Câu hỏi

20/05/2013 21:23
Thế giới trước nguy cơ thay đổi khí hậu như nào?
Danh sách câu trả lời (1)

* Romania: nhiều hiện tượng thời tiết thất thường. Trong vòng 30 năm tới, thế giới sẽ phải hứng chịu hàng loạt thiên tai lớn: bão tố, lũ lụt, những đợt nóng khủng khiếp, xói mòn bờ biển... đe dọa sinh mạng hàng triệu người, cho dù các nước ngay lập tức có ngưng hoạt động làm tăng lượng khí nhà kính.
Đó là lời cảnh báo được đưa ra tại cuộc họp kín giữa các bộ trưởng năng lượng và môi trường từ 20 quốc gia gây ô nhiễm nhất trên thế giới tại Monterrey, thành phố miền bắc Mexico ngày 3 và 4-10.
Cuộc “hội đàm cấp bộ trưởng về thay đổi khí hậu, năng lượng sạch và phát triển bền vững” do Anh chủ trì không đặt ra mục tiêu cắt giảm khí nhà kính, nhưng các bên tham gia đã thỏa thuận tăng cường đầu tư phát triển năng lượng xanh.
Theo các nhà khoa học, nếu các nước không hành động ngay từ bây giờ, đến năm 2050, tỉ lệ khí CO2 trong bầu khí quyển sẽ tăng gấp đôi. “Loài người đang bị cuốn vào cuộc chiến chống lại hiện tượng Trái đất ấm dần lên vì sự tồn tại của chính mình” - Bộ trưởng Năng lượng Anh Malcom Wicks khẳng định.
* Theo Itar-Tass, cuối tháng chín vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử Romania những cây hạt dẻ ở thành phố Alba Yulia đã nở hoa lần thứ hai trong năm, mà theo các chuyên gia, là do chênh lệch nhiệt độ đột ngột làm thay đổi chu kỳ tuần hoàn bình thường của cây cối ở đây.
Cùng lúc, trên sông Dunai đoạn chảy qua thành phố Galac, sương mù dày đặc thất thường, đặc biệt nước sông vào buổi sáng “sôi” lên như trong ấm trà. Hàng nghìn người dân khu vực đã tận mắt chứng kiến một sự kiện chưa bao giờ diễn ra vào mùa này trong năm, khiến các chuyên gia khí hậu tạm giải thích là do chênh lệch nhiệt độ nước và không khí gây ra.
Một hiện tượng thời tiết thất thường nữa trên lãnh thổ Romania là tuyết rơi sớm: tại vùng núi Karpaty, thay cho tháng mười, mười một, tuyết đã rơi từ cuối tháng tám, dày từ 5-15cm chỉ sau hai, ba ngày. Ở một số cao điểm tại các ngọn núi, suốt cả mùa hè tuyết vẫn đóng dày đặc, điều chưa từng xảy ra. Các công ty du lịch Romania nói nếu việc thay đổi khí hậu như thế tiếp tục diễn ra thì họ sẽ phải xem lại lịch mở màn mùa trượt tuyết cho du khách!
Đó là lời cảnh báo được đưa ra tại cuộc họp kín giữa các bộ trưởng năng lượng và môi trường từ 20 quốc gia gây ô nhiễm nhất trên thế giới tại Monterrey, thành phố miền bắc Mexico ngày 3 và 4-10.
Cuộc “hội đàm cấp bộ trưởng về thay đổi khí hậu, năng lượng sạch và phát triển bền vững” do Anh chủ trì không đặt ra mục tiêu cắt giảm khí nhà kính, nhưng các bên tham gia đã thỏa thuận tăng cường đầu tư phát triển năng lượng xanh.
Theo các nhà khoa học, nếu các nước không hành động ngay từ bây giờ, đến năm 2050, tỉ lệ khí CO2 trong bầu khí quyển sẽ tăng gấp đôi. “Loài người đang bị cuốn vào cuộc chiến chống lại hiện tượng Trái đất ấm dần lên vì sự tồn tại của chính mình” - Bộ trưởng Năng lượng Anh Malcom Wicks khẳng định.
* Theo Itar-Tass, cuối tháng chín vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử Romania những cây hạt dẻ ở thành phố Alba Yulia đã nở hoa lần thứ hai trong năm, mà theo các chuyên gia, là do chênh lệch nhiệt độ đột ngột làm thay đổi chu kỳ tuần hoàn bình thường của cây cối ở đây.
Cùng lúc, trên sông Dunai đoạn chảy qua thành phố Galac, sương mù dày đặc thất thường, đặc biệt nước sông vào buổi sáng “sôi” lên như trong ấm trà. Hàng nghìn người dân khu vực đã tận mắt chứng kiến một sự kiện chưa bao giờ diễn ra vào mùa này trong năm, khiến các chuyên gia khí hậu tạm giải thích là do chênh lệch nhiệt độ nước và không khí gây ra.
Một hiện tượng thời tiết thất thường nữa trên lãnh thổ Romania là tuyết rơi sớm: tại vùng núi Karpaty, thay cho tháng mười, mười một, tuyết đã rơi từ cuối tháng tám, dày từ 5-15cm chỉ sau hai, ba ngày. Ở một số cao điểm tại các ngọn núi, suốt cả mùa hè tuyết vẫn đóng dày đặc, điều chưa từng xảy ra. Các công ty du lịch Romania nói nếu việc thay đổi khí hậu như thế tiếp tục diễn ra thì họ sẽ phải xem lại lịch mở màn mùa trượt tuyết cho du khách!
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Môi trường
Rao vặt Siêu Vip