VicoTas
Câu hỏi
avatar bembem
25/05/2013 13:41

Tại sao mỗi lần bị kinh nguyệt mình thường bị đau bụng dữ dội ?

Truoc ngay hanh kinh toi thuong hay tuc gian va noi cau ko ly do va thuong hay buc minh.nhung khi toi co kinh roi thi toi dau bung ko chiu noi
toi uong toi 2 vien thuoc midol moi het dau nhung ko co thuoc thi toi ko chiu dc .toi dau den noi ra mo hoi va khi nong khi lanh .mat toi tai nhat di.toi cung uong thuoc cao ich mau nhung ko bot ,lieu moi khi co kinh minh uong thuoc miet thi co anh huong den sau nay ko ah.xin hya giup toi

Danh sách câu trả lời (4)
avatar duongnk 25/05/2013 13:41

1. Chú ý chế độ ăn uống từ 3 đến 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt

Trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

2. Nên ăn thực phẩm chua

Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt.

3. Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ

Thường xuyên tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

13 bí quyết giúp giảm đau bụng kinh, Sức khỏe đời sống, Kinh nguyet, suc khoe sinh san, phu nu, dau, tinh duc, the duc, suc khoe, bao.

Cân bằng chế độ ăn giúp giảm đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)

4. Bổ sung vitamin

Nhiều bệnh nhân chú ý tới sự tiêu thụ vitamin hàng ngày thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó khuyến cáo họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.

5. Bổ sung các khoáng chất

Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê khoáng sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Magnesium cũng rất quan trọng, bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên tăng cường lượng canxi và magie trong giai đoạn trước và trong khi kinh nguyệt.

6. Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp

Tránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.

13 bí quyết giúp giảm đau bụng kinh, Sức khỏe đời sống, Kinh nguyet, suc khoe sinh san, phu nu, dau, tinh duc, the duc, suc khoe, bao.

Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giảm đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)

7. Tránh thực phẩm có chứa caffeine

Ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà sẽ làm cho bạn lo lắng, có thể đã góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.

8. Không sử dụng thuốc lợi tiểu

Nhiều phụ nữ tin rằng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng và khó chịu kinh nguyệt, nhưng trong thực tế, thuốc lợi tiểu lại góp phần loại bỏ khoáng chất cùng với nước trong cơ thể, do đó khiến các triệu chứng nặng hơn như đã giải thích ở trên.

9. Giữ ấm

Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.

10.  Tắm muối khoáng

Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.

13 bí quyết giúp giảm đau bụng kinh, Sức khỏe đời sống, Kinh nguyet, suc khoe sinh san, phu nu, dau, tinh duc, the duc, suc khoe, bao.

11.  Tập thể dục

Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong khi hành kinh.

12.  Tập yoga

Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

13.  Uống thuốc giảm đau

Nếu cơn đau quá nhiều và khó chịu bạn có thể phải cầu cứu đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau.

avatar zero107 25/05/2013 13:41

do cau truc sjnh ly va de khang co the moi nguoi khac nhau,fu nu thuong hay thay dọ tjnh cach nang mua trong thọ kj kjnh nguyet,tot nhat ban nen mua lọa thuoc danh cho dau bung kjnh ten la catafam(thuoc cua ngọa chu dung mua vjet nha ban),gju am vung bung bang cach dap chan hay bo nc nong vao bjnh nuoc va chuom len bung,con dau se het ma thui,cug ko anh huong j lam nhug cung dug nen lam dug thuoc mjdol nhju` nhe'....

avatar sinhnv 25/05/2013 13:41
Hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ rất thường gặp. Hành kinh là do sự bong tróc nội mạc tử cung theo chu kỳ. Đau bụng khi có kinh là do sự co thắt của tử cung mạnh, để tống xuất máu kinh ra ngoài.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về mấy phương diện sau:

- Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.

- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn.

Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng như em mô tả trong thư theo đuổi em suốt từ những năm đầu có kinh cho đến mãi sau này (25-35 tuổi - độ tuổi ổn định về hoạt động của buồng trứng) thì em nên lưu ý để đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản - phụ thăm khám, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan đến thống kinh và có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không.

Sau đây là một số phương pháp đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi "đến tháng".

Chườm nước nóng

Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.

Ngoài ra, có thể dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng.

Đắp gừng tươi

Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

Dán cao hoặc xoa dầu


Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.

Massage nhẹ


Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh, các bạn nữ nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua...

Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng trương hơi, gây khó chịu cho người phụ nữ.

Ngoài ra bạn tham khảo thêm thông tin
Trích dẫn:

Đau bụng kinh có nhiều mức độ, một số chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới hay sau lưng, nhiều người khác lại có những cơn đau quặn dữ dội. Đau nhiều nhất vào lúc bắt đầu hành kinh. Cũng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.

Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó.
Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước.
Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormôn trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.
Nếu kinh nguyệt đau ở phụ nữ đã từng có chu kỳ kinh bình thường hơn 3 năm thì gọi là kinh nguyệt đau thứ phát. Thể đau bụng kinh này thường gặp nhiều hơn và do một bệnh chính nào đó như lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung hay u sơ tử cung.
Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen có thể có tác dụng tốt với những trường hợp đau bụng kinh nhẹ hay trung bình; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc chống prostaglandine (chất gây tử cung co bóp). Với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động nhẹ nhàng, tắm nóng có thể giúp giảm đau.
Cần đi khám bác sĩ phụ khoa nếu bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc thấy đau hơn so với trước đây.
BS Đào Xuân Dũng
(Chuyên khoa Sản phụ khoa)
avatar warchelf91 25/05/2013 13:41
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể người phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn là một dấu hiệu của một sức khỏe sinh sản tốt. Tuy nhiên, khi hành kinh, người phụ nữ thường trải qua một số triệu chứng khó chịu, trong đó có đau bụng. Một số phương pháp đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi "đến tháng".

Chườm nước nóng

Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.

Ngoài ra, có thể dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng.

Đắp gừng tươi

Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

Dán cao hoặc xoa dầu

Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.

Massage nhẹ

Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh, các bạn nữ nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua...

Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng trương hơi, gây khó chịu cho người phụ nữ.

Chúc bạn sức khỏe!
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Giáo dục giới tính
nophoto [Hỏi] Dịch tiết của nam giới có thể làm phụ nữ mang thai?

Đăng lúc: 13:41 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Có thai uống cao ích mẫu ra máu hồng vậy có phải sẩy thai rồi không?

Đăng lúc: 13:41 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Chuyện này khó nói quá. Thủ dâm mà xuất tinh sớm.. ai giúp em với?

Đăng lúc: 13:41 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Xuất tinh trong quần, bạn gái có thai ko?

Đăng lúc: 13:41 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Cách chữa xuấtt tinh sớm do thủ dâm quá nhiều hồi rất trẻ?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Chuyện này khó nói quá. Thủ dâm mà xuất tinh sớm, ai giúp em với?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Thủ dâm nhiều có phải bị xuất tinh sớm không?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Bị đau bụng khi đến kỳ kinh?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Huyến trắng tạp trùng và cách xử lý?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Vì sao phụ nữ để tóc dài?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Lê Thị Hoa Hồng Vì sao máu nguyệt san có màu đen?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Làm cách nào để nhận biết màng trinh còn hay rách?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Thắc mắc về việc quan hệ nhưng thiếu chất nhờn??? xin chương trình tư vấn giúp!!!

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Trường hợp này liệu bạn gái e có thai hay k?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Củ Chuối Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp?

Đăng lúc: 13:47 - 08/07/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Em quan hệ sau khi hết kinh 10 ngày có dùng bao cao su va thuốc tránh thai liệu như vậy em có thai không?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Hôi nách chữa thế nào?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Liệu có bị vô sinh ko ?

Đăng lúc: 13:40 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Em và bạn trai chỉ cho 2 "cái ấy" cọ sát vào nhau và bạn em bỏ ra ngoài 1 lúc mấy xuất tinh. Cho em hỏi liệu em có thai không? huhu

Đăng lúc: 13:39 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Liệu em có thai ko?

Đăng lúc: 13:39 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Rao vặt Siêu Vip