Câu hỏi

21/05/2013 13:38
Thủ tục đăng ký nuôi nhím?
Hiện nay nhà nước đang khuyến khích nhân dân phát triển nghề chăn nuôi nhím. Tôi là một trong những người chăn nuôi nhím. Vậy tôi xin hỏi thủ tục xin đăng ký nuôi nhím như thế nào. Cần những yếu tố gì? Đăng ký ở đâu? Có phải mất lệ phí không? Có mất là bao nhiêu. Rất mong sớm nhận được hồi âm để bà con chúng tôi được biết.
Cảm ơn rất nhiều.
phongtho
21/05/2013 13:38
Cảm ơn rất nhiều.
Danh sách câu trả lời (1)

Các loài Nhím (Hýtriix spp.) được quy định trong phụ lục III công ước Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp). Theo quy định tại nghị định số 11/2002/NĐ-CP, ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc: quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã; Thông tư số 123/2003/TT-BNN, ngày 14/11/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nghị định 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Ch1inh phủ; Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản; Công văn số 456/CV-KL-VP Cites ngày 17/5/2004 của Cục Kiểm lâm về việc: Tăng cường công tác quản lý các trại gây nuôi sinh sản các loài động, thực vật hoang dã.
Việc mua Nhím về gây nuôi phải thực hiện các thủ tục như sau:
1. Thủ tục vận chuyển Nhím:
1.1. Nếu mua Nhím của các tổ chức:
- Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ tài chính. Trường hợp vận chuyển nội bộ thì phải có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;
- Bảng kê động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng do tổ chức lập.
- Xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
1.2. Nếu mua của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân:
- Bảng kê động vật rừng hoặc bảng kê sản phẩm của chúng do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi có động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng xác nhận.
2. Thủ tục đăng ký gây nuôi nhím:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi Nhím phải lập thủ tục đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm sở tại nơi gây nuôi, gồm:
a. Tên và địa chỉ của trại nuôi, chủ trại hoặc người quản lý trại.
b. Ngày thành lập.
c. Loài được nuôi sinh sản.
d. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của những con đực và con cái trong đàn giống sinh sản.
e. Tài iệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với công ước Cites và luật pháp quốc gia.
f. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của loài động vật nuôi và lý do.
g. Sản lượng sản xuất hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
h. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.
i. Loại sản phẩm xuất khẩu hay bán ra thị trường (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hay dẫn xuất khác).
j. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: Diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.
3. Tiêu chuẩn trại nuôi;
a. Diện tích chuồng trại phù hợp với loài vật nuôi, phù hợp với năng lực sản xuất đã đăng ký.
b. Những loài động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền khoa học Cites Việt Nam xác nhận có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong điều kiện nuôi nhốt.
c. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và vật nuôi.
d. Có cán bộ chuyên môn để quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
e. Có xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Cơ quan Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm) chỉ chấp nhận và mở sổ đăng ký đầu vật nuôi cho các trại và hộ gia đình cung cấp đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện chuồng trại như đã hướng dẫn nêu trên.
Hồ sơ thủ tục đăng ký nuôi nhím gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường (kèm theo công văn 515/KL-VPCITES - link: http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/Van-ban-cites/Cong_van_515KL-VPCITES_huong_dan_dang_ky_trai_nuoi_DVHD/).
2. Chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (hoá đơn, biên bản kiểm tra, giấy mua bán cho tặng... có xác nhận của kiểm lâm sở tại nơi bán), bảng kê động vật hoang dã (số lượng, đực cái...)
3. Bản sao CNTND hoặc hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành nghề có liên quan (đối với doanh nghiệp). Hồ sơ có thể gửi theo đường công văn về Chi cục Kiểm lâm hoặc trực tiếp đến nộp tại Hạt kiểm lâm sở tại. Sau khi nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm sẽ trực tiếp (hoặc Uỷ quyền cho các Hạt Kiểm lâm trực thuộc) đến kiểm tra điều kiện nuôi, thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ và điều kiện nuôi nhốt hoàn chỉnh, hợp pháp bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh, bạn sẽ được hướng dẫn để hoàn chỉnh. Khi bạn được cấp giấy chứng nhận, Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố sẽ cấp cho bạn 01 quyển sổ theo dõi số lượng vật nuôi, sự thay đổi số lượng (ví dụ như sinh đẻ, mua bán, trao đổi, chết...).
Việc mua Nhím về gây nuôi phải thực hiện các thủ tục như sau:
1. Thủ tục vận chuyển Nhím:
1.1. Nếu mua Nhím của các tổ chức:
- Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ tài chính. Trường hợp vận chuyển nội bộ thì phải có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;
- Bảng kê động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng do tổ chức lập.
- Xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
1.2. Nếu mua của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân:
- Bảng kê động vật rừng hoặc bảng kê sản phẩm của chúng do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi có động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng xác nhận.
2. Thủ tục đăng ký gây nuôi nhím:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi Nhím phải lập thủ tục đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm sở tại nơi gây nuôi, gồm:
a. Tên và địa chỉ của trại nuôi, chủ trại hoặc người quản lý trại.
b. Ngày thành lập.
c. Loài được nuôi sinh sản.
d. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của những con đực và con cái trong đàn giống sinh sản.
e. Tài iệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với công ước Cites và luật pháp quốc gia.
f. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của loài động vật nuôi và lý do.
g. Sản lượng sản xuất hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
h. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.
i. Loại sản phẩm xuất khẩu hay bán ra thị trường (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hay dẫn xuất khác).
j. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: Diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.
3. Tiêu chuẩn trại nuôi;
a. Diện tích chuồng trại phù hợp với loài vật nuôi, phù hợp với năng lực sản xuất đã đăng ký.
b. Những loài động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền khoa học Cites Việt Nam xác nhận có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong điều kiện nuôi nhốt.
c. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và vật nuôi.
d. Có cán bộ chuyên môn để quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
e. Có xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Cơ quan Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm) chỉ chấp nhận và mở sổ đăng ký đầu vật nuôi cho các trại và hộ gia đình cung cấp đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện chuồng trại như đã hướng dẫn nêu trên.
Hồ sơ thủ tục đăng ký nuôi nhím gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường (kèm theo công văn 515/KL-VPCITES - link: http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/Van-ban-cites/Cong_van_515KL-VPCITES_huong_dan_dang_ky_trai_nuoi_DVHD/).
2. Chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (hoá đơn, biên bản kiểm tra, giấy mua bán cho tặng... có xác nhận của kiểm lâm sở tại nơi bán), bảng kê động vật hoang dã (số lượng, đực cái...)
3. Bản sao CNTND hoặc hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành nghề có liên quan (đối với doanh nghiệp). Hồ sơ có thể gửi theo đường công văn về Chi cục Kiểm lâm hoặc trực tiếp đến nộp tại Hạt kiểm lâm sở tại. Sau khi nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm sẽ trực tiếp (hoặc Uỷ quyền cho các Hạt Kiểm lâm trực thuộc) đến kiểm tra điều kiện nuôi, thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ và điều kiện nuôi nhốt hoàn chỉnh, hợp pháp bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh, bạn sẽ được hướng dẫn để hoàn chỉnh. Khi bạn được cấp giấy chứng nhận, Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố sẽ cấp cho bạn 01 quyển sổ theo dõi số lượng vật nuôi, sự thay đổi số lượng (ví dụ như sinh đẻ, mua bán, trao đổi, chết...).
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip