Câu hỏi

31/05/2013 21:02
Sinh non có thể lặp lại?
Hiện tôi đang mang thai lần hai, tuần thứ 32. Lần đầu tôi sinh non (34 tuần). Lần này tôi có khám hở eo cổ tử cung nhưng không phát hiện hở eo. Cách đây hai tuần có ra một ít nhầy hồng, bác sĩ cho uống thuốc. Tuần rồi tôi có khám thai và bác sĩ đề nghị nằm viện để chích hai mũi thuốc trưởng thành phổi. Xin hỏi bác sĩ tác dụng của thuốc này có ảnh hưởng gì không (vì sau đó tôi lên mạng thì thấy có một số diễn đàn nói không nên chích thuốc này)?
Xin hỏi thêm bác sĩ hiện tôi rất khó ngủ và thỉnh thoảng đau đầu. Bụng trì xuống, khi đứng hay đi thì bụng gò cứng lên nhưng khi nằm ngửa thì bụng không bị gò. Như vậy có ảnh hưởng gì không?
duongmanhduy
31/05/2013 21:02
ducvan1993
31/05/2013 21:02
Xin hỏi thêm bác sĩ hiện tôi rất khó ngủ và thỉnh thoảng đau đầu. Bụng trì xuống, khi đứng hay đi thì bụng gò cứng lên nhưng khi nằm ngửa thì bụng không bị gò. Như vậy có ảnh hưởng gì không?
Danh sách câu trả lời (2)

Thai trằn và doạ sinh non: Bài độc chiêu mà dân ta thường dùng.
Nguyên liệu: Trứng gà ta và Ngải cứu.
Cách làm: Chi 1 nắm tay ngải cứu vào nồi. Cho vào thiếp nước, đập 1-2 trứng gà cho Rạn vỏ (Không được vỡ) cho vào nồi nhé. Đun đến sôi, hãm nhỏ lửa thêm từ 10-15 phút nữa.
Cách dùng: Vớt trứng gà ra, để nguội ăn và uống 1 ít nước cốt Ngải cứu. Khi thấy trằn thai, bạn dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Đảm bảo 100% Mẹ con no ngày khẳm tháng.
Nếu vướn gì cứ liên lạc qua nhà thuốc tôi sẽ hướng dẫn thêm:
http://vn.myblog.yahoo.com/thu_ksh/article?mid=1
Nguyên liệu: Trứng gà ta và Ngải cứu.
Cách làm: Chi 1 nắm tay ngải cứu vào nồi. Cho vào thiếp nước, đập 1-2 trứng gà cho Rạn vỏ (Không được vỡ) cho vào nồi nhé. Đun đến sôi, hãm nhỏ lửa thêm từ 10-15 phút nữa.
Cách dùng: Vớt trứng gà ra, để nguội ăn và uống 1 ít nước cốt Ngải cứu. Khi thấy trằn thai, bạn dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Đảm bảo 100% Mẹ con no ngày khẳm tháng.
Nếu vướn gì cứ liên lạc qua nhà thuốc tôi sẽ hướng dẫn thêm:
http://vn.myblog.yahoo.com/thu_ksh/article?mid=1

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, sinh non là tình trạng sinh thai nhi trước 37 tuần. Tỉ lệ sinh non chiếm 5-10% tổng số các ca sinh. Khoảng 30% các trường hợp sinh non không biết rõ nguyên nhân (vô căn).
Hai yếu tố nguy cơ nhất của sinh non vô căn là tình trạng kinh tế - xã hội thấp và tiền căn trước đó có sinh non. Vì vậy chị thuộc nhóm có tiền căn sinh non, không rõ nguyên nhân và có nguy cao bị sinh non lặp lại.
Từ sau tuần thứ 30 ở tử cung có những cơn gò nhẹ, không đều, không gây đau gọi là cơn gò Braxton Hicks. Cần phân biệt cơn gò Braxton Hicks với các cơn gò tử cung dẫn tới chuyển dạ thật sự. Cơn gò chuyển dạ thật sự là những cơn gò đều đặn, tăng dần về cường độ, tăng dần về thời gian, gây đau… Để phân biệt một cách chính xác, bác sĩ thường cho theo dõi tim thai và cơn gò bằng máy trong thời gian 30-60 phút để tránh sử dụng quá mức các thuốc giảm gò.
Thuốc kích thích trưởng thành phổi có lẽ là nhóm glucocorticoid, có tác dụng kích thích tạo surfactant - một chất bị thiếu trong các phế nang phổi của trẻ non tháng dẫn tới bệnh màng trong, suy hô hấp sau sinh.
Với các nghiên cứu phân tích gộp (tổng kết trên 3.700 trẻ), người ta đã chứng minh được glucocorticoid sử dụng trước khi sinh non thật sự có lợi vì làm giảm nguy cơ suy hô hấp sau sinh, giảm tử suất và bệnh suất sau sinh, và giảm xuất huyết nội so ở trẻ sinh non. Không có nhiều bằng chứng về bất kỳ tác hại nào của thuốc trong các nghiên cứu.
Tóm lại:
- Chị nên đi khám thai đều đặn và khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì quay lại tái khám ngay.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên nghỉ ngơi, tránh những lo lắng quá mức.
Hai yếu tố nguy cơ nhất của sinh non vô căn là tình trạng kinh tế - xã hội thấp và tiền căn trước đó có sinh non. Vì vậy chị thuộc nhóm có tiền căn sinh non, không rõ nguyên nhân và có nguy cao bị sinh non lặp lại.
Từ sau tuần thứ 30 ở tử cung có những cơn gò nhẹ, không đều, không gây đau gọi là cơn gò Braxton Hicks. Cần phân biệt cơn gò Braxton Hicks với các cơn gò tử cung dẫn tới chuyển dạ thật sự. Cơn gò chuyển dạ thật sự là những cơn gò đều đặn, tăng dần về cường độ, tăng dần về thời gian, gây đau… Để phân biệt một cách chính xác, bác sĩ thường cho theo dõi tim thai và cơn gò bằng máy trong thời gian 30-60 phút để tránh sử dụng quá mức các thuốc giảm gò.
Thuốc kích thích trưởng thành phổi có lẽ là nhóm glucocorticoid, có tác dụng kích thích tạo surfactant - một chất bị thiếu trong các phế nang phổi của trẻ non tháng dẫn tới bệnh màng trong, suy hô hấp sau sinh.
Với các nghiên cứu phân tích gộp (tổng kết trên 3.700 trẻ), người ta đã chứng minh được glucocorticoid sử dụng trước khi sinh non thật sự có lợi vì làm giảm nguy cơ suy hô hấp sau sinh, giảm tử suất và bệnh suất sau sinh, và giảm xuất huyết nội so ở trẻ sinh non. Không có nhiều bằng chứng về bất kỳ tác hại nào của thuốc trong các nghiên cứu.
Tóm lại:
- Chị nên đi khám thai đều đặn và khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì quay lại tái khám ngay.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên nghỉ ngơi, tránh những lo lắng quá mức.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip