
Kinh nghiệm mở hàng tạp hóa?
nhà em ở Mễ Trì, em đang định mở cửa hàng tạp hóa nhưng chưa có kinh nghiệm, chưa biết lấy hàng ở đâu rất mong anh chị chỉ bảo

em cảm ơn anh chị rất nhiều, rất ming được anh chị chỉ bảo thêm nhiều hơn nữa để em hoàn thiện hơn nữa quán tạp hóa của mình

Anh chị đừng quá quan trọng về mặt mô hình tổ chức, chỉ cần địa thế và dân cư xung quanh đó là được.
Ví dụ như nhà của em cũng bán tạp hóa đây, cũng không cần rườm rà lắm:
-quy mô nhà em từ 10-15 triệu
-diện tích 5x4m -đường trong khu dân cư, xe cộ cũng hay chạy qua.
-xung quanh có khoảng 5 dãy nhà trọ (điều này khá quan trọng)
-xác định rõ khách hàng cuả mình là ai
+ nếu là công nhân, học sinh, bình dân thì giá rẻ và chịu khó cho nợ là ưu tiên số 1 (cần nghiên cứu so sánh giá cả của những cửa hàng khác-vì đôi khi hơn nhau vài ba trăm đồng mà người ta bỏ quán bạn mà đi đấy)
+ nếu là công nhân viên chức thì chất lượng, mẫu mã, và cách trưng bày là yếu tố quyết định = vốn lớn
-nguồn hàng: lấy sỉ gối đầu của những tiệm tạp hóa lớn khác, tham khảo nhiều chỗ, chỗ nào rẻ hơn thì lấy ở đó, không nhất thiết phải lấy một chỗ.
-nếu áp dụng theo một mô hình nào đó như gmart thì lực phải lớn, vs lại bị chi phối nhiều thứ.
-có thể kết hợp thêm với bán card điện thoại chẳng hạn.
Trên đây là một số ý kiến rút ra từ quán tạp hóa nhỏ của mẹ mình, mình nghĩ dù ở quy mô nào thì những điều trên đây cũng khá là quan trọng. Chúc các bạn thành công với dự định của mình.
Thân!

việc mở tiệm tạp hóa để làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế gia đình là một việc làm phù hợp và đúng đắn. Bởi lẻ :
1/. Tiệm tạp hóa không cần bỏ vốn đầu tư nhiều ( điều này chỉ đúng khi ta buôn bán lẻ tại nhà, mà không làm đại lý cho các nhản hiệu hàng hóa)
2/. Vợ có thể mua bán tại nhà, vừa trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.
3/. Tiền lãi trong kinh doanh, bước đầu có thể trang trải phụ chồng cho các chi phí điện nước, sinh hoạt hằng ngày.....
Tuy nhiên, trong kinh doanh, nếu không nắm bắt thị trường, anh chị có thể thất bại, dù là kinh doanhnhỏ. Vì vậy :
1/. Phải chuẩn bị truớc mặt bằng mua bán : bố trí hàng hóa một cách khoa học, thận tiện trong việc tìm kiếm và lấy hàng. Bắt buộc phải làm kệ, có thể mua sắt về thuê thợ gia công tính theo ngày. Đóng kệ gỗ, tận dụng các loại bàn ghế cũ để trưng bày hàng hóa.
2/. Tìm hiểu thị trường (thị hiếu của người têu dùng tại khu vực đó) bằng cách tham khảo các tiệm tạp hóa lân cận, ghi nhớ các nhãn hiệu hàng hóa mà người dân tại chỗ thường dùng. Đây là điều tối quan trọng, bởi lẻ, nếu anh chị lấy những mặt hàng không hợp thị hiếu, khách hàng không chuộng, thì chỉ có cách ôm xài. (Mì gói, bột ngọt, xà phòng, bột giặt, nước mắm, nước tương v.v... đều có nhãn hiệu ưa chuộng cho từng vùng.)
3/. Cẩn thận với kẻ gian : những kẻ giả danh tiếp thị bán hàng giả, hàng dỏm. Tiếp thị chính hiệu vẫn lợi dụng kinh nghiệm còn yếu của anh chị, giao những mặt hàng bán không được. Những kẻ lừa đảo giả làm người mua hàng trộm cắp (bọn này thường là những mụ xồn xồn, bịt mặt (ngay cả khi vào sâu trong tiệm), hỏi mua, rồi đổi tới đổi lui, lợi dụng lộn xộn chôm hàng).
4/. Khi mua hàng vào, nhớ chú trọng số lượng, để đủ tiêu chuẩn hưởng khuyến mại và chiết khấu...
5/. Chú trọng giá cả để tăng tính cạnh tranh. Mặt hàng phải phong phú, đa chủng loại...
Nói chung, còn rất nhiều điều cần bàn, trong khuôn khổ giới hạn của trang báo, tôi không thể liệt kê ra hết được. Anh chị sẽ dần tích lũy kinh nghiệm theo thời gian. Nếu có gì thắc mắc, xin liên hệ theo đ/c Email sẽ được giải đáp.
Chúc Anh thành công.

Nhà tớ buôn tạp hóa sữa bột và bỉm , cách đấy hơn 10 năm rồi, vốn ban đầu có 20 triệu thôi(mẹ tớ buôn nhé ko phải tớ he he) nhưng giờ nếu muốn bán thì vốn cũng phải 3,4 trăm triệu là bình thường đấy bạn à. Mà bây giờ tớ cũng thấy quá nhiều người bán tạp hóa kiểu đấy rồi, nếu mẹ nó thực sự muốn bán hãy tìm hiểu vì cái này rất gian nan, nhiều người thất bại lắm nhất là nếu phải thuê cửa hàng thì có mà.....treo niêu, tiền lãi ko đủ trả tiền mặt bằng và hồi vốn đâu
Phải tính toán xem dân cư ở đó thế nào, lượng, sức mua và tài ngoại giao với hàng xóm láng giềng( nếu làm ở nhà)
Còn vụ nguồn hàng thì bạn có thể xuống Mạc thị bưởi nhập sữa , bánh keo, thuốc lá
Bỉm và sữa công thức thì chỉ cần ra cửa hàng tạp hóa hoặc vào web các cty là sẽ có số đt để gọi đặt hàng
Nhưng cũng cần cẩn trọng vì nhân viên tiếp thị nhiều khi bán giá ko đúng(vì thích ăn chênh lệch) nên là mình dễ bị nhập giá cao và mất cạnh tranh với những cửa hàng khác
Cứ suy nghĩ kỹ và đúc rút dần dần nhé bạn!