VicoTas
Câu hỏi
avatar youandme
08/05/2013 09:53

Tôi bị bệnh đái tháo đường, thế chế đố ăn như thế nào là hợp lý?

Có rất nhiều người như tôi hiện nay bị bênh đái tháo đường, vậy thì chế độ ăn hay lượng thức ăn dành cho người bị bệnh đái tháo đường như thế nào? Công ty trả lời giúp tôi nhé, cảm ơn nhiều .

Danh sách câu trả lời (5)
avatar haianh02 08/05/2013 09:53

Chào bạn .

Theo mình người bị tiểu đường thường phải kiêng ăn nhiều thứ, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Những thông tin dưới đây mình nghĩ sẽ giúp bạn ăn kiêng một cách dễ dàng.

Người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn hợp lý, các loại thịt chỉ nên dùng phần nạc, thực đơn hàng ngày phải kèm theo rau xanh và tập thể dục đều đặn.

Những lưu ý dưới đây giúp người tiểu đường có thể chọn lựa cho mình chế độ ăn kiêng thích hợp.

Hạn chế dùng đường: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đường, chỉ sử dụng trong ăn uống khi nấu các món như canh chua, pha nước chấm. Hiện nay trên thị trường có bán đường dành cho người bị tiểu đường, bạn có thể dùng thay thế các loại đường thông thường.

Nên dùng các loại thịt nạc: Các loại thịt như heo, bò, cá, gà, vịt… chỉ sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũng  có thể thay đổi các loại thịt này bằng lươn, chim, tép tươi, ếch, tàu hũ, trứng… để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến thức ăn nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè.

Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp đều phù hợp với người tiểu đường.

Trái cây: Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long… đều có thể ép nước, làm sa lát ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn.

Bỏ các thói quen: Nên từ bỏ những thói quen bất lợi cho người bị tiểu đường như: thích ăn đồ ngọt, món xào, uống rượu, hút thuốc lá.

Tập thể dục: Với các hoạt động vừa phải hàng ngày như làm việc nhà, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm : ORIGINE 23 Đây là sản phẩm đã được khẳng định tại thị trường Châu Âu bởi danh tiếng và chất lượng của mình .Sản phẩm được sản xuất bởi tập đoàn Tilman SA ( Bỉ ) một trong những tập đoàn dược phẩm hàng đầu Châu Âu.

Mọi thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo tại : www.naviphar.com

Chúc bạn có được chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho bệnh tiểu đường.

avatar docnhatvonhi 08/05/2013 09:53

Bệnh tiểu đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.Triệu chứng chủ yếu là: uống nhiều,  đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, sút cân, tê tứ chi, mỏi lưng, sinh lý yếu, liệt dương, chóng mặt, ù tai, mắt mờ , gây biến chứng là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, teo cơ, v.v. gây tàn phế hoặc tử vong

Hiện nay tại TPHCM đã xuất hiện loại nước uống có hoạt tính sinh học MaxBB từ thảo dược đang được xem là giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường giúp ổn dịnh đường huyết bình thường, giảm chỉ số HbA1C, giảm mỡ máu, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh,.. do tiểu đường gây ra và đặc biệt là giúp phục hồ tuyến tuỵ rất hiệu quả
Theo đánh giá chuyên giá y tế và cá Bác sĩ, hiện nay, Nước uống sinh học MaxBB là sản phẩm tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng bệnh nhân tiểu đường, sản phẩm không có tác dụng phụ

Mọi chi tiết về sản phẩm xin liên hệ anh Duy: 0916668643

avatar deviant 08/05/2013 09:53

Mục tiêu chung chế độ ăn

1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt.

2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.

3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.

4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.

5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.

Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1. Mức cân nặng, giới tính

2. Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng).

3. Thói quen và sở thích.

Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau:

1.      Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).

2.      Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).

3.      Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.

4.      Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.

5.      Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).

Một số điểm chú ý:

1.      Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài,  trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.

2.      Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao.

3.      Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.

Trái cây:

1.      Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.

2.      Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.

3.      Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.

4.      Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.

5.      Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.

Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:

1.      Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường.

2.      Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.

3.      Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người đái tháo đường.

4.      Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.

5.      Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì rẻ tiền và dễ kiếm hơn.

Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Trên tinh thần nắm được quy tắc chung và tự theo dõi mức đường huyết, chúng tôi mong rằng các bệnh nhân sẽ luôn luôn cảm thấy vui khỏe và không quá lo lắng, khó khăn trong việc thực hiện và tuân thủ chế độ ăn cho mình.

avatar lenguyenevent 08/05/2013 09:53

- GTF (glucose tolerance factor) là một nhân tố kích thích dung nạp glucose. Đây là một hỗn hợp làm từ Cr+3 hoạt tính sinh học ,các vitamin và các axit amin. Do đó hợp chất này còn được gọi là Crôm GTF/
- Crôm GTF là một nhân tố hỗ trợ cho Insulin. Nó kích thích hoạt động sinh học của Insulin và cải thiện độ nhạy của cơ quan cảm nhận insulin là các Insulin Receptor. Nó tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa Insulin và Insulin Receptor. Kết quả là nó tạo điều kiện thuận lợi cho Glucose trong máu đi vào các tế bào (tức là Glucose được tế bào dung nạp) một cách hiệu quả.
- Tiến sỹ Mao Gia Hồng, Tiến sỹ khoa nội tiết ,chuyên gia về các sản phẩm làm từ sữa, đã phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường bao gồm :
80% - thiếu Crôm GTF.
10% - thiếu cơ quan cảm nhận Insulin- Insulin Receptor.
5% - thiếu Insulin
- Lợi ích sử dụng Crôm GTF
Cr+3 là nguyên tố vi lượng cần thiết trong cơ thể con người và cũng là thành phần chính trong Crom GTF . Cơ thể cần dung nạp từ 0,05 mg đến 0,07mg Crôm+3 mỗi ngày
Bổ sung Crom GTF hàng ngày cho cơ thể có tác động tích cực đối với việc chuyển hóa đường trong máu.
Theo các nhà khoa học, sữa mẹ là nguồn cung cấp Crôm GTF dồi dào và tốt nhất cho con người. Giáo sư, bác sĩ Frank Mao Gia Hồng ,tiến sỹ khoa học khoa nội tiết - sinh lý học sinh sản, trường Đại học Wisconsin-Madison Hoa Kỳ, chuyên gia về các sản phẩm sữa, giảng viên trường đại học Trung Hưng Đài Loan đã ứng dụng kỹ thuật công nghệ sinh học tiên tiến để kết hợp Crôm với sữa non đã được chiết suất để tạo ra một sản phẩm sữa bột đặc biệt có tác dụng tốt không thua kém gì so với sữa mẹ đó là GTF Milk Powder
GTF Milk Powder là một nguồn bổ sung nguồn bổ sung Crôm GTF rất tốt với những đặc tính sau
-Dễ hấp thu.
-Giàu Cr+3 hoạt tính sinh học
-Giúp cơ thể thực hiện hiệu quả quá trình chuyển hóa Glucose, Protein và Lipid.
Cơ thể sẽ nhận được những lợi ích to lớn về sức khỏe khi hấp thu GTF:
-Gíúp giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
-Giúp giảm mức độ phức tạp của bệnh tiểu đường.
-Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
-Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
-Điều hòa và giảm lượng Cholesterol có hại.
GTF kích thích quá trình dung nạp glucose của tế bào. Do đó giúp cải thiện các hoạt động của tế bào. Các tế bào là những đơn vị cấu trúc cơ bản nhỏ nhất của cơ thể con người ,nếu mỗi tế bào hoạt động theo đúng chức năng của nó thì điều này sẽ mang lại những dấu hiệu cải thiện sức khỏe rõ rệt trên toàn bộ cơ thể của chúng ta.
Hầu hết các bệnh nhân sau 6 tháng dùng GTF liên tục đều thừa nhận các dấu hiệu cải thiện đáng kể như sau: Cơ thể dẻo dai và sung mãn hơn; chỉ số đường huyết được cải thiện đáng kể; lượng Cholesteron và Triglycerides có hại giảm hơn; hệ miễn dịch được tăng cường, những vùng da kích ứng dần dần được hồi phục, viết thương nhanh liền, sắc tố da đẹp hơn, chu kỳ kinh nguyệt được diều hòa, khả năng tình dục được nâng cao, đỡ các bệnh về xương khớp – tiến sỹ Mao Gia Hông đã giả thích hiện tượng trên như sau: Nhờ khả năng điều hòa chuyển hóa đương huyết, GTF milk powder đã cải thiện các hoạt động của tế bào, làm cho tế bào hoạt động hợp lý hơn, đây chính là lý do dẫn đến sự cải thiện rõ rệt của cơ thể như đã nói ở trên.

- Sản phẩm đã qua kiểm nghiệm và không có melamin.
http://dantri.com.vn/kinhdoanh/doanhnghiep/Sua-GTF-khong-chua-chat-Melamine/2008/10/253549.vip

Hãy vào web của chúng tôi để biết thông tin chi tiết về sản phẩm:
http://hado.vn/gtf/index.htm
Tell: 0916.844.800
Gọi ĐT để có giá rẻ hơn
Văn phòng cty: Cty Hà Đô - 34A Hàn Thuyên
Khuyến mãi tưng bừng
avatar docnhatvonhi 08/05/2013 09:53
Trích dẫn:
Từ bài viết của GTFVietNam
- Có một vài yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn và bạn cần cho mỗi ngày. Một trong những yết tố đó là kích cỡ của bạn (cả trọng lượng và chiều cao). Yếu tố khác là mức độ hoạt động thể lực. Người hoạt động nhiều ,hoặc công việc liên quan đến lao động nặng sử dụng năng lượng nhiều hơn người không hoạt động. Lượng năng lượng trong thức ăn được đo bằng đơn vị calo. (Lập kế hoạch bữa ăn cho bệnh nhân ĐTĐ týp 1 (ThS. Hồ Khải Hoàn, ThS. Lê Việt Hà, ThS. Phạm Thúy Hường - BV Nội tiết trung ương)

Lập kế hoạch bữa ăn cho bệnh nhân ĐTĐ týp 1


- Nếu bạn bị ĐTĐ týp 1, nhu cầu năng lượng của bạn không bị thay đổi do bệnh ĐTĐ. Bạn cần lượng thức ăn tương tự như khi không bị ĐTĐ. Một điều quan trọng là bạn phải tính toán để cân bằng lượng insulin mà bạn sử dụng với lượng thức ăn cần thiết. Khi đố cơ thể của bạn có thể nhận được đầy đủ năng lượng từ thức ăn mà bạn đã ăn.

- Sẽ là không tốt khi ăn ít để giữ nồng độ đường máu gần ở mức bình thường,Sẽ dễ hơn cho bạn đễ tránh được tình trạng đường máu tăng cao hoặc quá thấp nếu như bạn ăn một lượng thức ăn mà bạn cần thực sự.

- Nếu bạn hay bị đói hay TLCT thấp hơn so với mức bình thường, cơ thể của bạn sẽ không nhận được giá trị thức ăn cận thiết . Điều này có thể xãy ra vì:

* Bạn đang ăn ít thức ăn hơn bạn cần.
* Đường máu của bạn thường ở mức cao, trên mức mục tiêu cần đạt được. Khi đường máu quá cao, nhiều khã năng sẻ ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu. Đó là lý do tại sao khó duy trì TLCT bạn ở mức lý tưởng khi bệnh ĐTĐ chưa được kiểm soát tốt.

- Ăn lượng thức ăn tương tự hàng ngày, đặc biệt thức ăn có hydratcarbon sẽ làm dễ dàng (thuận lợi) để insulin và thức ăn phối hợp hoạt động.

- Đây là moottrong những phần quan trọng nhất trong lập kế hoạch ăn cho bệnh nhân ĐTĐ týp 1.

Lập kế hoạch bữa ăn cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2


- Phần lớn người bệnh đều thừa cân khi họ được phát hiện ĐTĐ týp 2. Lượng mỡ thừa là một trong những yếu tố làm giảm khả năng của cơ thể trong việc sản xuất và sử dung Insulin của chính cơ thể. Giảm lượng mỡ thừa này có thể cải thiện đường máu bằng cách giúp Insulin của cơ thể làm hoạt động tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng với những người mắc bệnh dưới 10 năm.

- Nồng độ đường có thể trở về mức binh thường ở vài người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 - thừa cân. khi họ giảm được cân nặng. Và những người khác chỉ cần ít thuốc hạ đường huyết để kiểm soát đường huyết khi giảm cân. Muốn giảm cân bạn cần phải:

* Ăn xuất ăn nhỏ hơn
* Chọn lựa thức ăn ít chất béo và ít đường
* Hoạt động thể lực nhiều hơn.

- 'Bạn nên ăn ít hơn, hoạt động nhiều hơn và làm những điều đó một cách thực sự". Nhiều người có kế hoạch ăn uống và luyện tập thường xuyên cùng với sự cổ vũ đã đem đến thành công trong việc giảm cân. Sự cổ vũ được xuất phát từ gia đình của bạn, từ những thành viên trong Hội ĐTĐ và những người cũng đang tập luyện như mình để giảm cân. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, các chuyên gia dinh dưỡng hay những nhà giáo dục bệnh ĐTĐ về những lựa chon tốt nhất cho bạn.

Ăn vào các thời điểm đúng


- Ăn 3 bữa hay nhiều hơn (cả bữa chính và bữa ăn phụ) thì thuận tiện và tốt cho bạn. Ăn những bữa ăn theo kế hoạch (thức ăn trong ngày được phân đều) giúp mọi người giữ được TLCT và có cảm giác khoẻ hơn. Người ăn bữa ăn theo kế hoạch sẽ nhận được nhiều vitamin và khoáng chất hơn.

- Như người khác, người bị ĐTĐ có lẽ ăn tốt hơn và cảm giác khoẻ hơn và nhận nhiều năng lượng hơn nếu họ thực hiên ăn theo kế hoạch. Nhưng mọi người không phải lúc nào cũng thực hiện được đúng theo kế hoạch đã lập. Kế hoạch thay đổi, sẽ xảy ra những bất thường cho người bệnh ĐTĐ, đặc biệt là khi họ bỏ bữa ăn hoặc ăn quá muộn.

Trường hợp bạn không dùng thuốc hạ đường máu


- Nếu bạn bị bệng ĐTĐ týp 2 và không dùng thuốc hạ đường máu thì hậu quả chính của việc bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn là đói hoặc có cảm giác đói. Khi bạn bị đói thì rất khó kiểm soát được chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn hơn trong việc giảm cân.

Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường máu

- Đường máu của bạn có thể sẽ giảm quá thấp khi bạn đang sử dụng thuốc hạ đường huyết mà lại bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn.

Nếu bạn đang dùng Insulin


- Bỏ bữa hoặc ăn muộn có thể dẫn đến những vấn đề nguy hiểm cho người đang dùng insulin đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ týp 1. Bởi vì trong cơ thể Insulin luôn luôn làm việc liên tục để làm giảm đường máu. Vì vậy phải dàn đều thức ăn suốt cả ngày để cân bằng với hiệu quả của Insulin. Điều này giữ cho đường máu không xuống quá thấp.

Nếu bạn dùng Humanlog (Insulin lispro infection - nguồn gốc rDNA)

- Thì nên dùng trong vòng 15 phút trước bữa ăn. Humanlog có hiệu lực nhanh vì nó được hấp thu nhanh.

- Ăn bữa ăn đúng giờ là một phần quan trọng trong kế hoạch ăn uống cho bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và những người đang dùng Insulin.

Tóm lại: Hãy chia lượng thức ăn đã tính toán hợp lý cho bạn thành các bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Hãy dàn đều thức ăn suốt cả ngày. Nếu bạn dùng Insulin nên dùng bữa ăn phụ trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp cho mức đường máu không xuống quá thấp trong đêm. Hãy trao đổi với bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc nhà giáo dục bệnh ĐTĐ về thời điểm ăn uống tốt nhất trong ngày, cũng như lịch trình làm việc của bạn, về thuốc hạ đường huyết đang dùng, về khẩu vị và các yếu tố khác. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thời gian một ăn một cách tốt nhất.
Đặc biệt cả tiểu đường typ1 hay typ2 đều có thể dùng GTF để bổ sung chromium yếu tố vi lượng giúp ổn định đường huyết và tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường. GTF không có tác dụng phụ an toàn khi sử dụng.
Bạn nên phân thời gian ăn uống hợp lý và đều đặn, chúc bạn sớm khỏe nhé!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn những vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường :
Công ty cổ phần toàn cầu GTF Việt Nam

Văn phòng đại diện: 31 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04 35642223 Hotline: 0976081111
Email: gtfvietnam@phucthanh.vn http://gtfvietnam.com.vn
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Mẹ em phát hiện bị bệnh tiểu đường từ một năm nay. Không biết phải ăn uống thế nào, có kiêng cữ gì (mẹ em rất thèm ăn trái cây).

Đăng lúc: 09:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tình trạng mắc tiểu nhiều nhưng tiểu ra ít .

Đăng lúc: 09:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Các phương pháp điều trị suy thận?

Đăng lúc: 09:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản và các thuốc điều trị?

Đăng lúc: 09:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Đức Cảnh Bác sĩ cho em hỏi....em bị đau phần bụng dưới mỗi khi vận động mạnh?

Đăng lúc: 09:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về chế độ ăn kiêng của người mắc bệnh đại Tràng ???

Đăng lúc: 09:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Đức Vân Trị mụn thâm do muỗi chích

Đăng lúc: 09:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cả nhà ơi cho e hỏi e đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì có thể đi khám phụ khoa được không,Vì tháng này e toàn ra nguyệt san màu đen à?

Đăng lúc: 09:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nguyên nhân U xơ tuyến vú của nam giới và pháp đồ điều trị?

Đăng lúc: 09:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ ko mang thai đc đúng ko?

Đăng lúc: 09:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Men gan cao do đâu? Làm gì khi bị men gan cao?

Đăng lúc: 09:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Thị Hoa Hồng Hỏi về viêm hạng vị dạ dày?

Đăng lúc: 09:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mắc viêm loét dạ dày nên uống nước lô hội

Đăng lúc: 09:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto HN - Khám chữa mụn trứng cá hiệu quả ở đâu?

Đăng lúc: 09:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tai biến mạch máu não, nên dùng thuốc và tập luyện như thế nào?

Đăng lúc: 09:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Em 21 tuổi, cao 1m68, nặng 55kg. Đường ruột của em không tốt, hay bị tiêu chảy 2-3 lần/ ngày...??

Đăng lúc: 19:15 - 23/06/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Thuốc ancung có thực sự chữa được tai biến mạch máu não không?

Đăng lúc: 09:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ra mồ hôi rất nhiều, Có bị sao không?

Đăng lúc: 09:50 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bạn có tin là mọi bệnh tật của kiếp sống này của bạn là do tội lỗi của những kiếp trước của bạn gây ra không ???

Đăng lúc: 09:50 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Đăng lúc: 21:20 - 23/06/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip