Câu hỏi

31/05/2013 18:21
Thường xuyên bị lở miệng, phải làm thế nào?
Danh sách câu trả lời (5)

Trước đây tôi cũng thường xuyên hay bị lở miệng lắm. Có tháng 3-4 lần. Nhưng thời gian gần đây thì rất trầm trọng (Bị ở miệng liên tục luôn mà không khỏi được. Chổ cũ chưa lành đã xuất hiện vết lở mới rồi). Tôi đã đi chữa nhiều nơi nhưng không hết (các B.S chỉ điều trị theo kinh nghiệm của mình chứ không có một phương pháp nào cụ thể cả. Có B.S còn bảo "Anh cũng thường hay bị ở miệng giống em đây
: Bệnh viện "Tai Mũi Họng TP.HCM cũng chào thua luôn
.
Tình cờ vừa rồi tôi nhặt được bảo bối để trị chứng này rồi. Chỉ cần điều trị 3-4 ngày là vết lở khỏi ngay. Còn muốn trị dứt điểm nó luôn thì phải mất từ 2 tuần đến khoảng 1 tháng.
Nếu ai cần mượn bảo bối thì mail cho tôi theo đ/c: sangxyz@gmail.com hoặc 0918747471 tui sẽ cho mượn ![[):D(]](/images/wys/yahoo_huggs.gif)
![[:)]](/images/wys/yahoo_smiley.gif)
![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)
Tình cờ vừa rồi tôi nhặt được bảo bối để trị chứng này rồi. Chỉ cần điều trị 3-4 ngày là vết lở khỏi ngay. Còn muốn trị dứt điểm nó luôn thì phải mất từ 2 tuần đến khoảng 1 tháng.
![[):D(]](/images/wys/yahoo_huggs.gif)
![[):D(]](/images/wys/yahoo_huggs.gif)

bạn nên ăn ít đồ nóng thôi chịu khó ăn hoa quả mat và khi bị nở nhiệt bạn có thể ăn bánh đúc kẹp đường đen nó rất hiệu quả đó.

neu thuong xuyen bi lo mieng thi ban nen dung kem danh rang aloevera cua FLP di, no giai nhiet tot lam do ban . minh dang dung ne nen muon chia se cho nguoi dong canh ngo thoi. loai nay tim ngoai thi truong hoi kho nen neu muon mua thi lien he voi minh :0938660469_ Ngoc

theo tôi bệnh 1 phần là do ăn nhiều đồ nóng và sử dụng chất kích thích như rượu,bia,cafe,thuốc lá.......Nên hạn chế và kiêng các loại này

Viêm loét vùng niêm mạc miệng là một bệnh lý thuộc về răng miệng, rất hay gặp. Bệnh tưởng chừng như nhẹ và vô hại song nhiều khi kéo dài, hay tái phát và điều trị cũng đôi lúc gặp nhiều khó khăn. Do đó việc thăm khám kỹ để xác định vị trí, số lượng, độ lớn, mật độ màu sắc, đặc điểm bề mặt và bờ của thương tổn viêm loét, mối liên quan của chúng với tổ chức xung quanh, tính chất xuất tiết của tổn thương để tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng, qua đó mới có thể điều trị đặc hiệu dứt điểm bệnh được, nhất là trong những trường hợp viêm loét miệng dai dẳng kéo dài.
Nguyên nhân của bệnh có rất nhiều chứ không đơn giản như chúng ta tưởng, một số nguyên nhân thường gặp là:
- Viêm loét niêm mạc miệng thông thường do nhiễm khuẩn.
- Viêm loét do nhiệt, do uống nhiều bia, rượu, cà phê và hút thuốc lá. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu sinh tố, nhất là sinh tố nhóm B, PP, Vitamin C… gây tình trạng táo bón và sức đề kháng của niêm mạc miệng giảm, rất dễ bị tổn thương.
- Viêm loét niêm mạc miệng do nấm, hay gặp do nhiễm Candida…
- Đôi khi lở loét ở miệng do một nguyên nhân bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, xơ gan…
Việc điều trị tốt nhất vẫn là chữa theo nguyên nhân, song nhiều khi tìm được nguyên nhân cũng rất khó một phần do chủ quan người bệnh ít để ý tới tình trạng bệnh lý này, coi thường bệnh nhẹ, nên thường phải thăm khám kỹ, làm xét nghiệm tổng quát. Do vậy, bạn cần thiết phải được khám về chuyên khoa răng miệng, trước mắt bạn cần lưu ý một số điểm để giảm bớt nguy cơ tái phát dai dẳng là:
+ Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lí hằng ngày (4-6 lần/ngày). Khi đánh răng cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng do chà sát quá mạnh đồng thời điều trị triệt để các bệnh lý về răng như viêm nướu, viêm cuống nha chu, vệ sinh răng giả sạch sẽ, nếu có.
+ Cần tránh các thức ăn gây kích thích như tiêu, ớt…; không nên uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá; trong chế độ ăn tăng cường các chất rau xanh, trái cây; tránh để táo bón; có thể bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, PP và vitamin C hằng ngày. Nếu có điều kiện có thể uống mỗi ngày một vài ly bột sắn pha với chanh tươi.
+ Trong trường hợp viêm cấp do nhiễm khuẩn, gây đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống cần uống kháng sinh giảm đau, chấm tại chỗ bằng Kamistad-gen có tác dụng giảm đau, chống viêm tại chỗ các chứng sưng, viêm, đau niêm mạc miệng.
Nguyên nhân của bệnh có rất nhiều chứ không đơn giản như chúng ta tưởng, một số nguyên nhân thường gặp là:
- Viêm loét niêm mạc miệng thông thường do nhiễm khuẩn.
- Viêm loét do nhiệt, do uống nhiều bia, rượu, cà phê và hút thuốc lá. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu sinh tố, nhất là sinh tố nhóm B, PP, Vitamin C… gây tình trạng táo bón và sức đề kháng của niêm mạc miệng giảm, rất dễ bị tổn thương.
- Viêm loét niêm mạc miệng do nấm, hay gặp do nhiễm Candida…
- Đôi khi lở loét ở miệng do một nguyên nhân bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, xơ gan…
Việc điều trị tốt nhất vẫn là chữa theo nguyên nhân, song nhiều khi tìm được nguyên nhân cũng rất khó một phần do chủ quan người bệnh ít để ý tới tình trạng bệnh lý này, coi thường bệnh nhẹ, nên thường phải thăm khám kỹ, làm xét nghiệm tổng quát. Do vậy, bạn cần thiết phải được khám về chuyên khoa răng miệng, trước mắt bạn cần lưu ý một số điểm để giảm bớt nguy cơ tái phát dai dẳng là:
+ Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lí hằng ngày (4-6 lần/ngày). Khi đánh răng cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng do chà sát quá mạnh đồng thời điều trị triệt để các bệnh lý về răng như viêm nướu, viêm cuống nha chu, vệ sinh răng giả sạch sẽ, nếu có.
+ Cần tránh các thức ăn gây kích thích như tiêu, ớt…; không nên uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá; trong chế độ ăn tăng cường các chất rau xanh, trái cây; tránh để táo bón; có thể bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, PP và vitamin C hằng ngày. Nếu có điều kiện có thể uống mỗi ngày một vài ly bột sắn pha với chanh tươi.
+ Trong trường hợp viêm cấp do nhiễm khuẩn, gây đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống cần uống kháng sinh giảm đau, chấm tại chỗ bằng Kamistad-gen có tác dụng giảm đau, chống viêm tại chỗ các chứng sưng, viêm, đau niêm mạc miệng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip