Câu hỏi

09/08/2013 08:23
Quyền lợi của mẹ & bé khi ly hôn
Tôi có em gái đang chờ tòa giải quyết cho ly hôn. Về bố mẹ và tài sản thì cả 2 không có vấn đề gì. đã thuận tình. Chỉ còn vấn đề là̀:
1, Đứa trẻ, cháu đã được 18 tháng tuổi, hiện tại mẹ cháu yêu cầu bố phải chu cấp tiền học cho con tại các trường và cấp học mà cháu theo học đến đủ 18 tuổi, nếu quy ra tiền thì bằng mức lương cơ bản của nhà nước hiện tại là 650 ngàn, sẽ tăng theo khi nhà nước điều chỉnh tăng để tránh trường hợp tiền mất giá phải làm đơn lên tòa xin điều chỉnh tiền cấp dưỡng. Bố cháu không chịu và nói là thu nhập chỉ là 1 triệu đồng /tháng. Nên theo luật chỉ cấp cho con 30% tiền lương hàng tháng. Em tôi yêu cầu như thế đúng hay sai, nếu đúng thì làm sao để bảo vệ.
2, Khi mang thai được 2 tháng thì gia đình mâu thuận, nhà chồng đuổi em tôi về, sau đó làm đơn ra tòa yêu câu ly hôn, khi ra toàn biết em tôi có mang thì tòa đã cho đi kiểm tra, kết quả em tôi có thai thì tòa giải quyết cho ly thân trong tình cảnh không việc làm, đến nay cháu được 18 tháng tuổi ra tòa giải quyết thì có yêu cầu về tiền cấp dưỡng từ lúc mang thai đến nay thì tòa nói đó là giai đoạn trong hôn nhân tòa không can thiệp. Vậy tòa nói như vậy đúng hay sai, em tôi yêu cầu đúng hay sai, làm sao để bảo vệ ý đúng. Khi họ không chịu trả tiền cấp dưỡng này mà chỉ nói là chỉ tra từ khi có quyết định của tòa.
duc_tam379
09/08/2013 08:24
1, Đứa trẻ, cháu đã được 18 tháng tuổi, hiện tại mẹ cháu yêu cầu bố phải chu cấp tiền học cho con tại các trường và cấp học mà cháu theo học đến đủ 18 tuổi, nếu quy ra tiền thì bằng mức lương cơ bản của nhà nước hiện tại là 650 ngàn, sẽ tăng theo khi nhà nước điều chỉnh tăng để tránh trường hợp tiền mất giá phải làm đơn lên tòa xin điều chỉnh tiền cấp dưỡng. Bố cháu không chịu và nói là thu nhập chỉ là 1 triệu đồng /tháng. Nên theo luật chỉ cấp cho con 30% tiền lương hàng tháng. Em tôi yêu cầu như thế đúng hay sai, nếu đúng thì làm sao để bảo vệ.
2, Khi mang thai được 2 tháng thì gia đình mâu thuận, nhà chồng đuổi em tôi về, sau đó làm đơn ra tòa yêu câu ly hôn, khi ra toàn biết em tôi có mang thì tòa đã cho đi kiểm tra, kết quả em tôi có thai thì tòa giải quyết cho ly thân trong tình cảnh không việc làm, đến nay cháu được 18 tháng tuổi ra tòa giải quyết thì có yêu cầu về tiền cấp dưỡng từ lúc mang thai đến nay thì tòa nói đó là giai đoạn trong hôn nhân tòa không can thiệp. Vậy tòa nói như vậy đúng hay sai, em tôi yêu cầu đúng hay sai, làm sao để bảo vệ ý đúng. Khi họ không chịu trả tiền cấp dưỡng này mà chỉ nói là chỉ tra từ khi có quyết định của tòa.
Danh sách câu trả lời (1)

Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000. Theo đó, “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.
Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau: Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý....
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.
Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau: Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý....
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip