
Tôi bị bệnh trĩ, mà lại đang cho con bú, không biết cách nào để giải quyết?

Em cũng thuộc loại người hay nóng, da mẹ mình sờ mát rượi, còn mình chỉ có tắm xong mới mát thôi, mặt cứ hay hầm hập như sốt ấy, nhìn người cứ khô ráp thế nào ấy (dù da mặt thì là thiên dầu), nhưng mà nửa năm nay em tích cực ăn uống lành mạnh+tập thể dục, người mát mẻ hẳn các mẹ ạ. Bữa đi gặp mấy đứa bạn cũ lâu ngày ko gặp, tụi nó bảo dạo này sao nhìn mướt mát thế, sướng kinh.
Thực đơn bắt buộc hàng ngày của em như sau: 1muỗng cafe mật ong uống khi chưa ăn gì lúc sáng sớm, 1 chai sữa đậu nành+mè đen, 1 hũ ya ua, tối thiểu 1 ly sữa (để tăng canxi thoai hèhè), nước vừa đủ cho tổng số nc trong ngày là 2.5l. Ngoài ra, khi ăn thì ăn nhiều rau, ít thịt, ít cơm, thời kì đầu bữa cơm nào của em cũng phải có 1 dĩa rau/củ luộc (thường xuyên là rau cải do dễ ăn, khổ qua luộc), hoặc là sinh tố trái cây (em uống cà chua+cà rốt, nc cam, rau má hoặc là xay trái cây đủ loại với ya ua để thay đổi). Với lại tập cho mình giữ thái độ luôn thoải mái, ít cáu gắng (cố gắng lắm luôn).
Da em vẫn ko mát mẻ dc như người ta đâu (nhiều bạn sờ vào mát rượi thích thật), nhưng so với thời chưa biết chăm lo cho da dẻ thì da đã khá hơn hẳn, bản thân e cũng thấy là mình bớt nóng hơn xưa (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), các chị thử kiên trì 1 thời gian xem sao, ko hết nóng da cũng ko hại gì, mà còn tốt cho sức khỏe mà^^
P/S: em đi khám bác sĩ đông y tá lả rồi, dc duyệt chính thức là nóng gan chứ ko phải tự cho là mình nóng đâu, nhưng cơ địa dễ mập akak, may mà cũng dễ xuống

Sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như: ít ăn rau (sợ nhiễm giun), không uống nhiều nước (để sữa cho con bú không bị loãng)... Đấy chính là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh trĩ.
Nguyên nhân
- Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn, gây ra bệnh trĩ.
- Trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
- Ngoài ra, sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như: ít ăn rau (sợ nhiễm giun), không uống nhiều nước (để sữa cho con bú không bị loãng)... Đấy chính là những yếu tố dẫn đến bệnh trĩ.
- Phụ nữ sau khi sinh nếu phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều (ít thay đổi tư thế), ít di chuyển, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
- Bên cạnh đó, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, hiện tượng thai nhiều tháng cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên, gây bệnh.
- Người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, lao động nặng nhọc... làm tăng áp lực trong ổ bụng, cũng rất dễ bị bệnh trĩ. Những người bị táo bón kinh niên: Chứng táo bón làm xuất hiện các búi trĩ. Khi các búi này lớn lên đến một mức độ nào đó, chúng sẽ ra ngoài hậu môn, tạo thành búi trĩ.
- Đặc biệt, những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Triệu chứng
- Chảy máu là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ. Số lượng máu chảy có thể nhiều hay ít, thường máu đỏ tươi, chảy nhỏ giọt. Bạn có thể phát hiện được chúng trên giấy vệ sinh.
- Kèm theo hiện tượng chảy máu, mỗi lần đi tiểu sẽ có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi lỗ hậu môn, sau khi đại tiện xong, khối thịt sẽ thụt vào. Bệnh nhân có thể có cảm giác được sự lồi ra, thụt vào đó. Sau một thời gian, khối thịt sẽ lồi to ra, dài hơn, rồi nằm luôn ở phía ngoài hậu môn. Tình trạng này được gọi là sa búi trĩ.
- Sa búi trĩ khi bệnh nặng: Búi trĩ lớn dần và tùy thuộc vào trương lực cơ thắt và hệ thống dây chằng ở hậu môn mà búi trĩ lòi ra ngoài ít hay nhiều, lúc đó người bệnh có thể có cảm giác hậu môn như bị lòi ra theo.
- Nếu có cảm giác đau, khi đó trĩ đã bị tắc nghẽn hoặc do quá trình rặn đã làm hậu môn bị nứt, áp xe.
- Thăm khám hậu môn trực tràng có thể thấy các búi trĩ.
Bệnh trĩ là một loại bệnh có thể xảy ra ngay sau khi bạn vừa mới sinh. Vì vậy, khi phát hiện sự bất thường, bạn không nên tự chẩn đoán. Hãy đi khám để được xác định đúng bệnh và xử lý kịp thời.Điều trị
Bệnh trĩ nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh.
- Trong trường hợp nhẹ: Tránh để bị táo bón bằng cách lưu ý đến chế độ ăn uống của mình, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên bạn, tốt nhất nên khắc phục chứng táo bón bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày thay vì sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ.
- Nếu trường hợp nặng hơn thì tiêm thuốc gây xơ hoặc phẫu thuật lạnh bằng chất cực lạnh như khí carbonic, nitrogen lỏng làm lạnh búi trĩ, sau vài ngày thì búi trĩ hoại tử vô trùng không đau, 3 – 6 tuần thì lành sẹo.
- Bạn có thể dùng thuốc uống hoặc các loại thuốc bôi tại chỗ để đẩy lùi sự viêm nhiễm. Các thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su hay phương pháp quang đông hồng ngoại... cũng thường được dùng.
- Ngoài ra, phẫu thuật để cắt trĩ cũng là phương pháp giảm được sự đau đớn và thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch để thu nhỏ thể tích trĩ, treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn.
Tốt nhất khi thấy có triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để có lợi khuyên và được chữa trị một cách tốt nhất
Phòng tránh
Tránh bí tiện: Sau khi sinh, dạ dày, tiểu tràng, đại tràng mới phục hồi ở vị trí bình thường. Hơn nữa giai đoạn này, nhu động của dạ dày cũng chậm giảm hơn, cơ thịt khoang chậu và cơ thịt xung quanh hậu môn càng co chặt, vết thương ở âm đạo và đau do trĩ nên sản phụ không dùng hết lực để đại tiện. Sản phụ sau khi sinh, nằm nhiều hoạt động ít, lại hấp thụ nhiều thực phẩm dễ gây ra bí tiện, gây trĩ mạnh hơn.
Tăng cường hoạt động: Tiến hành tập luyện cơ thịt khoang chậu, điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý ăn hấp thụ các thực phẩm chứa chất xơ, rau hoa quả.