Câu hỏi

25/06/2013 14:42
Thai Lưu là gì?
Xin vui long giai dap dum toi?Toi mang thai luc thang 1 nhung chi duoc 7tuan la phai bo,vi bac si kham noi la thai luu.Toi ko hieu thai luu la gi?Va khi bo thai khoang 1 thang sau,minh muon de co thai lai,xin hoi co tot,va co anh huong xau gi den thai nhi ko? Xin vui long chi giup toi
m0zjlla
25/06/2013 14:42
Danh sách câu trả lời (1)

Vài nét về thai chết lưu:
Khi thai bị chết nhưng vẫn nằm "lưu" lại trong dạ con bà mẹ thì gọi là thai chết lưu.
Nếu thai còn ít tháng, việc xác định thai chết lưu có khó khăn hơn khi thai đã lớn.
Người mẹ có thai chết lưu thường thấy tự nhiên hết nghén nếu thai còn nhỏ, đang ở trong giai đoạn nghén. Bụng không to thêm hoặc nếu đã to rồi thì mỗi ngày một nhỏ đi. Nếu thai đã "máy" hoặc "đạp" thì lúc này không còn máy hay đạp nữa. Sau khi thai chết vú căng to hơn và tiết sữa non.
Nguyên nhân của thai chết lưu: do bệnh của người mẹ, bệnh lý hoặc dị dạng của con, do bất thường của bánh nhau, màng nhau hay dây rốn.
Thai chết lưu trước hết gây nên cảm giác lo hãi ở người mẹ và mọi người trong gia đình vì bị ám ảnh bởi việc đang mang một xác chết trong bụng. Tuy nhiên phải nói ngay rằng cái thai chết đó không gây nên mối nguy hiểm gì cho sức khỏe và tính mạng người mẹ khi không có biến chứng.
Về tiến triển, thai chết lưu trong trường hợp còn quá non tháng (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi. Nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và đã chết lưu. Nếu thai đã lớn thì sẽ sẩy (thai 3-6 tháng), hoặc đẻ (thai trên 6 tháng) ra ngoài. Tuy vậy thời hạn từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ở mỗi người một khác. Thông thường thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong dạ con càng ngắn. Quá trình sẩy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sẩy hoặc đẻ bình thường nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Cũng phải có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ dạ con phải mở hết thì thai mới thể ra được.
Điều nguy hiểm nhất đối với người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ.
Điều nguy hiểm thứ hai là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) bà mẹ có thể bị rối loạn đông máu gây nên băng huyết nặng sau sẩy hoặc đẻ.
Vì vậy nếu thấy có bất thường trong khi có thai bà mẹ cần đi khám ngay.
Khi thai bị chết nhưng vẫn nằm "lưu" lại trong dạ con bà mẹ thì gọi là thai chết lưu.
Nếu thai còn ít tháng, việc xác định thai chết lưu có khó khăn hơn khi thai đã lớn.
Người mẹ có thai chết lưu thường thấy tự nhiên hết nghén nếu thai còn nhỏ, đang ở trong giai đoạn nghén. Bụng không to thêm hoặc nếu đã to rồi thì mỗi ngày một nhỏ đi. Nếu thai đã "máy" hoặc "đạp" thì lúc này không còn máy hay đạp nữa. Sau khi thai chết vú căng to hơn và tiết sữa non.
Nguyên nhân của thai chết lưu: do bệnh của người mẹ, bệnh lý hoặc dị dạng của con, do bất thường của bánh nhau, màng nhau hay dây rốn.
Thai chết lưu trước hết gây nên cảm giác lo hãi ở người mẹ và mọi người trong gia đình vì bị ám ảnh bởi việc đang mang một xác chết trong bụng. Tuy nhiên phải nói ngay rằng cái thai chết đó không gây nên mối nguy hiểm gì cho sức khỏe và tính mạng người mẹ khi không có biến chứng.
Về tiến triển, thai chết lưu trong trường hợp còn quá non tháng (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi. Nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và đã chết lưu. Nếu thai đã lớn thì sẽ sẩy (thai 3-6 tháng), hoặc đẻ (thai trên 6 tháng) ra ngoài. Tuy vậy thời hạn từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ở mỗi người một khác. Thông thường thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong dạ con càng ngắn. Quá trình sẩy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sẩy hoặc đẻ bình thường nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Cũng phải có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ dạ con phải mở hết thì thai mới thể ra được.
Điều nguy hiểm nhất đối với người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ.
Điều nguy hiểm thứ hai là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) bà mẹ có thể bị rối loạn đông máu gây nên băng huyết nặng sau sẩy hoặc đẻ.
Vì vậy nếu thấy có bất thường trong khi có thai bà mẹ cần đi khám ngay.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip