Câu hỏi

21/05/2013 07:47
Thay đổi đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần sau khi mua lại
Tôi muốn nhờ các bạn tư vấn giúp cho trường hợp này. Chúng tôi đang có ý định mua lại một công ty cổ phần để kinh doanh. Công ty này hoạt động được gần 4 năm, và chúng tôi dự định sẽ mua lại toàn bộ, nghĩa là thay đổi hoàn toàn danh sách cổ đông.
Trong trường hợp này chúng tôi sẽ phải làm lại đăng ký kinh doanh, tôi đã hỏi tư vấn ở một số bạn bè làm luật, nhưng người thì bảo là nếu làm lại đăng ký kinh doanh, thì danh sách cổ đông sáng lập ra công ty cổ phần vẫn sẽ giữ nguyên như lần đăng ký đầu tiên, và số cổ phần sở hữu của những cổ đông sáng lập cũ là bằng không (có nghĩa là trên tờ đăng ký kinh doanh mới sau khi chúng tôi mua lại, vẫn sẽ là tên của những cổ đông sáng lập cũ). Và có người người khác thì bảo là sau khi làm lại đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập ghi trên đăng ký kinh doanh sẽ được thay bằng những người mới.
Tôi cũng đã gọi điện hỏi sở kế hoạch đầu tư nhưng mất cả buổi sáng lòng vòng mà vẫn không nhận được câu trả lời chính xác. May tìm được trang web của Saga nên rất muốn được nhờ Saga và mọi người ở đây tư vấn giúp là sau khi chúng tôi mua lại công ty trên và làm lại đăng ký kinh doanh, thì trên tờ đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập sẽ là tên chúng tôi với số lượng cổ phần mới hay vẫn là tên của những người sáng lập cũ trước đây.
Xin chân thành cảm ơn.
banlaban3
21/05/2013 07:47
Trong trường hợp này chúng tôi sẽ phải làm lại đăng ký kinh doanh, tôi đã hỏi tư vấn ở một số bạn bè làm luật, nhưng người thì bảo là nếu làm lại đăng ký kinh doanh, thì danh sách cổ đông sáng lập ra công ty cổ phần vẫn sẽ giữ nguyên như lần đăng ký đầu tiên, và số cổ phần sở hữu của những cổ đông sáng lập cũ là bằng không (có nghĩa là trên tờ đăng ký kinh doanh mới sau khi chúng tôi mua lại, vẫn sẽ là tên của những cổ đông sáng lập cũ). Và có người người khác thì bảo là sau khi làm lại đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập ghi trên đăng ký kinh doanh sẽ được thay bằng những người mới.
Tôi cũng đã gọi điện hỏi sở kế hoạch đầu tư nhưng mất cả buổi sáng lòng vòng mà vẫn không nhận được câu trả lời chính xác. May tìm được trang web của Saga nên rất muốn được nhờ Saga và mọi người ở đây tư vấn giúp là sau khi chúng tôi mua lại công ty trên và làm lại đăng ký kinh doanh, thì trên tờ đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập sẽ là tên chúng tôi với số lượng cổ phần mới hay vẫn là tên của những người sáng lập cũ trước đây.
Xin chân thành cảm ơn.
Danh sách câu trả lời (1)

Cái này tưởng đơn giản mà khá nhiều doanh nghiệp và đặc biệt các cơ quan đăng ký kinh doanh cũng lúng túng trong cách xử lý (thực tế mỗi nơi một khác). Xin trao đổi với bạn một số ý kiến từ kinh nghiệm:
1. Do Công ty đã hoạt động được gần 4 năm nên LDN và các quy định hướng dẫn không có quy định về việc thay đổi hay cập nhật danh sách cổ đông sáng lập. Thực ra việc không thay đổi "cổ đông sáng lập" cũng có lý của nó, vì bản thân từ "sáng lập" đã có nghĩa là những người khai quốc công thần của Công ty (LDN, là những người tham gia thành lập và thông qua điều lệ đầu tiên của Công ty). Theo tôi nhớ, thì LDN hiện hành chỉ cho phép thay đổi cổ đông sáng lập trong một số tình huống và giới hạn thời gian, ví dụ cổ đông sáng lập không góp hoặc không góp đủ vốn, thì người mới (thay thế) sẽ được ghi nhận là cổ đông sáng lập.
2. Từ kinh nghiệm qua một vụ việc mình xử lý (một nhóm nhà đầu tư cũng mua lại toàn bộ cổ phần của một doanh nghiệp nhà nước cố phần hóa), thì cách thức xử lý của Sở KHĐT (Tp HCM) là vẫn giữ nguyên tên cổ đông sáng lập (như ĐKKD ban đầu) và cập nhật số cổ phần mà họ nắm giữ (sẽ có trường hợp không sở hữu bất kỳ CP nào vì đã bán hết). Tôi không biết Công ty này có trụ sở ở đâu, nên cũng không chắc thực tế Cơ quan ĐKKD ở đó (Sở KHĐT) sẽ giải quyết ra sao. Có thể trường hợp như bạn nói, giữ nguyên tên của cổ đông sáng lập cũ nhưng số cổ phần sở hữu bằng không. Cái này giống như là ghi nhận "quyền tinh thần" (hay tên) của các bác khai quốc công thần, nói vậy cho dễ hiểu.
3. Tuy nhiên, có một điều tôi có thể chắc chắn là quyền sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng vì lý do tên cổ đông sáng lập không được cập nhật, miễn là giao dịch mua bán này (hợp đồng / thỏa thuận ...) được lập hợp lệ theo luật hiện hành. ĐKKD về bản chất chỉ xác nhận tổng số cổ phần của một công ty (hay vốn điều lệ) được phép phát hành, ngoài các nội dung khác, chứ không phải là tài liệu xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông công ty. Quyền sở hữu cổ phần của cổ đông được xác nhận bởi danh sách cổ đông và cổ phiếu hay giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
4. Ngoại trừ vấn đề ghi nhận tên CĐSL trong ĐKKD (bạn phải kiểm tra cụ thể với Cơ quan ĐKKD nơi Công ty đặt trụ sở, vì "mỗi nơi một khác" -- đấy là theo kinh nghiệm cá nhân của tôi), sau khi mua các bạn nên thay thế điều lệ cũ bằng một bản điều lệ mới và trong điều lệ này hoàn toàn có thế cập nhật danh sách cổ đông. Cách làm này ít nhất cũng làm cho các nhà đầu tư / ông chủ mới của Công ty hài lòng.
Hy vọng một số ý kiến trên hữu ích cho bạn. Quả thực tôi thấy vấn đề này tuy nhỏ nhưng khá thú vị, từ thực tế doanh nghiệp mà bản thân các nhà làm luật / cơ quan nhà nước không lường trước được.
1. Do Công ty đã hoạt động được gần 4 năm nên LDN và các quy định hướng dẫn không có quy định về việc thay đổi hay cập nhật danh sách cổ đông sáng lập. Thực ra việc không thay đổi "cổ đông sáng lập" cũng có lý của nó, vì bản thân từ "sáng lập" đã có nghĩa là những người khai quốc công thần của Công ty (LDN, là những người tham gia thành lập và thông qua điều lệ đầu tiên của Công ty). Theo tôi nhớ, thì LDN hiện hành chỉ cho phép thay đổi cổ đông sáng lập trong một số tình huống và giới hạn thời gian, ví dụ cổ đông sáng lập không góp hoặc không góp đủ vốn, thì người mới (thay thế) sẽ được ghi nhận là cổ đông sáng lập.
2. Từ kinh nghiệm qua một vụ việc mình xử lý (một nhóm nhà đầu tư cũng mua lại toàn bộ cổ phần của một doanh nghiệp nhà nước cố phần hóa), thì cách thức xử lý của Sở KHĐT (Tp HCM) là vẫn giữ nguyên tên cổ đông sáng lập (như ĐKKD ban đầu) và cập nhật số cổ phần mà họ nắm giữ (sẽ có trường hợp không sở hữu bất kỳ CP nào vì đã bán hết). Tôi không biết Công ty này có trụ sở ở đâu, nên cũng không chắc thực tế Cơ quan ĐKKD ở đó (Sở KHĐT) sẽ giải quyết ra sao. Có thể trường hợp như bạn nói, giữ nguyên tên của cổ đông sáng lập cũ nhưng số cổ phần sở hữu bằng không. Cái này giống như là ghi nhận "quyền tinh thần" (hay tên) của các bác khai quốc công thần, nói vậy cho dễ hiểu.
3. Tuy nhiên, có một điều tôi có thể chắc chắn là quyền sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng vì lý do tên cổ đông sáng lập không được cập nhật, miễn là giao dịch mua bán này (hợp đồng / thỏa thuận ...) được lập hợp lệ theo luật hiện hành. ĐKKD về bản chất chỉ xác nhận tổng số cổ phần của một công ty (hay vốn điều lệ) được phép phát hành, ngoài các nội dung khác, chứ không phải là tài liệu xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông công ty. Quyền sở hữu cổ phần của cổ đông được xác nhận bởi danh sách cổ đông và cổ phiếu hay giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
4. Ngoại trừ vấn đề ghi nhận tên CĐSL trong ĐKKD (bạn phải kiểm tra cụ thể với Cơ quan ĐKKD nơi Công ty đặt trụ sở, vì "mỗi nơi một khác" -- đấy là theo kinh nghiệm cá nhân của tôi), sau khi mua các bạn nên thay thế điều lệ cũ bằng một bản điều lệ mới và trong điều lệ này hoàn toàn có thế cập nhật danh sách cổ đông. Cách làm này ít nhất cũng làm cho các nhà đầu tư / ông chủ mới của Công ty hài lòng.
Hy vọng một số ý kiến trên hữu ích cho bạn. Quả thực tôi thấy vấn đề này tuy nhỏ nhưng khá thú vị, từ thực tế doanh nghiệp mà bản thân các nhà làm luật / cơ quan nhà nước không lường trước được.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip