại tia cực tím xuyên qua tế bào da hoặc các chất làm giãn mạch máu giúp kích thích lưu thông máu trong da. Các hoạt chất sinh học kích thích phân chia tế bào hay hỗ trợ tạo collagen (chất đạm quan trọng nhất trong da), là những trọng tâm trong các công trình nghiên cứu. Một ứng dụng quan trọng cho những chất như vậy là các mỹ phẩm chăm sóc da. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chất có tác dụng sinh học tích cực ở nhiều dạng khác nhau trong 146 trên 2.700 mẫu từ 130 loài thủy sản. Tuy nhiên, những chất này sẽ phải được kiểm tra trước khi ứng dụng.
Một khả năng hứa hẹn khác là dược phẩm dinh dưỡng “nutraceutical” (tên gọi kết hợp từ “nutrition” – dinh dưỡng và “pharmaceutical” – dược phẩm). Đó là những hoạt chất sinh học và sinh lý hiệu quả, có giá trị y tế và sức khỏe, ví dụ điều chỉnh hàm lượng cholesterol và đường trong máu hay giảm nguy cơ ung thư. Nutraceuticals có thể đồng thời sử dụng để ngăn ngừa và điều trị, đôi khi cũng được trộn lẫn vào thức ăn để sản xuất thực phẩm chức năng. Từ trước tới nay, nutraceutical hầu hết chỉ được lấy từ các cơ thể sống trên mặt đất, đặc biệt từ thực vật. Tuy vậy, không có lý do gì để nghĩ là không thể tìm thấy nutraceutical từ sinh vật thủy sinh, thậm chí tiềm năng tìm thấy những chất mới còn lớn hơn rất nhiều.
Tận dụng chất thải là một tiêu chí bền vững
Surimi là một lựa chọn tuyệt vời khác nhằm tận dụng tối đa các loài thủy sản chất lượng thấp, cá tạp và chất thải chế biến. FAO ước tính khoảng 2 đến 3 triệu tấn thủy sản sống được dùng để sản xuất surimi trên toàn thế giới. Sản xuất surimi là cách tận dụng chất thải thủy sản hiệu quả cao, vì tỷ lệ sử dụng khi sản xuấtphilê chỉ đạt khoảng 28%, trong khi chế biến thành surimi có thể đạt tới 82%. Trong quá khứ, cá minh thái Alaska gần như là loài thủy sản duy nhất có thể dùng để sản xuất surimi, đến nay nó chỉ chiếm khoảng một nửa nguyên liệu vì đã được thay thế bằng các loài cá khác, chủ yếu là những loài cá nhỏ nhiều xương. Với những tiến bộ mới, sản xuất surimi thậm chí còn có thể sử dụng các loài cá thịt sẫm màu và có hàm lượng mỡ tương đối cao, kể cả một số loài cá nước ngọt.
Không chỉ cá mà cả chất thải các loài giáp xác cũng có khả năng sử dụng sinh lợi, chẳng hạn vỏ của chúng có thể dùng để tách chiết chitin và chitosan. Điều này đặc biệt quan trọng khi một khối lượng lớn tôm, tôm hùm gai và các loài giáp xác khác được bóc vỏ trước khi bán. Chitosan chỉ đứng sau cellulose, thành phần cơ bản của gỗ, là nguyên liệu tự nhiên được tái tạo nhiều nhất. Từ 4.500 kg vỏ tôm có thể sản xuất ra gần 100 kg chitosan. Chất bột màu trắng này được sản xuất bằng cách tách axetylen khỏi phân tử chitin trong vỏ các loài giáp xác. Chitosan được dùng trong sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và cả trong nông nghiệp và luyện kim. Nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh hàm lượng cholesterol và kích thích tái tạo tế bào. Chitosan còn có tác dụng kháng sinh.
Thủy sản là nguồn lợi quý giá và chúng ta không được phép bỏ đi dù chỉ là những phần rất nhỏ. Nhận thức này là cần thiết để suy nghĩ về quá trình hoạt động trong nhiều lĩnh vực của ngành thủy sản. Cần giảm số lượng thủy sản đánh bắt ngoài mục đích (cá tạp) và cấm vứt bỏ chúng ngoài biển. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Quá trình chế biến thủy sản cũng phải thay đổi nhiều thứ. Đánh giá bền vững trong tương lai có thể không chỉ dựa vào cách đạt tỷ lệ philê tối đa, mà còn phải tính tới quy mô và hiệu quả sử dụng chất thải chế biến.
Danh sách câu trả lời (1)

Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng toàn cầu mỗi năm đạt khoảng 150 triệu tấn, nhưng chỉ khoảng 1 nửa trong số đó được con người tiêu dùng trực tiếp...

Phần còn lại, gồm chất thải từ quá trình mổ ruột, cắt sửa và cá hư - được làm bột cá hay bị vứt bỏ. Đó là sự lãng phí lớn vì cả cái gọi là "chất thải" cũng có rất nhiều tiềm năng.
Gần 2/3 trọng lượng ban đầu của cá tuyết bị mất trong quá trình chế biến từ cá nguyên con thành philê bỏ da. Một con cá trích nặng 200gr thì chỉ có hơn 100gr được dùng để làm matje (cá trích ngâm) hay rollmops (cá cuốn); còn đối với cá hồng thì phần sử dụng chỉ bằng một nửa số đó.
Đối với phần lớn các loài cá, phần ăn được ở dạng philê chỉ chiếm một nửa trọng lượng. Riêng đầu cá đã chiếm khoảng 20% tổng trọng lượng con cá, sau đó là ruột, vây, da và xương. Gần như toàn bộ những gì được gọi là phần bỏ đi vẫn còn chứa nhiều protein và axit béo không sinh cholesterol, cộng với khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, enzyme, kích thích tố, chất màu và chất tạo hương. Đó là những chất có nhu cầu rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp. Từ những chất trước kia bị bỏ đi, giờ đây có thể chiết xuất ra nguyên liệu quý cho sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dược phẩm, mỹ phẩm. Các nhà công nghệ sinh học đang tìm kiếm những phương pháp phù hợp nhất để chiết xuất những nguyên liệu đó.
Điều phải nghĩ tới là sản lượng cá tạp bị các tàu đánh cá vứt bỏ ngay ngoài biển, hoặc thói quen đáng tiếc là vứt bỏ ruột và thậm chí cả đầu các loài cá nổi khi mổ ruột trên biển. Khoảng 11% tổng sản lượng khai thác các loài cá đáy chưa cập cảng đã bị vứt bỏ trong quá trình sơ chế trên biển.
Nuôi thủy sản cũng là nguồn tạo ra nhiều chất thải thủy sản vì các trại nuôi bị thất thoát gần như hằng ngày do các lỗi kỹ thuật, hiệu quả hoạt động thấp, hoặc điều kiện nuôi không phù hợp. Thậm chí thủy sản chết do bệnh tật vẫn có thể sử dụng được, với điều kiệncái chết đó không phải do ISA, VHS, IHN hay các dịch bệnh nguy hiểm trong Danh sách I và II của Hướng dẫn số 91/67 của EU, cần phải xử lý hợp lý chủ yếu bằng cách thiêu hủy hoặc ủ xilô. Tuy nhiên, trong những điều kiện bình thường, tỷ lệ cá chết (không do các bệnh nguy hiểm trên) trong các cơ sở nuôi thủy sản khá thấp, nên việc thu gom rồi trữ chúng để sau này có thể sử dụng một cách hiệu quả là rất tốn kém.
Chất thải ở các cơ sở chế biến thủy sản trên đất liền có vẻ có nhiều lợi ích hơn, vì các dây chuyền chế biến hầu hết chỉ phù hợp cho một số loài thủy sản, nên chất thải sẽ có tương đối đồng nhất, dễ phân loại, chẳng hạn đối với cá tuyết có thể chia ra gan, trứng, đầu, da, ruột và xương sống. Việc này giúp chế biến sau đó dễ hơn.
Phân bón, thức ăn chăn nuôi và bột cá
Cho tới nay, phụ phẩm thủy sản chủ yếu vẫn được sử dụng một cách rất đơn giản. Ví dụ, ở nhiều vùng trên thế giới vẫn lấy thủy sản không sử dụng và phế thải làm phân bón trong nông nghiệp. Cách thức này hiện đang được hiện đại hóa ở các nước phương tây dưới dạng nhũ tương thủy sản và thủy sản thủy phân. Cả hai sản phẩm này đều giàu nitơ hữu cơ, phôtpho và nhiều chất khác không thể thiếu đối với sự tăng trưởng của thực vật. Dưới ảnh hưởng của phong trào hữu cơ và sinh thái, một số người có sở thích làm vườn phản đối sử dụng phân bón khoáng và thích sử dụng hai loại sản phẩm có nguồn gốc thủy sản đó. Nhũ tương thủy sản sản xuất từ ruột cá đã sấy khô (để diệt vi sinh vật) và nghiền nhỏ, rất giàu dinh dưỡng (N:P:K= 5:2:2), sau đó ngâm vào nước để tưới cây. Thủy sản thủy phân làm từ cá nguyên con chưa moi ruột, băm nhỏ và lên men.
![]() Máy tách phần thịt cá vẫn dính vào xương sống sau khi làm philê
|
Bột cá đã khẳng định vị trí quan trọng của mình là thành phần quan trọng giàu protein trong thức ăn nuôi thủy sản và chăn nuôi, nhưng cũng có thể sử dụng làm phân bón (N:P:K = 10-12:6:2). Để sản xuất bột cá khô, đầu tiên nấu nguyên liệu rồi ép tách dầu và nước, làm mất đi khoảng 80% trọng lượng ban đầu (70% nước và 10% dầu). Dầu được làm sạch và tách các chất cặn bằng phương pháp ly tâm. Bã còn lại được làm nguội và nghiền thành bột cá rồi đóng túi hoặc chất thành đống.
Những năm gần đây, bột cá không còn là một nguồn protein rẻ tiền mà có giá cao trên thị trường toàn cầu. Chế biến chất thải thủy sản thành bột cá vì thế không còn là một giải pháp tình thế mà là lựa chọn sáng suốt mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn việc bán nguyên liệu.
Dầu điesen sinh học từ chất thải thủy sản
![]() Phụ phẩm được cấp đông tại nhà máy chế biến Aker Seafoods tại Stamsund
|
Một khả năng khác là chế biến chất thải thủy sản thành dầu điezen. Trong thực tế, dầu điezen sinh học từ thủy sản đã được sử dụng thương mại ở nhiều vùng trên thế giới, như Canađa, Alaska, Haoai, Việt Nam và Honđurat. Riêng tại Alaska, mỗi năm người ta đã sản xuất trên 80.000 tấn dầu điezen sinh học.
Phần lớn dầu điezen sinh học được sử dụng ngay trong ngành thủy sản, chủ yếu để sấy khô bột cá. Nhưng nó cũng được dùng cho xe hơi khi trộn lẫn với dầu điezen thông thường. Năng lượng trong dầu điezen sinh học thấp hơn khoảng 6% so với dầu điezen bình thường, do đó động cơ đời mới có thể tận dụng tới từng giọt nhiên liệu thường gặp rắc rối với loại nhiên liệu này, ngược lại động cơ đời cũ có thể chạy hoàn toàn bằng dầu điezen sinh học chế từ chất thải thủy sản. Ví dụ, máy phát điện và xe cộ tại Công viên Quốc gia Denali tại Alaska đều chạy bằng dầu điezen thân thiện với môi trường. Công ty Aquafinca Saint Peter Fish (trên hồ Yojoa) của Honđurat vận hành một đội xe hoàn toàn bằng dầu điezen sinh học, thậm chí còn tự sản xuất nhiên liệu. Mỗi ngày họ sản xuất được khoảng 3 tấn nhiên liệu với giá khoảng 3USD/gallon, rẻ hơn dầu điezen.
Vẫn còn nhiều thành phần chưa được biết đến
![]() Phân loại trước phụ phẩm giúp chế biến thuận lợi hơn (ví dụ: sản xuất gelatine từ da cá)
|
Một khả năng hứa hẹn khác là dược phẩm dinh dưỡng “nutraceutical” (tên gọi kết hợp từ “nutrition” – dinh dưỡng và “pharmaceutical” – dược phẩm). Đó là những hoạt chất sinh học và sinh lý hiệu quả, có giá trị y tế và sức khỏe, ví dụ điều chỉnh hàm lượng cholesterol và đường trong máu hay giảm nguy cơ ung thư. Nutraceuticals có thể đồng thời sử dụng để ngăn ngừa và điều trị, đôi khi cũng được trộn lẫn vào thức ăn để sản xuất thực phẩm chức năng. Từ trước tới nay, nutraceutical hầu hết chỉ được lấy từ các cơ thể sống trên mặt đất, đặc biệt từ thực vật. Tuy vậy, không có lý do gì để nghĩ là không thể tìm thấy nutraceutical từ sinh vật thủy sinh, thậm chí tiềm năng tìm thấy những chất mới còn lớn hơn rất nhiều.
Tận dụng chất thải là một tiêu chí bền vững
Surimi là một lựa chọn tuyệt vời khác nhằm tận dụng tối đa các loài thủy sản chất lượng thấp, cá tạp và chất thải chế biến. FAO ước tính khoảng 2 đến 3 triệu tấn thủy sản sống được dùng để sản xuất surimi trên toàn thế giới. Sản xuất surimi là cách tận dụng chất thải thủy sản hiệu quả cao, vì tỷ lệ sử dụng khi sản xuấtphilê chỉ đạt khoảng 28%, trong khi chế biến thành surimi có thể đạt tới 82%. Trong quá khứ, cá minh thái Alaska gần như là loài thủy sản duy nhất có thể dùng để sản xuất surimi, đến nay nó chỉ chiếm khoảng một nửa nguyên liệu vì đã được thay thế bằng các loài cá khác, chủ yếu là những loài cá nhỏ nhiều xương. Với những tiến bộ mới, sản xuất surimi thậm chí còn có thể sử dụng các loài cá thịt sẫm màu và có hàm lượng mỡ tương đối cao, kể cả một số loài cá nước ngọt.
Không chỉ cá mà cả chất thải các loài giáp xác cũng có khả năng sử dụng sinh lợi, chẳng hạn vỏ của chúng có thể dùng để tách chiết chitin và chitosan. Điều này đặc biệt quan trọng khi một khối lượng lớn tôm, tôm hùm gai và các loài giáp xác khác được bóc vỏ trước khi bán. Chitosan chỉ đứng sau cellulose, thành phần cơ bản của gỗ, là nguyên liệu tự nhiên được tái tạo nhiều nhất. Từ 4.500 kg vỏ tôm có thể sản xuất ra gần 100 kg chitosan. Chất bột màu trắng này được sản xuất bằng cách tách axetylen khỏi phân tử chitin trong vỏ các loài giáp xác. Chitosan được dùng trong sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và cả trong nông nghiệp và luyện kim. Nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh hàm lượng cholesterol và kích thích tái tạo tế bào. Chitosan còn có tác dụng kháng sinh.
Thủy sản là nguồn lợi quý giá và chúng ta không được phép bỏ đi dù chỉ là những phần rất nhỏ. Nhận thức này là cần thiết để suy nghĩ về quá trình hoạt động trong nhiều lĩnh vực của ngành thủy sản. Cần giảm số lượng thủy sản đánh bắt ngoài mục đích (cá tạp) và cấm vứt bỏ chúng ngoài biển. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Quá trình chế biến thủy sản cũng phải thay đổi nhiều thứ. Đánh giá bền vững trong tương lai có thể không chỉ dựa vào cách đạt tỷ lệ philê tối đa, mà còn phải tính tới quy mô và hiệu quả sử dụng chất thải chế biến.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip