Câu hỏi

25/06/2013 19:16
Tớ muốn ăn chay nhưng không biết theo những nguyên tắc nào cho đúng đây?
Danh sách câu trả lời (2)

Ăn chay thông thường là tháng 4 bữa vào ngày 14, 15, 30, 1 âm lịch

Người ăn chay có thể yên tâm chay dài dài nếu đừng quên một số nguyên tắc dinh dưỡng như sau:
Khẩu phần không đơn điệu: nên tránh ăn “chay trường” theo kiểu muối đậu tương cà mà cần bổ sung “chất xanh”.
Tránh lạm dụng chất đường: vì nhiều người có khuynh hướng nêm quá ngọt để dễ ăn. Đừng quên tinh bột trong khẩu phần của người ăn chay làm tăng lượng đường trong máu. Để trung hoà tác dụng hảo ngọt của bữa cơm chay nên phối hợp trà dược thảo sau bữa ăn, như trà gừng, trà linh chi, trà atisô... để đường trong máu vừa lên lại xuống.
Khẩu phần ăn chay đa dạng: càng đa dạng càng phù hợp cho sức khoẻ. Càng nhiều rau quả tươi càng tốt thay vì chỉ tập trung vào món xào, dù là xào với dầu thực vật. Món sữa chua không nên thiếu trên bàn ăn. Nếu thỉnh thoảng có thêm quả trứng luộc càng tốt.
Tăng nước uống: nhất là nước ép các loại trái cây tươi để bảo đảm là khẩu phần ăn chay không thiếu sinh tố. Cũng đừng quên ăn chay cũng có thể dưới hình thức điểm tâm và vì thế nên nhớ dạng thực phẩm rất hữu ích nhờ công năng phòng chống ung thư là ly sữa... đậu nành!
Thỉnh thoảng ăn chay: ăn chay là hình thức giải độc thích hợp cho cơ thể vì tạo cơ hội cho các cơ quan trọng yếu như lá gan, trái thận có dịp nghỉ xả hơi. Vậy thì nên ăn chay định kỳ, nếu không được 5-7 ngày liên tục trong tháng thì 1 ngày nào đó trong tuần cũng là quá tốt. Ăn chay sau một bữa nhậu quắc cần câu không có nghĩa sám hối mà là biện pháp khôn khéo để “tẩy trần” nhằm chuẩn bị cho trận kế tiếp.
Tâm trạng thoải mái: sau hết, trạng thái thoải mái lúc ăn chay là yếu tố vô cùng quan trọng. Bỏ qua một bên ý kiến bên lề về chuyện tham sân si, ăn chay mà chọn món “giống y như thật” là điều nên làm để thực khách có dịp trầm trồ tán thưởng. Ăn chay chẳng ích gì nếu ăn mà khổ hơn uống... thuốc!
Xin đừng quên. Món ngon không hẳn là món bổ. Ngược lại cũng thế. Nước lã thừa sức vừa ngon vừa bổ nếu cùng ăn là tri kỷ. Chay hay mặn?, sao cũng được miễn vui với mỗi miếng ăn.
Khẩu phần không đơn điệu: nên tránh ăn “chay trường” theo kiểu muối đậu tương cà mà cần bổ sung “chất xanh”.
Tránh lạm dụng chất đường: vì nhiều người có khuynh hướng nêm quá ngọt để dễ ăn. Đừng quên tinh bột trong khẩu phần của người ăn chay làm tăng lượng đường trong máu. Để trung hoà tác dụng hảo ngọt của bữa cơm chay nên phối hợp trà dược thảo sau bữa ăn, như trà gừng, trà linh chi, trà atisô... để đường trong máu vừa lên lại xuống.
Khẩu phần ăn chay đa dạng: càng đa dạng càng phù hợp cho sức khoẻ. Càng nhiều rau quả tươi càng tốt thay vì chỉ tập trung vào món xào, dù là xào với dầu thực vật. Món sữa chua không nên thiếu trên bàn ăn. Nếu thỉnh thoảng có thêm quả trứng luộc càng tốt.
Tăng nước uống: nhất là nước ép các loại trái cây tươi để bảo đảm là khẩu phần ăn chay không thiếu sinh tố. Cũng đừng quên ăn chay cũng có thể dưới hình thức điểm tâm và vì thế nên nhớ dạng thực phẩm rất hữu ích nhờ công năng phòng chống ung thư là ly sữa... đậu nành!
Thỉnh thoảng ăn chay: ăn chay là hình thức giải độc thích hợp cho cơ thể vì tạo cơ hội cho các cơ quan trọng yếu như lá gan, trái thận có dịp nghỉ xả hơi. Vậy thì nên ăn chay định kỳ, nếu không được 5-7 ngày liên tục trong tháng thì 1 ngày nào đó trong tuần cũng là quá tốt. Ăn chay sau một bữa nhậu quắc cần câu không có nghĩa sám hối mà là biện pháp khôn khéo để “tẩy trần” nhằm chuẩn bị cho trận kế tiếp.
Tâm trạng thoải mái: sau hết, trạng thái thoải mái lúc ăn chay là yếu tố vô cùng quan trọng. Bỏ qua một bên ý kiến bên lề về chuyện tham sân si, ăn chay mà chọn món “giống y như thật” là điều nên làm để thực khách có dịp trầm trồ tán thưởng. Ăn chay chẳng ích gì nếu ăn mà khổ hơn uống... thuốc!
Xin đừng quên. Món ngon không hẳn là món bổ. Ngược lại cũng thế. Nước lã thừa sức vừa ngon vừa bổ nếu cùng ăn là tri kỷ. Chay hay mặn?, sao cũng được miễn vui với mỗi miếng ăn.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ăn uống
Rao vặt Siêu Vip